Sự hình thành, phát triển của các hình thức gia đình là một trong những vấn đề cơ bản được đề cập trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” của Ph. Ăngghen. Dựa trên những tài liệu nghiên cứu của các nhà xã hội học trước Mác, Ph. Ăngghen đã có những lí giải khoa học theo quan điểm duy vật lịch sử.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan điểm của Ph.Ăngghen về sự hình thành, phát triển các hình thức gia đình trong lịch sử thông qua tác phẩm nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước (1884)TẠP CHÍ KHOA HỌCKhoa học Xã hội, Số 9 (6/2017) tr. 66 - 72QUAN ĐIỂM CỦA PH.ĂNGGHEN VỀ SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂNCÁC HÌNH THỨC GIA ĐÌNH TRONG LỊCH SỬTHÔNG QUA TÁC PHẨM “NGUỒN GỐC CỦA GIA ĐÌNH,CỦA CHẾ ĐỘ TƢ HỮU VÀ CỦA NHÀ NƢỚC” (1884)Nguyễn Thanh ThủyTrường Đại học Tây BắcTóm tắt: Sự hình thành, phát triển của các hình thức gia đình là một trong những vấn đề cơ bản được đềcập trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế dộ tư hữu và của nhà nước” của Ph. Ăngghen. Dựa trênnhững tài liệu nghiên cứu của các nhà xã hội học trước Mác, Ph. Ăngghen đã có những lí giải khoa học theoquan điểm duy vật lịch sử. Theo đó loài người đã trải qua 4 hình thức gia đình trong lịch sử, đó là: Gia đìnhhuyết tộc, gia đình pu - na - lu - an, gia đình cặp đôi và gia đình một vợ một chồng.Từ khóa: Gia đình, hình thức gia đình, Ph. Ăngghen.1. Đặt vấn đềGia đình là một thiết chế xã hội đặc thù. Tùy theo từng giai đoạn phát triển khác nhaucủa lịch sử loài người, gia đình cũng có những hình thức biến đổi của nó. Nghiên cứu cáchình thức gia đình trong lịch sử cho chúng ta cái nhìn toàn diện về gia đình, từ đó lí giảinguồn gốc, lí do những kiểu gia đình còn tại hiện nay.Trên cơ sở những tư liệu của Bachophen, Maclennan, và đặc biệt là những quan điểmduy vật của L.H. Moocgan về gia đình, đồng thời bổ sung chúng bằng những tư liệu mới, sửdụng những nhận xét phê phán và những ý kiến của C. Mác trong bản ghi chép và những tàiliệu của riêng mình về lịch sử nhân loại, Ph. Ăngghen đã đưa ra những tư tưởng duy vật biệnchứng về gia đình khi xem xét lịch sử hình thành và phát triển, cũng như vị trí và vai trò củagia đình trong đời sống xã hội. Đây cũng chính là tác phẩm được V.I. Lênin đánh giá “là mộttrong những tác phẩm chủ yếu của chủ nghĩa xã hội hiện đại, trong đó ta có thể tin vào từngcâu, ta có thể chắc chắn rằng mỗi câu đó không phải đã viết một cách thiếu suy nghĩ, mà nócăn cứ vào những tài liệu lịch sử và chính trị hết sức dồi dào” [2].2. Nội dungTrong tác phẩm, Ph. Ăng - ghen xem xét sự phát triển của các hình thức gia đình trongtương quan với những biến đổi của phương thức sản xuất ra của cải vật chất để từ đó đưa ranhững quan niệm khoa học về sự biến đổi của các hình thức gia đình từ chế độ mẫu quyềnnguyên thủy đến gia đình hiện đại ngày nay. Qua khảo cứu lịch sử, Ph. Ăngghen nhận thấy,trong thời kỳ đầu tiên của lịch sử nhân loại đã từng tồn tại những hình thức khác nhau của chếđộ quần hôn, sau đó xuất hiện hôn nhân đối ngẫu, kết hợp những đôi riêng lẻ trong một thờikỳ nhất định. Cuối cùng, chế độ hôn nhân một vợ một chồng xuất hiện.Ngày nhận bài: 12/12/2016. Ngày nhận đăng: 15/6/2017Liên lạc: Nguyễn Thanh Thuỷ, e - mail: nguyenthanhthuy09112009@gmail.com66Khi nghiên cứu về gia đình, Ph. Ăngghen đã xuất phát từ sự phát triển của sản xuất vậtchất. Ông cho rằng, “… nhân tố quyết định trong lịch sử, quy đến cùng, là sản xuất và tái sảnxuất ra đời sống trực tiếp. Nhưng bản thân sự sản xuất đó lại có hai loại. Một mặt, là sản xuấtra tư liệu sinh hoạt: Thực phẩm, quần áo, nhà ở và những công cụ cần thiết để sản xuất ranhững thứ đó; mặt khác, là sự sản xuất ra bản thân con người, là sự truyền nòi giống. Nhữngtrật tự xã hội, trong đó những con người của một thời đại lịch sử nhất định và của một nướcnhất định đang sống, là do hai loại sản xuất quyết định: Một mặt là do trình độ phát triển củalao động và mặt khác là do trình độ phát triển của gia đình” [1]. Quan điểm trên của Ph.Ăngghen đã chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa sự phát triển của sản xuất vật chất và sự pháttriển của gia đình, trong đó, quan hệ gia đình bị chi phối bởi sự phát triển của sản xuất, đồngthời, các quan hệ gia đình lại có ảnh hưởng đến các quan hệ xã hội khác. Dựa theo quan điểmcủa Mooc - gan, Ph. Ăngghen cho rằng từ trạng thái quan hệ tính gia hỗn tạp như thời kìnguyên thủy đã phát triển sớm thành các hình thức gia đình như sau:Gia đình huyết tộcGia đình huyết tộc là giai đoạn đầu tiên của gia đình, hình thức thấp của chế độ quầnhôn và được hình thành trên cơ sở chế độ kinh tế cộng sản nguyên thủy.Vào khoảng thời đại đồ đá cũ và đồ đá giữa con người không chỉ biết lấy những đồ vậtsẵn có làm công cụ mà bắt đầu biết chế tác, dù rất thô sơ, những công cụ mới này có nhiềucông dụng hơn, giúp ích hơn trong săn bắt, đánh đá, đào củ, chặt rễ...Sự phát triển của kinh tếhái lượm gắn liền với vai trò của người phụ nữ trong xã hội. Do sự phân công lao động, đànông săn bắt, đàn bà hái lượm nên nguồn sinh sống chính của gia đình do người phụ nữ đem lạibởi kết quả của săn bắn là hết sức bấp bênh.Chính phương thức sinh sống đã tác động vào các mối quan hệ trong gia đình một cáchsâu sắc. Theo tài liệu nghiên cứu của Moocgan, gia đình huyết tộc có những đặc điểm: các tậpđoàn hôn nhân đã tách ra theo các thế ...