Bằng việc phân tích các nguồn tư liệu lưu trữ, công trình nghiên cứu của tác giả người Việt và kết hợp với những biến đổi về địa lý nhân văn, bài viết lý giải sâu nhiều vấn đề về trung tâm khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, làm nổi bật sự dịch chuyển không gian phát triển kinh tế - xã hội ở Phú Yên từ năm 1888 – 1945, cụ thể hơn từ năm 1888 – 1920: trung tâm phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục thuộc về Sông Cầu; từ năm 1921, vị trí này thuộc về Tuy Hoà và kéo dài cho đến ngày hôm nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quá trình thay đổi trung tâm khai thác thuộc địa ở Phú Yên thời Pháp thuộc (1888-1945) QUÁ TRÌNH THAY ĐỔI TRUNG TÂM KHAI THÁC THUỘC ĐỊA Ở PHÚ YÊN THỜI PHÁP THUỘC (1888 – 1945) Ngô Minh Sang 1 1. Khoa Sư phạm, Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Bằng việc phân tích các nguồn tư liệu lưu trữ, công trình nghiên cứu của tác giả người Việt vàkết hợp với những biến đổi về địa lý nhân văn, bài viết lý giải sâu nhiều vấn đề về trung tâm khai thácthuộc địa của thực dân Pháp, làm nổi bật sự dịch chuyển không gian phát triển kinh tế - xã hội ở PhúYên từ năm 1888 – 1945, cụ thể hơn từ năm 1888 – 1920: trung tâm phát triển kinh tế, văn hoá, giáodục thuộc về Sông Cầu; từ năm 1921, vị trí này thuộc về Tuy Hoà và kéo dài cho đến ngày hôm nay. Từ khóa: Khai thác thuộc địa, Phú Yên, Pháp thuộc1. GIỚI THIỆU Tháng 1/1888, chính quyền Thực dân Pháp chính thức xác lập hệ thống chính quyền thực dânở Phú Yên. Đứng đầu chính quyền bảo hộ là viên Công sứ nắm giữ quyền công chính và thươngchính, về sau thực dân Pháp ban hành thêm quyền lãnh sự, thay mặt Khâm sứ Trung Kỳ chỉ đạo mọihoạt động từ tỉnh trở xuống. Xuất phát từ những toan tính về chính trị, quân sự và quyền lợi kinh tế,chính quyền bảo hộ chọn Vũng Lắm làm nơi tọa lạc tòa Công sứ đầu tiên ở Phú Yên. Vũng Lắm nằmtrong vịnh Xuân Đài vừa là thương cảng và quân cảng quan trọng ở Nam Trung Kỳ. Từ giữa năm 1888, hệ thống chính quyền thực dân tay sai ngày càng mở rộng, người Pháp dựkiến xây dựng đồn giám binh, sở thương chánh, công chính, y tế… phục vụ công cuộc khai thác thuộcđịa sắp tới, chính quyền bảo hộ nhận ra Vũng Lắm không phù hợp để đặt một chính quyền quy môlớn và lâu dài. Tháng 2-1889, chính quyền thực dân Pháp dời tòa Công sứ ra làng Phước Lý (SôngCầu) và đóng ở đây cho tới ngày thực dân Pháp cáo chung. Việc di dời tòa Công sứ của chính quyềnbảo hộ nhằm phục vụ ý đồ cai trị lâu dài, cùng với đó là những chính sách khai thác thuộc địa sẽ đượctriển khai trên khắp địa bàn tỉnh Phú Yên. Về phía chính quyền An Nam, năm 1888, chính quyền bảo hộ đặt tòa Công sứ tại Vũng Lắmnên tỉnh đường phải dời ra làng Tân Thạnh (Xuân Thọ 2, Sông Cầu) theo yêu cầu của người Pháp.Năm 1889, tỉnh lỵ dời về lại thành An Thổ. Và đến năm 1899, tỉnh lỵ dời ra thôn Long Bình (SôngCầu), nằm bên cạnh toà Công sứ để cho người Pháp dễ bờ cai trị. Sông Cầu trở thành trung tâm kinh tế của Phú Yên xuất phát từ những chính sách khai thácthuộc địa của thực dân Pháp. Trong khoảng thời gian từ 1888 – 1921, chính quyền Pháp thực hiệnchính sách then chốt, nổi bật là đầu tư phát triển cảng thị, cụ thể ở Cù Mông và vịnh Xuân Đài trởthành hải cảng “thương mại và xuất khẩu” quan trọng ở xứ Trung Kỳ. Theo nghị định ngày 17/10/1921, chính quyền Pháp tách tỉnh Phú Yên trở thành tỉnh độc lậpvà không còn lệ thuộc vào tỉnh Bình Định. Sự chia tách này có ý nghĩa quan trọng, tỉnh Phú Yên trởvề đơn vị hành chính cấp tỉnh và được đầu tư như một tỉnh lỵ khác ở khu vực Trung Kỳ. Cũng saunghị định này, đánh dấu một sự thay đổi lớn về chính sách khai thác thuộc địa và không gian pháttriển kinh tế - xã hội ở Phú Yên. Lúc này, chính quyền Pháp triển khai hàng loạt các chính sách đầutư khai thác ở khu vực phía nam tỉnh Phú Yên. Kể từ sau năm 1921, Tuy Hòa trở thành trung tâmkinh tế - xã hội ở Phú Yên. Thực dân Pháp chú trọng đến lĩnh vực nông nghiệp với việc xây dựng hệthống thủy nông Đồng Cam, cải tạo và mở rộng diện tích đất canh tác ở vùng đồng bằng Tuy Hòa. 2572. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài viết sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logíc, phương pháp phân tích,tổng hợp, so sánh và đối chiếu. Ngoài ra, bài viết sử dụng các nguồn tài liệu lưu trữ, công trình nghiêncứu của tác giả người nước ngoài, kết hợp với những biến đổi về địa lý nhân văn làm rõ nguyên nhâncủa sự dịch chuyển trung tâm khai thác thuộc địa và không gian phát triển kinh tế - xã hội ở Phú Yênthời Pháp thuộc (1888 – 1945).3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Trung tâm khai thác thuộc địa ở Phú Yên giai đoạn 1888 – 1920 Về phía chính quyền bảo hộ Pháp, tháng 1-1888, người Pháp chính thức xác lập hệ thốngchính quyền thực dân ở Phú Yên. Đứng đầu chính quyền bảo hộ là viên Công sứ nắm giữ quyền côngchính và thương chính, về sau thực dân Pháp ban hành thêm quyền lãnh sự, thay mặt Khâm sứ TrungKỳ chỉ đạo mọi hoạt động từ tỉnh trở xuống. Giúp việc có viên Phó sứ và các quan lại đứng đầu mỗisở, ngành chuyên môn như giám binh, thầy thuốc, lục lộ, chủ sở Điện báo, quan thú y,… (Trần Sĩ,Nguyễn Đình Cầm, 1937). Viên Công sứ đến thụ chức đầu tiên ở Phú Yên là Tirant, Phó sứ là Groleau.Giúp việc cho toà Công sứ còn có các quan lại người Việt giữ chức vụ tham tá, phán sự và thôngngôn. Xuất phát từ những toan tính về chính trị, quân sự và quyền lợi kinh tế, chính quyền bảo hộchọn Vũng ...