Bài viết này muốn làm rõ những quan điểm của Khổng Tử về vấn đề dạy và học, như những giá trị cần phải kế thừa trong quá trình đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay. Đó là những quan điểm về phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm cũng như những quan điểm về nhiệm vụ, tính tích cực chủ động của người học trong việc khám phá, chinh phục và làm chủ kiến thức.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan điểm của khổng tử về phương pháp dạy và học - ý nghĩa của nó đối với việc đổi mới phương pháp dạy và học đại học hiện nayTaïp chí Kinh teá - Kyõ thuaätQUAN ĐIỂM CỦA KHỔNG TỬ VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀHỌC - Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC ĐỔI MỚIPHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC ĐẠI HỌC HIỆN NAYĐỗ Văn Vinh*TÓM TẮTVấn đề đổi mới phương pháp dạy học đang được đặt ra trong mấy năm trở lại đây, nó trởthành một đề tài được nhiều nhà sư phạm, nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Đổi mới không cónghĩa là vứt bỏ cái cũ để xây dựng một cái mới hoàn toàn mà đổi mới phải dựa trên cơ sở kế thừanhững giá trị cũ. Bài viết này muốn làm rõ những quan điểm của Khổng Tử về vấn đề dạy và học,như những giá trị cần phải kế thừa trong quá trình đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay. Đólà những quan điểm về phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm cũng như những quanđiểm về nhiệm vụ, tính tích cực chủ động của người học trong việc khám phá, chinh phục và làmchủ kiến thức.1. Đặt vấn đềNho học đã từng là bệ đỡ tư tưởng trongsuốt chiều dài của chế độ phong kiến TrungHoa cũng như Việt Nam. Mặc dù, hiện nayvai trò đó không còn nữa nhưng những ảnhhưởng của Nho học không phải là không còn,ngay cả trong lĩnh vực mà chúng ta đã từngcó lúc phê phán đó là giáo dục Nho học. Quanđiểm của người sáng lập Nho học – Khổng Tửvề vấn đề này là rất toàn diện, từ quan điểmvề vai trò, đối tượng, mục tiêu, nội dung củagiáo dục đến phương pháp dạy và học tất cảđều có những điểm tích cực và tiến bộ đángđể chúng ta học tập nhất là trong giai đoạn màchúng ta đang đẩy nhanh việc thực hiện đổimới phương pháp dạy và học hiện nay.Khổng Tử khẳng định giáo dục có vai tròrất lớn, nhưng để con người ta có thể tiếp thuđược kiến thức thì phải có phương pháp dạyvà học phù hợp. Vì vậy, Khổng Tử đã đề ramột hệ thống phương pháp dạy và học chođến ngày nay vẫn còn nhiều giá trị, được cácnhà nghiên cứu giáo dục coi là điểm rực rỡnhất trong tư tưởng giáo dục của Khổng Tử,cung cấp nhiều bài học tham khảo cho giáodục hiện nay.2. Về phương pháp giảng dạyKhổng Tử chú trọng phương pháp gợimở, đối thoại giữa thầy và trò, giữa ngườidạy và người học chứ không phải là lốitruyền thụ một chiều như chúng ta thườngnghĩ về giáo dục Nho học. Điều đó đã kíchthích tính độc lâp, óc suy nghĩ, phân tích củamỗi người nhằm tạo ra tính năng động, sángtạo cho người học. Đó cũng là cách thức đểxóa bỏ sự thụ động của người học. “Kẻ nàokhông ấm ức vì chưa hiểu được, thì ta chẳnggợi mở cho mà thông hiểu. Kẻ nào khônghậm hực vì không bày tỏ ý kiến ra được, thìta chẳng hướng dẫn cho mà nói. Người học* Học viên Cao học Khoa Triết học, Đại học Quốc gia Tp. HCM, Khóa 2011 - 2013.76Quan điểm của . . .đã biết rõ một góc mà chẳng biết xét để biếtba góc kia thì ta chẳng dạy kẻ ấy nữa”(1). Cóthể nói đây là quan điểm rất tiến bộ về cáchthức dạy học mà chúng ta cần noi theo. Nóđòi hỏi người dạy phải biết gợi ý đúng lúc,nói ra đúng lúc để học trò thông hiểu, dẫndắt làm sao để từ một phần kiến thức mìnhdạy, học trò suy ra được ba phần kiến thứccủa trò. Điều đó, đòi hỏi học trò phải chủđộng tích cực, học tập một cách nghiêm túc,suy luận để tìm ra kiến thức. Nhan Uyên đãtừng nhận xét cách dạy của thầy mình và tácdụng của cách dạy ấy như sau: “Thầy khéoléo dẫn dắt, dần dần từng bước trước saugiảng giải cho ta thấu triệt”(2). Đối với ông,không chỉ trò học của thầy mà thầy trò cùnghọc của nhau, cùng trao đổi bàn luận đểtìm ra chân lý. Do đó người học mà khôngcó ý kiến riêng của mình về vấn đề đã họcthì chẳng giúp gì được cho thầy cả. “NhanHồi không phải là người giúp ta mở mangkiến thức. Không có lời nào ta nói mà trò ấykhông thích”(3). Mặt khác trong học thuật,thì quan hệ thầy trò rất cởi mở, ông muốnhọc trò cùng bàn luận, cùng đưa ra ý kiếnchứ đừng vì “ta nhiều tuổi hơn các người màcác người không dám phát biểu ý kiến”(4).Ngoài ra, Khổng Tử còn có phương phápđặc biệt là phân loại học sinh để dạy. Ôngcăn cứ vào năng lực thực tế của từng ngườimà đưa ra những kiến thức vừa tầm tiếp thucủa họ, tránh việc dạy đạo lý quá cao sâu chongười có năng lực kém. Vì như thế họ chẳngtiếp thu được gì, còn với những người vốncó tư chất từ bậc trung trở lên nếu dạy nhữngkiến thức tầm thường thì họ không thấy vuikhi học mà còn thấy buồn chán. Như vậy,12345việc dạy chẳng phải vô ích hay sao? Do đó,ông luôn chú ý tới mọi đối tượng học sinh vàcăn cứ vào đó để truyền thụ kiến thức vừatầm. “Người có trí lực bậc trung trở lên, cóthể dạy cho họ những đạo lý cao sâu. Ngườicó trí lực bậc trung trở xuống không thể dạycho họ những đạo lý cao sâu”(5). Rõ ràng đâylà một phương pháp giáo dục rất tiến bộ vàphù hợp, có thể nói đây là một phương pháptốt mà đến ngày nay chúng ta vẫn có thể ápdụng để tạo ra kết quả đào tạo tốt.Theo Khổng Tử, người thầy biết thì nói làbiết, không biết thì nói là không biết, khôngnên xấu hổ vì điều đó. Do đó, mà khi học tròhỏi điều gì, Khổng Tử không biết, ông đềutrả l ...