![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Quan điểm và mục tiêu xây dựng chiến lược tài chính toàn diện quốc gia
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 273.67 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết phân tích sự cần thiết của việc xây dựng chiến lược quốc gia trong việc phát triển tài chính toàn diện, đồng thời dựa trên những phân tích về thực trạng tài chính toàn diện ở Việt Nam hiện nay để đưa ra quan điểm và mục tiêu xây dựng chiến lược tài chính toàn diện phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hóa của Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan điểm và mục tiêu xây dựng chiến lược tài chính toàn diện quốc gia QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN QUỐC GIA ThS. Vũ Ngọc Anh Học viện Tài chính Tóm tắt Tài chính toàn diện có vai trò quan trọng trong xóa đói giảm nghèo, phát triển và ổn định kinh tế. Vì vậy, tài chính toàn diện được các tổ chức phát triển quốc tế cũng như Chính phủ nhiều quốc gia đặc biệt quan tâm, trong đó có Việt Nam. Bài viết phân tích sự cần thiết của việc xây dựng chiến lược quốc gia trong việc phát triển tài chính toàn diện, đồng thời dựa trên những phân tích về thực trạng tài chính toàn diện ở Việt Nam hiện nay để đưa ra quan điểm và mục tiêu xây dựng chiến lược tài chính toàn diện phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hóa của Việt Nam. Từ khóa: Tài chính toàn diện, tài chính bao trùm, Chiến lược Tài chính toàn diện quốc gia, tiếp cận tài chính. 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA CHIẾN LƯỢC Tài chính toàn diện hay còn gọi là tài chính bao trùm (financial inclusion) là việc mọi người dân và doanh nghiệp được tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính một cách thuận tiện, phù hợp nhu cầu với chi phí hợp lý do các tổ chức tài chính cung cấp một cách có trách nhiệm và bền vững, trong đó chú trọng đến nhóm người nghèo, người thu nhập thấp, người yếu thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ. Việc tiếp cận với các dịch vụ tài chính như tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm và chuyển tiền cho phép các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp nắm bắt cơ hội kinh tế và quản lý các biến động tài chính của mình. Khi được tiếp cận các dịch vụ tài chính cơ bản, những người có thu nhập thấp có thể đầu tư vào các hoạt động tạo thu nhập, tiết kiệm và quản lý tài chính tốt hơn, tích lũy tài sản một cách an toàn, giúp họ thoát khỏi bẫy đói nghèo và cải thiện hơn cuộc sống cũng như phúc lợi. Tài chính toàn diện cho phép các hộ gia đình xây dựng nguồn nhân lực bằng cách đầu tư vào y tế và giáo dục, từ đó hỗ trợ sự tăng trưởng công bằng và bền vững, đồng thời giảm bất bình đẳng thu nhập và xã hội. Tuy nhiên tài chính toàn diện được hiểu theo nghĩa rộng hơn so với tiếp cận tài chính. Một số người có khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính nhưng lại không muốn sử dụng trong khi nhiều người có nhu cầu lại không thể tiếp cận do những rào cản như thiếu hiểu biết và điều kiện kinh tế, thiếu sản phẩm phù hợp hay quy định pháp luật phức tạp. Tài chính toàn diện không chỉ giới hạn trong việc cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng mà bao gồm cả nâng cao hiểu biết về tài chính cho người dân và bảo vệ người tiêu dùng. Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008, các tổ chức quốc tế đã không ngừng nhấn mạnh tầm quan trọng của tài chính toàn diện. Nhóm G20 đã coi tài chính toàn diện là một trong những trụ cột chính trong định hướng phát triển từ năm 2009. Tháng 10/2013, Ngân hàng Thế giới (WB) chính thức đưa ra mục tiêu đến năm 2020 mỗi người trưởng thành phải có một tài khoản giao dịch và xem đó như một mốc quan trọng hướng tới tài chính toàn diện đầy đủ - một thế giới mà ở bất cứ đâu người dân đều có quyền tiếp cận và có thể sử dụng các dịch vụ tài chính mà họ cần để nắm bắt cơ hội cải thiện cuộc sống và giảm thiểu tổn thương. Liên Hợp Quốc xác định tài chính toàn diện là một giải pháp quan trọng để đạt 7 trong 17 mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2020 (SGD). Các nước ASEAN cũng coi tài chính toàn diện là một trong ba trụ cột cho Tầm nhìn ASEAN 2025. Tính đến năm 2017, trên khắp thế giới đã có 34 quốc gia triển khai thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia và 29 nước khác đang xây dựng Chiến 395 lược. Trong vòng 5 năm qua, số lượng quốc gia đi theo chính sách xây dựng chiến lược tài chính toàn diện đã tăng gần 6 lần. Nghiên cứu cho thấy, các quốc gia ban hành và thực hiện Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện có mức độ tài chính toàn diện cao hơn những nước thực thi tài chính toàn diện mà không thông qua chiến lược. Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia sẽ thiết lập nên hệ thống các chiến lược bộ phận, các kế hoạch hành động thống nhất từ các cấp, từ Trung ương đến địa phương, tạo sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các bên tham gia và đồng thời cũng tận dụng hiệu quả nguồn lực sẵn có một cách hệ thống, giúp tiết kiệm chi phí và tập trung nguồn lực trong quá trình thực thi tài chính toàn diện giữa các bên có liên quan. Tầm quan trọng của việc xây dựng một chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện được đề cập một lần nữa khi tại Diễn đàn Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tổ chức tại Việt Nam năm 2017, các quốc gia thành viên rất quan tâm và không ngừng thảo luận, nghiên cứu một khuôn khổ chiến lược tài chính toàn diện có thể áp dụng cho mỗi ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan điểm và mục tiêu xây dựng chiến lược tài chính toàn diện quốc gia QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN QUỐC GIA ThS. Vũ Ngọc Anh Học viện Tài chính Tóm tắt Tài chính toàn diện có vai trò quan trọng trong xóa đói giảm nghèo, phát triển và ổn định kinh tế. Vì vậy, tài chính toàn diện được các tổ chức phát triển quốc tế cũng như Chính phủ nhiều quốc gia đặc biệt quan tâm, trong đó có Việt Nam. Bài viết phân tích sự cần thiết của việc xây dựng chiến lược quốc gia trong việc phát triển tài chính toàn diện, đồng thời dựa trên những phân tích về thực trạng tài chính toàn diện ở Việt Nam hiện nay để đưa ra quan điểm và mục tiêu xây dựng chiến lược tài chính toàn diện phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hóa của Việt Nam. Từ khóa: Tài chính toàn diện, tài chính bao trùm, Chiến lược Tài chính toàn diện quốc gia, tiếp cận tài chính. 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA CHIẾN LƯỢC Tài chính toàn diện hay còn gọi là tài chính bao trùm (financial inclusion) là việc mọi người dân và doanh nghiệp được tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính một cách thuận tiện, phù hợp nhu cầu với chi phí hợp lý do các tổ chức tài chính cung cấp một cách có trách nhiệm và bền vững, trong đó chú trọng đến nhóm người nghèo, người thu nhập thấp, người yếu thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ. Việc tiếp cận với các dịch vụ tài chính như tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm và chuyển tiền cho phép các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp nắm bắt cơ hội kinh tế và quản lý các biến động tài chính của mình. Khi được tiếp cận các dịch vụ tài chính cơ bản, những người có thu nhập thấp có thể đầu tư vào các hoạt động tạo thu nhập, tiết kiệm và quản lý tài chính tốt hơn, tích lũy tài sản một cách an toàn, giúp họ thoát khỏi bẫy đói nghèo và cải thiện hơn cuộc sống cũng như phúc lợi. Tài chính toàn diện cho phép các hộ gia đình xây dựng nguồn nhân lực bằng cách đầu tư vào y tế và giáo dục, từ đó hỗ trợ sự tăng trưởng công bằng và bền vững, đồng thời giảm bất bình đẳng thu nhập và xã hội. Tuy nhiên tài chính toàn diện được hiểu theo nghĩa rộng hơn so với tiếp cận tài chính. Một số người có khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính nhưng lại không muốn sử dụng trong khi nhiều người có nhu cầu lại không thể tiếp cận do những rào cản như thiếu hiểu biết và điều kiện kinh tế, thiếu sản phẩm phù hợp hay quy định pháp luật phức tạp. Tài chính toàn diện không chỉ giới hạn trong việc cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng mà bao gồm cả nâng cao hiểu biết về tài chính cho người dân và bảo vệ người tiêu dùng. Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008, các tổ chức quốc tế đã không ngừng nhấn mạnh tầm quan trọng của tài chính toàn diện. Nhóm G20 đã coi tài chính toàn diện là một trong những trụ cột chính trong định hướng phát triển từ năm 2009. Tháng 10/2013, Ngân hàng Thế giới (WB) chính thức đưa ra mục tiêu đến năm 2020 mỗi người trưởng thành phải có một tài khoản giao dịch và xem đó như một mốc quan trọng hướng tới tài chính toàn diện đầy đủ - một thế giới mà ở bất cứ đâu người dân đều có quyền tiếp cận và có thể sử dụng các dịch vụ tài chính mà họ cần để nắm bắt cơ hội cải thiện cuộc sống và giảm thiểu tổn thương. Liên Hợp Quốc xác định tài chính toàn diện là một giải pháp quan trọng để đạt 7 trong 17 mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2020 (SGD). Các nước ASEAN cũng coi tài chính toàn diện là một trong ba trụ cột cho Tầm nhìn ASEAN 2025. Tính đến năm 2017, trên khắp thế giới đã có 34 quốc gia triển khai thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia và 29 nước khác đang xây dựng Chiến 395 lược. Trong vòng 5 năm qua, số lượng quốc gia đi theo chính sách xây dựng chiến lược tài chính toàn diện đã tăng gần 6 lần. Nghiên cứu cho thấy, các quốc gia ban hành và thực hiện Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện có mức độ tài chính toàn diện cao hơn những nước thực thi tài chính toàn diện mà không thông qua chiến lược. Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia sẽ thiết lập nên hệ thống các chiến lược bộ phận, các kế hoạch hành động thống nhất từ các cấp, từ Trung ương đến địa phương, tạo sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các bên tham gia và đồng thời cũng tận dụng hiệu quả nguồn lực sẵn có một cách hệ thống, giúp tiết kiệm chi phí và tập trung nguồn lực trong quá trình thực thi tài chính toàn diện giữa các bên có liên quan. Tầm quan trọng của việc xây dựng một chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện được đề cập một lần nữa khi tại Diễn đàn Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tổ chức tại Việt Nam năm 2017, các quốc gia thành viên rất quan tâm và không ngừng thảo luận, nghiên cứu một khuôn khổ chiến lược tài chính toàn diện có thể áp dụng cho mỗi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tài chính toàn diện Xây dựng chiến lược tài chính Tài chính toàn diện quốc gia Dịch vụ tài chính Tăng trưởng kinh tếTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô: Phần 1 - N. Gregory Mankiw, Vũ Đình Bách
117 trang 760 4 0 -
Nguồn lực tài chính phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở Việt Nam
3 trang 263 0 0 -
Thực trạng phát triển Mobile Money ở Việt Nam và một số khuyến nghị
6 trang 252 0 0 -
Bàn về xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - Ngân hàng ở Việt Nam
4 trang 225 0 0 -
13 trang 195 0 0
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tài chính toàn diện
3 trang 177 0 0 -
Bài giảng Kinh tế phát triển: Chương 3 - PGS .TS Đinh Phi Hổ
35 trang 168 0 0 -
197 trang 159 0 0
-
Tác động của lao động và nguồn vốn đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
5 trang 157 0 0 -
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và ngân sách giáo dục tại Việt Nam giai đoạn 2000-2012
4 trang 154 0 0