Quan hệ nợ công và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam: Cách tiếp cận ngưỡng nợ
Số trang: 20
Loại file: pdf
Dung lượng: 773.29 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu này phân tích mối quan hệ giữa nợ công đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Bài viết sử dụng phương pháp ước lượng ngưỡng (Hansen, 1999) và phương pháp OLS dựa trên dữ liệu chuỗi thời gian của Việt Nam từ năm 1986-2021, để phân tích tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan hệ nợ công và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam: Cách tiếp cận ngưỡng nợ QUAN HỆ NỢ CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM: CÁCH TIẾP CẬN NGƯỠNG NỢ Lê Hoàng Đức1 Tóm tắt: Tình hình dịch bệnh COVID-19 cơ bản đã được kiểm soát ở nước ta, vấn đề đặt ra là làm sao để phục hồi kinh tế nhanh và bền vững. Để thực hiện mục tiêu này thì chính sách tài khóa mở rộng được ưu tiên lựa chọn, tuy nhiên chính sách đó lại làm nợ công gia tăng. Vậy thì ngưỡng nợ công nào tối ưu cho tăng trưởng kinh tế nước ta? Nghiên cứu này phân tích mối quan hệ giữa nợ công đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Bài viết sử dụng phương pháp ước lượng ngưỡng (Hansen, 1999) và phương pháp OLS dựa trên dữ liệu chuỗi thời gian của Việt Nam từ năm 1986-2021, để phân tích tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả nghiên cứu tìm ra ngưỡng nợ công/GDP tối ưu cho tăng trưởng kinh tế là 54,9%, và vùng ngưỡng công tích cực cho tăng trưởng kinh tế là: [45,29%, 55,7%]. Kết quả trên hàm ý rằng, Chính phủ cần thực hiện kỷ luật tài khóa để kiểm soát nợ công nằm trong ngưỡng cho phép để không ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế. Từ khóa: Nợ công, ngưỡng nợ, tăng trưởng kinh tế. 1. GIỚI THIỆU Hiện nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 cơ bản đã được kiểm soát trên quy mô toàn cầu, vấn đề đặt ra đối với các quốc gia là làm sao để phục hồi kinh tế nhanh và bền vững. Để thực hiện mục tiêu trên thì ưu tiên lựa chọn chính sách của các Chính phủ là mở rộng chính sách tài khóa. Chính sách này đòi hỏi Chính phủ cần một nguồn lực lớn về tài chính, trong khi đó, dịch bệnh đã làm nguồn thu của đất nước bị suy giảm. Chính vì lý do này, tình trạng cán cân ngân sách rơi vào thâm hụt nghiêm trọng, từ đó dẫn đến nợ công của đất nước gia tăng nhanh và có nguy cơ vượt ngưỡng cho phép. Theo Eaton (1993) cho rằng một quốc 1 Học viện Ngân hàng - Phân viện Phú Yên. Email: duclh.py@hvnh.edu.vn Phần 2. KINH TẾ HỌC 443 gia đi vay nợ vượt ngưỡng cho phép sẽ gây ra mất cân bằng giữa các thế hệ, và có thể gây ra sự chuyển giao nguồn lực giữa hiện tại và tương lai. Đồng thời, khi nợ vượt ngưỡng cho phép sẽ làm chậm sự tăng trưởng kinh tế. Thế nhưng, việc vay nợ là cần phải có trong giai đoạn đầu của sự phát triển đặc biệt là trong bối cảnh các nền kinh tế bị tổn thương do dịch bệnh COVID-19 gây ra. Việc quản lý nợ thông qua ngưỡng nợ mang tính trực quan và là công cụ quan trọng được sử dụng phổ biến của các Chính phủ, tuy nhiên việc quản lý nợ cần phải xem xét thêm các yếu tố ngoài ngưỡng nợ như: cơ cấu nợ, khả năng trả nợ trong tương lai, mục đích việc sử dụng nguồn vốn vay, đảm bảo được niềm tin của thị trường và có chiến lược quản lý nợ hợp lý. Nhưng, xét cho cùng thì quản lý nợ công nhằm mục đích đảm bảo mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế. Vậy thì, ngưỡng nợ công nào là an toàn cho nền kinh tế của nước ta? Trước bối cảnh Việt Nam cũng đang đối mặt với xu hướng nợ công gia tăng nhanh chóng cả số tuyệt đối lẫn tương đối do dịch bệnh COVID-19 gây ra. Nghiên cứu này giúp tìm được ngưỡng nợ công tích cực đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, từ đó cung cấp cơ sở để Chính phủ có thể quản lý nợ công mà không tác động tiêu cực đến nền kinh tế. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Lý thuyết về nợ công và tăng trưởng kinh tế 2.1.1. Lý thuyết nợ công Nợ công là một khái niệm tương đối phức tạp, thường được hiểu là nợ ở khu vực công. Theo luật quản lý nợ công quy định nợ công bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương (Quốc hội, 2009) trong đó: “Nợ chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, ủy quyền phát hành theo quy định của pháp luật. Nợ Chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. 444 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh. Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ký kết, phát hành hoặc ủy quyền phát hành.” Hình 1. Cấu trúc hình thành nợ công tại Việt Nam (Nguồn: Tổng hợp tác giả từ Bộ Tài chính (MOF), báo cáo của Thủ tướng Chính phủ tại kỳ họp 8, Quốc hội khóa 13, WB) Nợ công không phải là xấu đối với nền kinh tế của một đất nước. Nhu cầu đầu tư lớn của Chính phủ trong khi ngân sách hạn hẹp, đã buộc chính phủ phải đi vay mượn. Nợ công đ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan hệ nợ công và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam: Cách tiếp cận ngưỡng nợ QUAN HỆ NỢ CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM: CÁCH TIẾP CẬN NGƯỠNG NỢ Lê Hoàng Đức1 Tóm tắt: Tình hình dịch bệnh COVID-19 cơ bản đã được kiểm soát ở nước ta, vấn đề đặt ra là làm sao để phục hồi kinh tế nhanh và bền vững. Để thực hiện mục tiêu này thì chính sách tài khóa mở rộng được ưu tiên lựa chọn, tuy nhiên chính sách đó lại làm nợ công gia tăng. Vậy thì ngưỡng nợ công nào tối ưu cho tăng trưởng kinh tế nước ta? Nghiên cứu này phân tích mối quan hệ giữa nợ công đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Bài viết sử dụng phương pháp ước lượng ngưỡng (Hansen, 1999) và phương pháp OLS dựa trên dữ liệu chuỗi thời gian của Việt Nam từ năm 1986-2021, để phân tích tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả nghiên cứu tìm ra ngưỡng nợ công/GDP tối ưu cho tăng trưởng kinh tế là 54,9%, và vùng ngưỡng công tích cực cho tăng trưởng kinh tế là: [45,29%, 55,7%]. Kết quả trên hàm ý rằng, Chính phủ cần thực hiện kỷ luật tài khóa để kiểm soát nợ công nằm trong ngưỡng cho phép để không ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế. Từ khóa: Nợ công, ngưỡng nợ, tăng trưởng kinh tế. 1. GIỚI THIỆU Hiện nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 cơ bản đã được kiểm soát trên quy mô toàn cầu, vấn đề đặt ra đối với các quốc gia là làm sao để phục hồi kinh tế nhanh và bền vững. Để thực hiện mục tiêu trên thì ưu tiên lựa chọn chính sách của các Chính phủ là mở rộng chính sách tài khóa. Chính sách này đòi hỏi Chính phủ cần một nguồn lực lớn về tài chính, trong khi đó, dịch bệnh đã làm nguồn thu của đất nước bị suy giảm. Chính vì lý do này, tình trạng cán cân ngân sách rơi vào thâm hụt nghiêm trọng, từ đó dẫn đến nợ công của đất nước gia tăng nhanh và có nguy cơ vượt ngưỡng cho phép. Theo Eaton (1993) cho rằng một quốc 1 Học viện Ngân hàng - Phân viện Phú Yên. Email: duclh.py@hvnh.edu.vn Phần 2. KINH TẾ HỌC 443 gia đi vay nợ vượt ngưỡng cho phép sẽ gây ra mất cân bằng giữa các thế hệ, và có thể gây ra sự chuyển giao nguồn lực giữa hiện tại và tương lai. Đồng thời, khi nợ vượt ngưỡng cho phép sẽ làm chậm sự tăng trưởng kinh tế. Thế nhưng, việc vay nợ là cần phải có trong giai đoạn đầu của sự phát triển đặc biệt là trong bối cảnh các nền kinh tế bị tổn thương do dịch bệnh COVID-19 gây ra. Việc quản lý nợ thông qua ngưỡng nợ mang tính trực quan và là công cụ quan trọng được sử dụng phổ biến của các Chính phủ, tuy nhiên việc quản lý nợ cần phải xem xét thêm các yếu tố ngoài ngưỡng nợ như: cơ cấu nợ, khả năng trả nợ trong tương lai, mục đích việc sử dụng nguồn vốn vay, đảm bảo được niềm tin của thị trường và có chiến lược quản lý nợ hợp lý. Nhưng, xét cho cùng thì quản lý nợ công nhằm mục đích đảm bảo mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế. Vậy thì, ngưỡng nợ công nào là an toàn cho nền kinh tế của nước ta? Trước bối cảnh Việt Nam cũng đang đối mặt với xu hướng nợ công gia tăng nhanh chóng cả số tuyệt đối lẫn tương đối do dịch bệnh COVID-19 gây ra. Nghiên cứu này giúp tìm được ngưỡng nợ công tích cực đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, từ đó cung cấp cơ sở để Chính phủ có thể quản lý nợ công mà không tác động tiêu cực đến nền kinh tế. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Lý thuyết về nợ công và tăng trưởng kinh tế 2.1.1. Lý thuyết nợ công Nợ công là một khái niệm tương đối phức tạp, thường được hiểu là nợ ở khu vực công. Theo luật quản lý nợ công quy định nợ công bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương (Quốc hội, 2009) trong đó: “Nợ chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, ủy quyền phát hành theo quy định của pháp luật. Nợ Chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. 444 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh. Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ký kết, phát hành hoặc ủy quyền phát hành.” Hình 1. Cấu trúc hình thành nợ công tại Việt Nam (Nguồn: Tổng hợp tác giả từ Bộ Tài chính (MOF), báo cáo của Thủ tướng Chính phủ tại kỳ họp 8, Quốc hội khóa 13, WB) Nợ công không phải là xấu đối với nền kinh tế của một đất nước. Nhu cầu đầu tư lớn của Chính phủ trong khi ngân sách hạn hẹp, đã buộc chính phủ phải đi vay mượn. Nợ công đ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Cách tiếp cận ngưỡng nợ Quan hệ nợ công Tăng trưởng kinh tế Chính sách tài khóa Kiểm soát nợ côngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô: Phần 1 - N. Gregory Mankiw, Vũ Đình Bách
117 trang 720 3 0 -
203 trang 347 13 0
-
Giáo trình Kinh tế vĩ mô 1: Phần 1 - ĐH Thương mại
194 trang 277 0 0 -
Nguồn lực tài chính phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở Việt Nam
3 trang 247 0 0 -
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô - PGS.TS. Nguyễn Văn Dần (chủ biên) (HV Tài chính)
488 trang 244 1 0 -
13 trang 192 0 0
-
Bài giảng Kinh tế phát triển: Chương 3 - PGS .TS Đinh Phi Hổ
35 trang 163 0 0 -
Tác động của lao động và nguồn vốn đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
5 trang 156 0 0 -
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và ngân sách giáo dục tại Việt Nam giai đoạn 2000-2012
4 trang 151 0 0 -
Bài tập lớn Kinh tế dầu khí: Chính sách tài khoá của Ả Rập Xê Út
15 trang 147 0 0