Danh mục

Quan điểm của Hồ Chí Minh, của Đảng, chính sách của nhà nước trong việc bảo vệ môi trường và ý nghĩa của nó đối với doanh nghiệp hiện nay

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 327.27 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Quan điểm của Hồ Chí Minh, của Đảng, chính sách của nhà nước trong việc bảo vệ môi trường và ý nghĩa của nó đối với doanh nghiệp hiện nay" muốn đề cập đến nhận thức và hành động của doanh nghiệp hiện nay trong vấn đề bảo vệ môi trường theo quan điểm của Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước. Các doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội trong bảo vệ môi trường vì phát triển bền vững. Môi trường (môi trường tự nhiên) là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp tồn tại và phát triển, bảo vệ môi trường là tất yếu trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan điểm của Hồ Chí Minh, của Đảng, chính sách của nhà nước trong việc bảo vệ môi trường và ý nghĩa của nó đối với doanh nghiệp hiện nay QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH, CỦA ĐẢNG, CHÍNH SÁCHCỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP HIỆN NAY TS. Nguyễn Thị Xuân Trường Đại học Hải Phòng Email: nguyenthixuan1968@gmail.comTóm tắt: Hoạt động sản xuất kinh doanh vốn dĩ đã có những tác động tiêu cực đến môitrường. Không ít doanh nghiệp vì hám lợi mà khai thác cạn kiệt tài nguyên, phá hoại cânbằng sinh thái, phát thải gây ô nhiễm môi trường. Hoạt động của doanh nghiệp là nguồnnguy cơ gây ô nhiễm, tổn hại đến môi trường lớn nhất. Phát triển bền vững là yêu cầuxuyên suốt trong quá trình phát triển, bảo vệ môi trường là tất yếu của phát triển kinh tế.Quan điểm của Hồ Chí Minh, của Đảng, chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường lànhững yêu cầu mà doanh nghiệp cần quán triệt, học tập, làm theo. Trong hoạt động sảnxuất kinh doanh của mình doanh nghiệp phải tự giác tuân thủ nghiêm ngặt các quy định vềbảo vệ môi trường.Từ khoá: Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường; quan điểm của Đảng, chính sách của Nhànước; doanh nghiệp về bảo vệ môi trường. POINTS OF HO CHI MINH , THE PARTY, THE STATE POLICY IN ENVIRONMENTAL PROTECTION AND ITS MEANINGS FOR CURRENT BUSINESSESAbstract: Protection is indispensable for economic development. The views of Ho ChiMinh, the Party, and the States policies on environmental protection are requirements thatbusinesses need to master, learn and follow. In their production and business activities,enterprises must voluntarily comply with regulations on environmental protection.Keywords: Ho Chi Minh on environmental protection; viewpoints of the Party andpolicies of the State; environmental protection enterprises.1. Đặt vấn đề Bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa công tác bảovệ môi trường lên ngang tầm với sự nghiệp xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội.Phát triển kinh tế song song với bảo vệ môi trường. Người là một tấm gương cho các thếhệ khác noi theo, trên tinh thần đó trong các Văn kiện đại hội Đảng. văn bản luật của Nhànước cũng nhấn mạnh đến vấn đề bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế.Hoạt động của doanh nghiệp gây nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường lớn nhất vì liên quanđến các yếu tố đầu vào, sản phẩm đầu ra của sản xuất và công nghệ. Các doanh nghiệp cầnxác lập rõ trách nhiệm của mình vì một môi trường xanh, vì một nền kinh tế xanh pháttriển bền vững trước những biến đổi phức tạp của môi trường đang diễn ra hiện nay. 4572. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu2.1. Tổng quan nghiên cứu Tư tưởng về bảo vệ môi trường của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện trong cáctác phẩm chủ yếu của Người như: “Đời sống mới” năm 1947 về giữ gìn vệ sinh môi trường;“Di chúc” năm 1968 về môi trường sinh thái...; các nghiên cứu về Người trong vấn đề môitrường thể hiện trong Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 5, tập 11... Nhà xuất bản Chính trị Quốc giaHà Nội 2011, “Kể chuyện đạo đức Bác Hồ” Nhà xuất bản Thanh niên 2007, các bài viết củathạc sĩ Nguyễn Văn Dương, thạc sĩ Lường Thị Lan “Quan điểm Hồ Chí Minh về bảo vệ môitrường sinh thái”, Tạp chí Lý luận Chính trị số 5 năm 2019...; Các quan điểm của Đảng vềbảo vệ môi trường được thể hiện xuyên suốt trong các văn bản, văn kiện đại hội Đảng toànquốc lần thứ IX, X, XI, XII, XII; chính sách của Nhà nước thể hiện trong các văn bản phápluật quan trọng như: Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, số 55/2014/QH 13 có hiệu lực từ1.1.2015, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, số 72/2020/QH 14 có hiệu lực từ 1.1.2022.Trong quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước thể hiện nhất quán phát triển kinh tếsong song với bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển kinh tế xanh, phát triển bền vững. Tuynhiên việc quán triệt, vận dụng, học tập làm theo quan điểm của Hồ Chí Minh, của Đảng,chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp hiện nay hướng tớiphát triển kinh tế xanh chưa thực sự có nghiên cứu nhiều. Bài viết này muốn đề cập đến nhậnthức và hành động của doanh nghiệp hiện nay trong vấn đề bảo vệ môi trường theo quanđiểm của Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước. Các doanh nghiệpcó trách nhiệm xã hội trong bảo vệ môi trường vì phát triển bền vững. Môi trường (môitrường tự nhiên) là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp tồn tại và phát triển, bảo vệ môitrường là tất yếu trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.2.2. Cơ sở lý thuyết Đảng ta kiên định với lập trường và tư tưởng Hồ Chí Minh đã có những định hướngđúng đắn trong vấn đề bảo vệ môi trường: Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả hệthống chính trị, toàn xã hội và nghĩa vụ của công dân. Khắc phục ô nhiễm, khôi phục vàbảo vệ môi trường sinh thái, phát triển năng lượng sạch, sản xuất và tiêu dùng sạch. Đấtnước ta đang tiếp tục kiềm chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, đảm bảo chất lượngmôi trường, hướng tới kinh tế xanh, thân thiện môi trường. Nghị quyết 24-NQ/TW, ngày 3 tháng 6 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ươngkhóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảovệ môi trường, nêu rõ “Môi trường là vấn đề toàn cầu, bảo vệ môi trường vừa là mục tiêuvừa là một nội dung cơ bản của phát triển bền vững. Tăng cường bảo vệ môi trường phảitheo phương châm ứng xử hài hòa với thiên nhiên, theo quy luật tự nhiên, phòng ngừa làchính; kết hợp kiểm soát, khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên vàđa dạng sinh học; lấy bảo vệ sức khỏe Nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏnhững dự án gây ô nhi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: