Danh mục

Quan điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc về tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội - Phạm Thanh Hằng

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 480.45 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quan điểm “tích cực hướng tôn giáo thích ứng với chủ nghĩa xã hội” là một trong những thành quả lý luận quan trọng nhất về vấn đề tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đạt được kể từ sau thành lập nước năm 1949 cho đến nay. Bài viết phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn, nội dung, những yêu cầu mang tính nguyên tắc của quan điểm này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc về tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội - Phạm Thanh HằngTạp chí Khoa học xã hội Việt Nam,số 8(93)- 2015CHÍNHTRỊ- KINHTẾ HỌCQuan điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốcvề tôn giáo trong chủ nghĩa xã hộiPhạm Thanh Hằng *Tóm tắt: Quan điểm “tích cực hướng tôn giáo thích ứng với chủ nghĩa xã hội” làmột trong những thành quả lý luận quan trọng nhất về vấn đề tôn giáo trong chủ nghĩaxã hội mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đạt được kể từ sau thành lập nước năm 1949cho đến nay. Bài viết phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn, nội dung, những yêu cầumang tính nguyên tắc của quan điểm này.Từ khóa: Đảng Cộng sản Trung Quốc; tôn giáo; chủ nghĩa xã hội.1. Mở đầu“Tích cực hướng tôn giáo thích ứng vớichủ nghĩa xã hội” là một trong những thànhquả lý luận quan trọng nhất của Đảng Cộngsản Trung Quốc (ĐCSTQ) về vấn đề tôngiáo trong chủ nghĩa xã hội, đã góp phầnlàm phong phú và phát triển thế giới quancủa chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo.Quan điểm đó xác định phương hướng vànguyên tắc chung cho ĐCSTQ trong việcgiải quyết những vấn đề tôn giáo trong thờikỳ đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH),đồng thời có ý nghĩa đặc biệt quan trọngđối với các tôn giáo Trung Quốc và sựnghiệp xây dựng CNXH mang đặc sắcTrung Quốc.Quan điểm tôn giáo thích ứng vớiCNXH đã được đề cập đến lần đầu tiêntrong văn kiện số 6 của Trung ươngĐCSTQ năm 1991, trong đó chỉ rõ: “Độngviên toàn Đảng, các cấp Chính phủ và toànxã hội đẩy mạnh coi trọng, quan tâm vàlàm tốt công tác tôn giáo, khiến cho tôngiáo thích ứng với xã hội xã hội chủ nghĩa”.Tuy nhiên, phải đến “Cương yếu về côngtác của Bộ Mặt trận thống nhất trong thập58niên 90” do Trung ương ĐCSTQ ban hànhnăm 1992, quan điểm “tích cực hướng tôngiáo thích ứng với CNXH” mới chính thứcđược đưa ra và nhấn mạnh.(*)Tiếp đó, năm1993, trong Hội nghị công tác mặt trậnthống nhất toàn quốc do Trung ương ĐảngCộng sản và Quốc Vụ Viện Trung Quốc tổchức, Tổng Bí thư Giang Trạch Dân cũngđã đưa ra quan điểm này khi khẳng địnhrằng: “Quán triệt chính sách tự do tôn giáotín ngưỡng của Đảng, tăng cường quản lýbằng pháp luật các hoạt động tôn giáo, mụcđích đều nhằm định hướng tôn giáo thíchứng với xã hội xã hội chủ nghĩa”; “Tôn giáolà một hiện tượng lịch sử, sẽ còn tồn tại lâudài trong xã hội xã hội chủ nghĩa, nếu nhưtôn giáo không thích ứng với xã hội xã hộichủ nghĩa thì tất yếu sẽ nảy sinh xung đột.Thích ứng ở đây hoàn toàn không đòi hỏitín đồ tôn giáo phải vứt bỏ tư tưởng hữuthần luận và tôn giáo, tín ngưỡng của họ màyêu cầu họ về mặt chính trị phải yêu tổViện Nghiên cứu Tôn giáo, Tín ngưỡng, Học việnChính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.ĐT: 0989898125. Email: qingheng3084@yahoo.com.(*)Quan điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc...quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, đồngthời cải cách những giáo điều tôn giáo vàchế độ tôn giáo không phù hợp với chủnghĩa xã hội, phát huy những nhân tố tíchcực cơ bản trong giáo lý, giáo luật và đạođức tôn giáo để phục vụ cho chủ nghĩa xãhội”. Năm 2001, nhận thức đầy đủ, rõ ràngvà sâu sắc hơn về quan điểm “tích cựchướng tôn giáo thích ứng với chủ nghĩa xãhội”, Tổng Bí thư Giang Trạch Dân trongHội nghị công tác tôn giáo toàn quốc tiếptục nhấn mạnh và làm rõ nội hàm của vấnđề này.Có thể thấy, “tích cực hướng tôn giáothích ứng với chủ nghĩa xã hội” là quanđiểm khoa học được đúc kết từ bài học kinhnghiệm lịch sử trong giải quyết vấn đề tôngiáo của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khithành lập nước đến nay. Quan điểm đó chothấy nhận thức ngày càng đầy đủ và chínmuồi của Đảng Cộng sản Trung Quốc đốivới vấn đề tôn giáo trong điều kiện lịch sửxây dựng chủ nghĩa xã hội.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của quanđiểm “tích cực hướng tôn giáo thích ứngvới chủ nghĩa xã hội”2.1. Cơ sở lý luậnMột là, xuất phát từ đặc điểm của vấn đềtôn giáo thế giới. Tổng Bí thư Giang TrạchDân đã từng khẳng định: “Đảng viên củaĐảng ta là người theo chủ nghĩa duy vật,chúng ta không theo tôn giáo, đồng thờichúng ta kiên trì quan điểm và phương phápkhoa học trong ứng xử với tôn giáo, nỗ lựcnhận thức và nắm bắt quy luật tự thân củatôn giáo”(1); “Nhận thức vấn đề tôn giáo thếgiới cần nắm vững ba đặc điểm: (1) sự tồntại của tôn giáo có nguồn gốc lịch sử xã hộisâu sắc, tôn giáo sẽ còn tồn tại lâu dài vàphát sinh ảnh hưởng; (2) tôn giáo liên quanđến tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị,văn hóa và có ảnh hưởng quan trọng đối vớisự ổn định và phát triển của xã hội; (3) tôngiáo thường có liên quan đến những cuộcđấu tranh và xung đột quốc tế, là nhân tốquan trọng trong quan hệ quốc tế và chínhtrị thế giới”(2). Tính lâu dài, tính quần chúngvà tính phức tạp của tôn giáo chính là cơ sởcho sự hình thành tư tưởng “tích cực hướngtôn giáo thích ứng với chủ nghĩa xã hội”.Hai là, xuất phát từ quy luật tồn tại lâudài khách quan của tôn giáo. Tôn giáo làmột hiện tượng lịch sử xã hội, có quy luậtkhách quan của sự tồn tại, phát triển và diệtvong. Trong thời kỳ chủ nghĩa xã hội ở ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: