Danh mục

Vấn đề đầu tư của thực dân Pháp ở tỉnh Sơn La từ năm 1895 đến năm 1945

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 120.74 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày các vấn đề đầu tư của thực dân Pháp tại tỉnh Sơn La từ năm 1895 đến năm 1945, bao gồm những nhân tố ảnh hưởng, vốn, lĩnh vực đầu tư và nhận xét những tác động của việc Pháp đầu tư tới tỉnh Sơn La.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vấn đề đầu tư của thực dân Pháp ở tỉnh Sơn La từ năm 1895 đến năm 1945JOURNAL OF SCIENCE OF HNUESocial Sci., 2017, Vol. 62, No. 2, pp. 134-144This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1067.2017-0019VẤN ĐỀ ĐẦU TƯ CỦA THỰC DÂN PHÁPỞ TỈNH SƠN LA TỪ NĂM 1895 ĐẾN NĂM 1945Tống Thanh BìnhKhoa Sử - Địa, Đại học Tây BắcTóm tắt. Bài báo viết về vấn đề đầu tư của thực dân Pháp tại tỉnh Sơn La từ năm 1895 đếnnăm 1945, bao gồm những nhân tố ảnh hưởng, vốn, lĩnh vực đầu tư và nhận xét những tácđộng của việc Pháp đầu tư tới tỉnh Sơn La. Từ những số liệu trong các báo cáo kinh tế củaPháp ở các tài liệu lưu trữ, đối chiếu với nhiều nguồn tư liệu khác, bằng phương pháp lịchsử, phương pháp logic và các phương pháp liên ngành, tác giả đi đến những nhận xét về vấnđề đầu tư của Pháp ở Sơn La như sau: Số vốn đầu tư không nhiều, tập trung vào hệ thốngcơ sở hạ tầng là chủ yếu, trong khi việc khai thác mỏ và nguồn lợi từ nông nghiệp - vốnlà hai đối tượng chính của cuộc khai thác lại không được chú ý. Đây là một trong nhữngnguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh tế, xã hội trì trệ ở tỉnh Sơn La nửa đầu thế kỉ XX.Từ khóa: Đầu tư, tỉnh Sơn La, thời Pháp thuộc, 1895 – 1945.1.Mở đầuSơn La - một tỉnh miền núi phía Tây Bắc Việt Nam, là tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng,trung tâm của khu vực Tây Bắc, tiếp giáp hai tỉnh Hủa Phăn và Luông Pha Băng của Lào và mộtsố tỉnh thuộc Đông Bắc, Bắc Miền Trung, Tây Bắc Việt Nam. Vị trí địa lí cùng nguồn tài nguyênphong phú đã thu hút sự quan tâm của thực dân Pháp từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.Từ trước tới nay, việc nghiên cứu về tỉnh Sơn La tập trung chủ yếu trên khía cạnh dân tộchọc, văn hóa hoặc lịch sử đảng, trong khi nghiên cứu về lịch sử kinh tế chưa thực sự được chú ý.Một số cuốn sách tiêu biểu về tỉnh Sơn La thời Pháp thuộc chủ yếu viết về quá trình Pháp xâmlược và quá trình đấu tranh chống Pháp của nhân dân Tây Bắc, dung lượng viết về kinh tế Sơn Lathời Pháp thuộc không nhiều, vấn đề đầu tư của thực dân Pháp gần như không được bàn đến. Điềuđó khiến cho việc tìm hiểu về tình trạng kinh tế, xã hội tỉnh Sơn La thời gian này gặp nhiều khókhăn.Trên bình diện cả nước, việc nghiên cứu về vấn đề đầu tư của Pháp và đầu tư từng lĩnh vựcđã được các nhà nghiên cứu ngày càng quan tâm. Tác giả Tạ Thị Thúy đã đề cập đến vấn đề đầu tưcủa Pháp trên quy mô cả nước trong thời gian từ năm 1919 đến năm 1929. Tác giả Nguyễn NgọcCơ và Lê Thị Hương đề cập đến quá trình thăm dò, khai thác và chế biến quặng kim loại ở CaoBằng thời Pháp thuộc. Tiếp đó, năm 2009, tác giả Hà Thị Thu Thủy nghiên cứu về hoạt động khaithác mỏ kim loại của tư bản Pháp ở Thái Nguyên (1906 – 1945). Ở miền Nam, hệ thống giao thôngNgày nhận bài: 15/9/2016. Ngày nhận đăng: 20/4/2017Liên hệ: Tống Thanh Bình, e-mail: tongbinhnwuni@gmail.com134Vấn đề đầu tư của thực dân Pháp ở tỉnh Sơn La từ năm 1895 đến năm 1945ở Nam Kỳ thời Pháp thuộc (1860 – 1945) được nhóm tác giả: Ngô Minh Oanh, Bành Thị HằngTâm nghiên cứu. . . Những công trình trên đã phần nào phản ánh quy mô, mức độ và kết quả đầutư của Pháp ở các tỉnh thành trên các lĩnh vực. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào tìm hiểu vềviệc Pháp đầu tư ở Sơn La – một tỉnh miền núi có nhiều khác biệt so với các tỉnh thành khác: cáchxa các trung tâm lớn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, tài nguyên phân tán, trữ lượng không nhiều,địa hình chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán lạc hậu. . .Dựa trên những số liệu từ các tài liệu lưu trữ, đối chiếu với nhiều nguồn tư liệu của địaphương, bằng phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp logic và các phương pháp liên ngành,tác giả sẽ trình bày về mức độ đầu tư của Pháp trên từng lĩnh vực, từ đó lí giải những nhân tố tácđộng đến việc đầu tư của Pháp và đánh giá hệ quả của việc đầu tư tới kinh tế, xã hội của tỉnh SơnLa thời Pháp thuộc.2.2.1.Nội dung nghiên cứuNhững nhân tố tác động đến việc đầu tư của Pháp ở Sơn La2.1.1. Điều kiện tự nhiênĐịa hình: Tỉnh lị Sơn La cách thủ đô Hà Nội 320 km, nằm sâu trong nội địa, cách xa cáctrung tâm lớn nên việc đi lại khó khăn. Địa hình có độ dốc lớn và mức độ chia cắt sâu, chia cắtngang mạnh ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động sản xuất.Khí hậu: Sơn La thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa đông lạnh khô, mùa hè nóngẩm, mưa nhiều. Mùa khô kéo dài gây thiếu nước cho cây trồng, mùa mưa với lượng nước lớn gâylũ lụt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất.Sông ngòi: Hệ thống sông suối ở Sơn La có mật độ khá dày, phân bố không đều, độ dốclớn, nhiều thác ghềnh gồm Sông Đà, sông Mã cùng hàng chục suối lớn và hàng trăm suối nhỏ. Hệthống sông suối có giá trị kinh tế cao trong khai thác thủy điện và nông nghiệp.Đất: Đặc điểm chung của đất Sơn La là tầng đất khá dầy, thấm nước tốt, tỉ lệ đạm và lântrong đất cao. Dọc Quốc lộ 6 là 2 cao nguyên: Mộc Châu và Nà Sản, tương đối rộng và bằng phẳng,đất đai màu mỡ, là những điều kiện thuận ...

Tài liệu được xem nhiều: