Danh mục

Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 295.26 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội" tập trung làm rõ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Từ đó, làm rõ quá trình nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hộiTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ TÍNH TẤT YẾU CỦA THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Lưu Thị Hà Học viện Kỹ thuật quân sự Tác giả liên hệ: Lưu Thị Hà, email: luuha2308@gmail.com Tóm tắt: Công cuộc đổi mới hơn 35 năm qua ở Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, tạo ra thế và lực mới cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức cả trên bình diện trong nước và quốc tế. Để đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững cần phải nghiên cứu một cách thấu đáo những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Bài viết tập trung làm rõ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Từ đó, làm rõ quá trình nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đảng ta đã lựa chọn mục tiêu và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội từ khi ra đời; đến nay đã luôn kiên định con đường đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội và khẳng định con đường đó là lâu dài và rất khó khăn. Những thắng lợi mà chúng ta đạt được trong hơn 92 năm qua đã chứng minh sự lựa chọn của Đảng là hoàn toàn đúng đắn. Đảng đã nhận thức ngày càng sâu sắc, đầy đủ và cụ thể hơn về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Con đường phát triển “gián tiếp rút ngắn” ấy đã và đang được Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng sáng tạo và có kết quả vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay. Từ khóa: thời kỳ quá độ; chủ nghĩa xã hội; tính tất yếu; đường lối cách mạng; Đảng Cộng sản Việt Nam.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sự phát triển của xã hội loài người là một quá trình lịch sử - tự nhiên. Đó là sựbiến đổi và thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế - xã hội từ thấp đến cao, từđơn giản đến phức tạp. Nghiên cứu tiến trình vận động của lịch sử, các nhà sánglập chủ nghĩa Mác khẳng định, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa chắc chắnsẽ bị thay thế bằng phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa. Đó là quy luật khách 114KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN”quan của lịch sử và thời đại ngày nay chính là thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bảnlên chủ nghĩa xã hội. Thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác, Đảng ta khẳngđịnh: Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩaxã hội. Thực tiễn lịch sử cho thấy, từ khi cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mườithành công ở nước Nga năm 1917, nhân loại đã thực sự bước vào một thời kỳ pháttriển mới - thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Mặc dù sự phát triển, thay thế củacác hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên, nhưng sự thay thế ấybao giờ cũng trải qua một quá trình biến đổi, chuyển đổi lâu dài. Đó chính là thờikỳ quá độ.2. NỘI DUNG2.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tính tấtyếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) Phạm trù thời kỳ quá độ được C.Mác nêu ra trong tác phẩm Phê phán Cương lĩnhGôtha là: “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳcải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thờikỳ quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là gì khác hơn là nền chuyênchính cách mạng của giai cấp vô sản” (C.Mác và Ph.Ăngghen, 1995, 47). Đây là mộtđịnh nghĩa nổi tiếng về thời kỳ quá độ. Trong tác phẩm này, C.Mác chỉ rõ thời kỳ quáđộ có một số điểm đáng lưu sau: xã hội thời kỳ quá độ là xã hội vừa thoát thai từ xãhội tư bản chủ nghĩa, do đó, mọi mặt của nó đều mang dấu ấn sâu sắc của xã hội tưbản chủ nghĩa; thời kỳ quá độ là thời kỳ cải biến cách mạng một cách sâu sắc từ xãhội tư bản chủ nghĩa sang xã hội xã hội chủ nghĩa; công cụ để thực hiện sự cải biếnđó là nhà nước, đó là nhà nước chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản; thời kỳquá độ là thời kỳ sinh đẻ lâu dài và đau đớn (Nguyễn et al., 1997, 155). Kế thừa và phát triển những tư tưởng của C.Mác, V.I. Lênin đã nói một cáchcụ thể hơn về thời kỳ quá độ: “Danh từ quá độ có nghĩa là gì? Vận dụng vào kinhtế, có phải nó có nghĩa là trong chế độ hiện nay có những thành phần, những bộphận, những mảnh của cả chủ nghĩa tư bản lẫn chủ nghĩa xã hội không? Bất cứ aicũng thừa nhận là có” (Lênin, 1977a, 362). Và, V.I.Lênin đã nói rõ hơn: “về lý luận,không thể nghi ngờ gì được rằng giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản, cómột thời kỳ quá độ nhất định. Thời kỳ đó không thể không bao gồm những đặc ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: