Danh mục

Quan hệ thân tộc vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 191.06 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quan hệ thân tộc của các tộc người vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc có tác động tích cực tới sự phát triển ở vùng biên giới thông qua các hoạt động thăm thân, tìm việc làm, kết hôn xuyên biên giới… Tuy nhiên, quan hệ tộc người xuyên biên giới cũng tiềm ẩn nhiều vấn đề xã hội phức tạp. Nhà nước cần tăng cường hơn nữa vai trò quản lý mối quan hệ thân tộc xuyên biên giới để phát triển xã hội và đảm bảo an ninh vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan hệ thân tộc vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8(105 Quan hệ thân tộc vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc Đặng Thị Hoa* Đậu Tuấn Nam** Tóm tắt: Quan hệ thân tộc của các tộc người vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc có tác động tích cực tới sự phát triển ở vùng biên giới thông qua các hoạt động thăm thân, tìm việc làm, kết hôn xuyên biên giới… Tuy nhiên, quan hệ tộc người xuyên biên giới cũng tiềm ẩn nhiều vấn đề xã hội phức tạp. Nhà nước cần tăng cường hơn nữa vai trò quản lý mối quan hệ thân tộc xuyên biên giới để phát triển xã hội và đảm bảo an ninh vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Từ khóa: Quan hệ thân tộc; vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc; quản lý phát triển xã hội. 1. Mở đầu Trong đời sống xã hội của các dân tộc thiểu số, quan hệ thân tộc luôn có vị trí quan trọng. Mỗi cá nhân luôn bị ảnh hưởng bởi các mối quan hệ của gia đình, dòng họ và các mối quan hệ khác trong xã hội. Mối quan hệ thân tộc được hình thành từ lâu đời, những thói quen, hành vi ứng xử trong quan hệ thân tộc luôn được mọi thành viên trong cộng đồng tuân thủ, từ đó hình thành những tập tục tồn tại từ nhiều đời nay. Các dân tộc thiểu số cư trú hai bên đường biên giới có chung nhiều phong tục tập quán, có chung đặc điểm văn hóa tộc người, do vậy trong quan hệ, thân tộc có những đặc điểm chung và có mối liên hệ mật thiết với đồng tộc ở bên kia biên giới. Kể từ khi đường biên giới được phân định rõ ràng và có chính sách quản lý đường biên theo luật pháp của mỗi quốc gia, quan hệ thân tộc vẫn được duy trì, thậm chí còn được mở rộng. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, các mối quan hệ thân tộc đang đặt ra nhiều vấn đề về quản lý và phát triển xã hội ở vùng biên giới. Bài viết này phân tích đặc điểm, ảnh hưởng quan hệ thân tộc vùng biên giới Viêt Nam Trung Quốc, giải pháp quản lý của Nhà nước đối với quan hệ này.* 2. Đặc điểm quan hệ thân tộc vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc Quan hệ thân tộc bắt nguồn từ những mối quan hệ về hôn nhân và quan hệ dòng họ. Mối quan hệ thân tộc là tổ chức xã hội của hoạt động sinh sản hay mối quan hệ thân tộc dựa trên sự công nhận của xã hội về thực tế sinh học của mối quan hệ bà con thân thuộc [12, tr.460 - 461]. Một trong những mối quan hệ quan trọng của thân tộc là mối quan hệ dòng họ. Nguyên tắc của quan hệ dòng họ bao gồm (*) Tiến sĩ, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. ĐT: 0913556796. Email: danghoavdth@yahoo.com. Bài viết là sản phẩm nghiên cứu của đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu mối quan hệ tộc người ở vùng biên giới với Trung Quốc góp phần ổn định xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Tây Bắc”. (**) Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Khu vực I. 96 Đặng Thị Hoa, Đậu Tuấn Nam sự truyền lại và sự kết hợp giữa các mối liên hệ cha mẹ và con cái thành một nhóm xã hội [5, tr.256 - 258]. Sự phát triển của các nhóm dòng họ làm cho mối quan hệ thân tộc trở nên rất quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Quan hệ thân tộc là các mối quan hệ gia đình, quan hệ họ hàng (theo huyết thống hay thông qua hôn nhân). Quan hệ thân tộc xuyên biên giới là của quan hệ tộc người xuyên quốc gia thông qua quan hệ hôn nhân, quan hệ dòng họ, quan hệ gia đình xuyên biên giới. Theo các nhà nhân học, quan hệ gia đình và quan hệ dòng tộc là sự khởi nguồn cho các mối quan hệ khác trong xã hội. Do đặc điểm văn hóa, lịch sử, phần lớn các tộc người cư trú xen kẽ dọc các tuyến biên giới đều có mối quan hệ đồng tộc, quan hệ họ hàng thân thích. Các nhóm cư dân này có chung nguồn gốc, tương đồng về ngôn ngữ, phong tục tập quán và đặc biệt là cư trú trong một khu vực địa lý cận kề. Chính vì vậy, các mối quan hệ tộc người xuyên biên giới cũng thường được bắt nguồn từ các mối quan hệ gia đình, thân tộc ở vùng biên giới. Các cộng đồng dân cư hai bên đường biên giới ở các tỉnh miền núi thường có quan hệ dòng tộc và quan hệ hôn nhân. Ngoài ra, giữa các cộng đồng này còn có các mối quan hệ giao lưu khác như tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội, kinh tế… Vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc là địa bàn cư trú chủ yếu của người dân tộc thiểu số thuộc các nhóm nói ngôn ngữ Tày Thái (Tày, Nùng, Giáy, Bố Y…), Tạng Miến (Hà Nhì, La Hủ, Phù Lá, Lô Lô, Cống…), Mông - Dao và Hán (Mông, Dao, Hoa, Ngái, Sán Dìu…). Các làng bản cư trú sát biên giới và tạo thành các quần thể dân 97 cư đông đúc (nhất là dọc các triền núi hoặc các con sông lớn). Đồng bào các dân tộc cư trú sát đường biên giới ở Việt Nam có quan hệ mật thiết với người dân vùng biên giới của Trung Quốc, vì hai bên có cùng văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quán và có mối quan hệ họ hàng, gia đình mật thiết. Người dân hai nước ở khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc từ lâu đã có mối quan hệ đồng tộc, thân tộc gần gũi, mật thiết và gắn bó giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Mối quan hệ thân thiết và gần gũi giữa hai nước cũng là điều kiện thuận lợi cho người dân hai bên biên giới gắn bó chặt chẽ hơn và có quan hệ giao lưu, phát triển. Các quan hệ thân tộc ở đây chủ yếu là quan hệ gia đình ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: