Hồi đó, thời chiến tranh vừa mới leo thang, tôi đang sống gần vùng sông Vàm cỏ Đông, Long An. Con đường từ Đức Hòa đi Lương Hòa là một lối mòn trải đá đỏ nối Vàm Cỏ Đông và hương lộ đi Hựu Thạnh từ Đức Hòa. Hai bên đường đất đỏ là vườn mía hoặc khóm còn không thì chỉ có năng dại mọc đầy hầu hết quanh năm. Phương tiện di chuyển thời đó là xe Lam (Lambretta) hoặc xe thổ mộ ( xe ngựa kéo). Xóm Lương Hòa được hai danh tiếng: nhất là có khóm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quán Ba Côvietmessenger.com Huỳnh Kim Khanh Quán Ba CôHồi đó, thời chiến tranh vừa mới leo thang, tôi đang sống gần vùng sông Vàm cỏ Đông,Long An. Con đường từ Đức Hòa đi Lương Hòa là một lối mòn trải đá đỏ nối Vàm Cỏ Đôngvà hương lộ đi Hựu Thạnh từ Đức Hòa. Hai bên đường đất đỏ là vườn mía hoặc khóm cònkhông thì chỉ có năng dại mọc đầy hầu hết quanh năm. Phương tiện di chuyển thời đó là xeLam (Lambretta) hoặc xe thổ mộ ( xe ngựa kéo). Xóm Lương Hòa được hai danh tiếng: nhấtlà có khóm ngọt như đường, hai là gái đẹp. Các nàng thiếu nữ Lương Hòa thời đó đượctiếng là biết cách ăn diện, ăn mặc đúng thời trang, nói năng hiền hòa dễ thương. Lúc tôi cònhọc lớp nhất trường làng, có học chung hai cô người Lương Hòa, phải nhận là thiên hạ đồnđại chẳng sai.Trở lại câu chuyện cuối thập niên sáu mươi, Lương Hòa là một xóm nhỏ đang trong đàvươn lên, dân chúng dọn về từ nhiều nơi làm địa phương nhỏ nầy ngày thêm phồn thịnh.Hàng quán đủ loại mọc lên như nấm. Dọc bên con kinh nhỏ chảy ra Vàm Cỏ Đông có mộtquán cốc gọi quán Ba Cô. Như cái tên đã biểu lộ, quán này được cai quản bởi ba cô thiếunữ tuổi chừng hai mươi đến hai mươi mấy.Không ai rõ tông tích của ba cô hàng nước cả. Chỉ biết mỗi người có một nét đẹp khác nhau,đúng như câu trong Kiều:Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mườiCô trẻ nhất tên là Phượng, tính tình liến thoắng, nhanh nhẹn, lúc nào cũng cười tươi nhưhoa mới nở. Cô kế tên là Nhung, tính thùy mị ít nói, có mái tóc bồng bềnh, dài đen kịch nhưdòng suối ban đêm. Cô thứ ba tên Lan. Nàng lúc nào cũng mang nét buồn sâu kín. Ánh mắtu ẩn như những nàng kiều nữ trong truyện Liêu Trai.Từ lúc có quán Ba Cô, xóm nhỏ ven sông trở nên rộn rịp khác thường. Các chàng lính địaphương cũng như các chàng hải quân khi tàu về ngang đều hay tới lui la cà, ăn nhậu hoặctán tỉnh ba nàng. Có chàng tán tỉnh lộ liễu, có chàng đi nước trầm lặng hiền buồn. Nhưng banàng thì hầu như chưa chấm ai cả...Thời gian cứ lặng lẽ trôi đi như nước sông Vàm cỏ lặng lờ cuốn đi mang theo phù sa và đámlục bình hoặc những cành tràm mục nát hay những tàu dừa nước. Các chàng cứ tán tỉnh bacô nhưng chưa chàng nào được rơi vào mắt các giai nhân.Mùa mưa đến làm mát mẻ cả một vùng quê hẻo lánh. Nước sông dâng cao mang thêmnguồn sống cho cả một vùng sông rạch miền Nam.Một buổi chiều khi bóng đêm vừa sắp bủa giăng trên xóm nhỏ gần quán Ba Cô, một chàngtừ phương xa tới, đến ngồi vào một góc trong cùng của quán cốc, gọi bia 33, uống tì tìchẳng nói, chẳng rằng. Trong quán cũng có vài chàng lính địa phương, vài anh hải quân lạcđàn ngồi ăn nhậu.Lần đầu tiên, có người để ý sẽ thấy một nụ cười kín đáo nở trên môi nàng Lan. Nàng đếnbàn người khách lạ và hai người thù thì với nhau khá lâu, không ai nghe được đàm thoạicủa hai người.Trời chợt đổ mưa tầm tã. Sấm chớp liên miên làm át cả tiếng cười nói trong quán Ba Cô.Người khách lạ rời quán từ lúc nào không ai hay biết. Nàng Lan trở về quầy ngồi. Mái tócnàng xõa dài trên bờ vai tròn lẳn, màu đen huyền hoặc như bóng đêm ngoài kia. Tiếng nhạcbuông lơi, khắc khoải gợi nỗi buồn xa xứ. Hai người đẹp kia vắng bóng đêm nay. °°°Vài hôm sau, xóm nhỏ ven sông nhộn nhịp hơn. Các tiểu đĩnh HQ về nhiều hơn trước. Cácnàng trong quá Ba Cô bỗng dưng vui vẻ hơn mọi khi. Khách tứ chiếng giang hồ về đông đảo,tới lui tấp nập. Nghe đâu sắp có cuộc hành quân gì đó, địa điểm chính xác không ai biết.Một trong những cây si của cô Lan có chàng Thiếu úy quân báo tên Bảo. Chàng này thìcũng thuộc hạng ít nói, trầm lặng. Thường thường sau giờ trực hay công tác, chàng hay đếnngồi vào một xó tối khuất những ánh mắt tò mò của bọn đàn ông khác, uống bia lai rai.Thỉnh thoảng liếc người đẹp Lan đang ngồi ở quầy tính tiền.Chiều nay trong quán còn có vài tên cố vấn Mỹ. Lúc đầu ai cũng nhìn tụi Mỹ một cách tò mò.Sau thì chẳng ai thèm để ý nữa. Điều mà ai cũng hơi ngạc nhiên là các nàng đều nói thạotiếng Anh. Ở chỗ hẻo lánh như thế này mà có người thạo tiếng Anh thời đó thì cũng kể là hihữu. Các nàng đột nhiên tỏ ra thân thiện với khách hơn trước nhiều.Đêm đó, nếu có ai tinh ý sẽ thấy khi quán đóng cửa, chàng Bảo vẫn ở nán lại qua đêm. Tờmờ sáng hôm sau, bác bảy ở gần xóm thấy chàng Bảo rời quán Ba Cô và biến dạng sauvườn mía bên hông nhà bác Tư thợ mộc..Trời tháng mười mang gió lạnh về trên vùng quê hẻo lánh. Dòng sông Cái vẫn trôi lặng lờnặng trĩu phù sa. Mùa khô như những người quen với chiến cuộc miền Nam hay gọi cũng làmùa chiến tranh sôi động hơn. Những đơn vị chính qui bắt đầu xâm nhập từ biên giới ViệtMiên và tấn công các đơn vị Cộng Hòa. Cuộc hành quân được đồn đại mấy tuần qua khônghề thấy xảy ra.Quán Ba Cô vẫn tấp nập như bao giờ. Có khác hơn trước chăng là lúc nầy nàng nào cũngcó một anh bồ: Nàng Lan và chàng Bảo, nàng Nhung và một Thiếu Úy truyền tin, còn nàngPhượng thì khăng khít với một chàng Quan, thiếu úy HQ trong toán gia ...