Danh mục

Quan hệ thương mại hàng hóa Việt Nam - Trung Quốc từ năm 2018 đến năm 2023 và những vấn đề đặt ra

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 442.50 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Quan hệ thương mại hàng hóa Việt Nam - Trung Quốc từ năm 2018 đến năm 2023 và những vấn đề đặt ra" tập trung phân tích sự cần thiết phải phát triển quan hệ thương mại hàng hóa Việt Nam - Trung Quốc và thực trạng quan hệ thương mại hàng hóa Việt Nam - Trung Quốc trong những năm qua; trên cơ sở đó chỉ ra những vấn đề cần giải quyết và những giải pháp cần thực hiện để mối quan hệ hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng đi vào ổn định, bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan hệ thương mại hàng hóa Việt Nam - Trung Quốc từ năm 2018 đến năm 2023 và những vấn đề đặt ra KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI 05. QUAN HỆ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓAVIỆT NAM - TRUNG QUỐC TỪ NĂM 2018 ĐẾN NĂM 2023 VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ThS. Bùi Thu Huyền* Tóm tắt Trung Quốc là nước láng giềng của Việt Nam. Từ xa xưa, quan hệ ngoại giao, kinh tế,thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được hình thành như một tất yếukhách quan. Những biến động về chính trị, xã hội trong lịch sử và ở hiện tại có thể ảnh hưởngtiêu cực nhưng chưa bao giờ làm triệt tiêu hoàn toàn mối quan hệ giữa hai nước. Trong chặngđường hơn 7 thập niên, kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao (năm 1950) đến nay, hợp tácluôn là dòng chảy chính trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Từ khóa: quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc, thương mại hàng hóa Việt Nam -Trung Quốc, bình thường hóa quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc1. ĐẶT VẤN ĐỀ Quan hệ thương mại giữa các quốc gia là một quá trình tất yếu, có lịch sử phát triển lâudài. Nguồn gốc của quan hệ thương mại xuất phát từ nhu cầu lao động và sự phát triển vănminh trong mối quan hệ giữa con người với con người. Bản chất của quan hệ thương mại làviệc trao đổi hàng hóa giữa các nước, hoạt động này đã trở thành nhu cầu tất yếu nhằm pháttriển hoạt động thương mại quốc tế nói chung và phát triển kinh tế của từng quốc gia nóiriêng. Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế quốc tế hiện nay, quan hệ thươngmại hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc đã trở thành một trong những yếu tố không thểthiếu trong quá trình phát triển kinh tế của hai quốc gia. Hoạt động này giúp cả hai quốc giakhai thác tối đa lợi thế riêng có của mình để sản xuất hàng hóa, đồng thời khai thác lợi thếsản xuất hàng hóa của các quốc gia khác để gia tăng hiệu quả kinh tế trong nền kinh tế thị* Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì 93KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIAtrường. Bài viết này tập trung phân tích sự cần thiết phải phát triển quan hệ thương mại hànghóa Việt Nam - Trung Quốc và thực trạng quan hệ thương mại hàng hóa Việt Nam - TrungQuốc trong những năm qua; trên cơ sở đó chỉ ra những vấn đề cần giải quyết và những giảipháp cần thực hiện để mối quan hệ hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng đi vàoổn định, bền vững.2. NỘI DUNG2.1. Sự cần thiết phải phát triển quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam vàTrung Quốc Thực tế đã chứng minh rằng, con người muốn tồn tại và phát triển phải có mối liên kếtchặt chẽ với nhau. Trên phạm vi quốc tế, một quốc gia muốn phát triển phải liên kết với cácquốc gia khác. Đối với các quốc gia có chung đường biên giới, việc củng cố và nâng cao hiệuquả quan hệ thương mại có ý nghĩa hơn rất nhiều. Thực tế cho thấy, việc thiết lập quan hệthương mại với các nước có chung biên giới không chỉ giúp phát triển kinh tế của nước sở tạimà còn giúp ổn định chính trị và tạo lập mối quan hệ láng giềng hữu hảo. Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, việc phát triển quan hệ thương mại vớiTrung Quốc, một nước lớn có chung đường biên giới là thuận với xu thế quốc tế, phù hợpvới đường lối đối ngoại “muốn làm bạn với tất cả các nước” của Việt Nam nhằm tạo ra môitrường hòa bình, ổn định, giữ vững an ninh, biên giới quốc gia. Đồng thời, góp phần củng cốmối quan hệ “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”mà Tổng Bí thư của hai Đảng Cộng sản đã đề ra và phù hợp với chính sách đối ngoại của hainước “hòa thuận với láng giềng, giàu có với láng giềng, an ninh với láng giềng”. Trong quanhệ thương mại với Trung Quốc, quan hệ thương mại hàng hóa đã có từ rất lâu và chiếm tỷtrọng lớn, chi phối quy mô, mang lại giá trị kinh tế cao cho cả hai nước. Đối với Việt Nam, Trung Quốc là nước láng giềng “núi liền núi, sông liền sông”, có nềnkinh tế quy mô lớn tăng trưởng mạnh. Sự phát triển kinh tế của Trung Quốc có ảnh hưởngrất lớn tới Việt Nam thông qua hoạt động thương mại hàng hóa. Trong lĩnh vực nông nghiệp,kể từ khi chính thức bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, nông nghiệp của Việt Namđã phát triển và đạt một số thành tựu như: tăng cường trao đổi hàng hóa nông, lâm, hải sảnvới Trung Quốc hiệu quả, nhất là nguyên liệu cao su. Trung Quốc là thị trường khá dễ tính,không đòi hỏi chất lượng quá cao nên có vai trò quan trọng trong sản xuất nông, lâm nghiệpvà xuất khẩu của Việt Nam. Việt Nam cũng nhập được nhiều thiết bị, vật tư, giống cây trồng,vật nuôi cần thiết cho nông nghiệp trong nước. Việc trao đổi này không đòi hỏi ngoại tệmạnh, thời gian mua bán nhanh, thuận tiện cho việc đưa sản phẩm vào sử dụng. Trong lĩnhvực công nghiệp và xây dựng, Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc rất nhiều sản phẩm như:máy móc, thiết bị, hóa chất, các phương tiện vận tải, công nghệ phục vụ cho một số lĩnh vựcsản xuất công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng… Ngoài ra, còn có máy móc nông nghiệpvà chế biến lâm sản, nông sản, thiết bị cho sản xuất xi măng lò đứng và cho máy móc ngànhdệt, thiết bị, máy móc sản xuất phân bón và các loại máy phát điện cỡ nhỏ... Các thiết bị,94 ...

Tài liệu được xem nhiều: