QUAN HỆ VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC TỪ CÁI NHÌN HỆ THỐNG
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 170.66 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Quan hệ giữa văn hoá và văn học, tự thân nó, là một câu chuyện cũ. Và, như người ta thường nói, cũ như trái đất. Thế mà hiện nay, chính trái đất cũng đang mỗi ngày một phẳng(1), nên có làm mới mối quan hệ này, cho ngang với mặt bằng thế giới, tưởng cũng là điều cần thiết. Trên đây chỉ là cách nói ẩn dụ. Trong khoa học nói chung và khoa học văn học nói riêng, làm mới một vấn đề cũ, nhất là vấn đề muôn thủa, thì không phải là làm thay đổi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
QUAN HỆ VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC TỪ CÁI NHÌN HỆ THỐNG QUAN HỆ VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC TỪ CÁI NHÌN HỆ THỐNG PGS.TS. Đỗ Lai Thúy Viện Văn hoá - Nghệ thuật (HN) Quan hệ giữa văn hoá và văn học, tự thân nó, là một câu chuyện cũ. Và, như người ta thường nói, cũ như trái đất. Thế mà hiện nay, chính trái đất cũng đang mỗi ngày một phẳng(1), nên có làm mới mối quan hệ này, cho ngang với mặt bằng thế giới, tưởng cũng là điều cần thiết. Trên đây chỉ là cách nói ẩn dụ. Trong khoa học nói chung và khoa học văn học nói riêng, làm mới một vấn đề cũ, nhất là vấn đề muôn thủa, thì không phải là làm thay đổi bản thân vấn đề đó, mà đổi thay cái nhìn về nó. Trước đây, quan hệ văn hóa và văn học được coi là quan hệ tương hỗ. Thứ quan hệ ngang bằng của hai hình thái ý thức xã hội cùng thuộc thượng tầng kiến trúc, cùng phản ánh một cơ sở hạ tầng. Bởi thế, nghiên cứu văn hóa thì văn học được coi như một nguồn tài liệu, còn nghiên cứu văn học thì lại tìm thấy ở nó những chủ đề văn hóa, cũng là một kiểu tài liệu. Như vậy, văn hóa và văn học làm tài liệu nghiên cứu cho nhau(2). Quan hệ này mang tính bề ngoài, đôi khi tình cờ, không bộc lộ bản chất của nhau. Gần đây, nhờ UNESCO phát động những thập kỷ phát triển văn hóa, nhờ thức nhận văn hóa là động lực của phát triển, nên quan hệ văn hóa và văn học được chú ý nhiều hơn. Đặc biệt, khi xuất hiện văn hóa học và nhân học văn hóa thì văn hóa bắt đầu được coi là nhân tố chi phối văn học. Đã có một số tác giả đi theo hướng nghiên cứu này như Trần Đình Hượu, Trần Ngọc Vương, Đỗ Lai Thúy, Trần Nho Thìn(3)... Và, khi một số công trình của M.Bakhtin được dịch và giới thiệu(4) ở Việt Nam thì hướng đi này càng được khẳng định. Tuy nhiên, ở đây, dường như chưa có sự thức nhận lý thuyết, sự mạch lạc lý thuyết khi đụng đến mối quan hệ văn hóa- văn học. Văn hóa chi phối văn học thì đúng rồi, nhưng tại sao và như thế nào thì, thiết nghĩ, cần được làm rõ. Ngày nay, hẳn ai cũng thừa nhận văn hóa là một tổng thể, một hệ thống, bao gồm nhiều yếu tố trong đó có văn học(5). Như vậy, văn hóa chi phối văn học với tư cách là hệ thống chi phối yếu tố, toàn thể chi phối bộ phận. Đây là quan hệ bất khả kháng. Tuy nhiên, văn học so với các yếu tố khác là một yếu tố mạnh và năng động. Bởi thế, nó luôn có xu hướng đi trượt ra ngoài hệ thống. Trong khi đó thì hệ thống, nhất là hệ thống văn hóa, luôn có xu hướng duy trì sự ổn định, như vậy, sự xung đột, sự chống lại của văn học đối với văn hóa là không thể tránh khỏi. Nhưng nhờ thế mà văn học có sáng tạo. Sáng tạo những giá trị mới cho bản thân nó và cho hệ thống. Sáng tạo lớn thì có thể dẫn tới sự thay đổi của hệ thống. Nếu văn học chỉ là một bộ phận của văn hóa, một yếu tố trong hệ thống văn hóa thì nó không thể và không có quyền vượt mặt hệ thống để tiếp xúc hoặc tác động trực tiếp đến hệ thống xã hội, mà phải gián tiếp qua hệ thống văn hóa. Từ đây, có thể thấy văn học nếu có chức năng phản ánh hiện thực thì cũng không thể phản ánh trực tiếp được mà chỉ có thể phản ánh thông qua lăng kính văn hóa, thông qua bộ lọc của các giá trị văn hóa. Nhờ thế mà tránh được sự phản ánh gương phản ánh một cách trần trụi. Và, có lẽ, cũng nhờ thế mà tạo cho văn học một lối phản ánh đặc trưng, phản ánh, như người ta thường nói, có nghệ thuật. Nhưng liệu một tia sáng phản chiếu mà phải đi qua một bầu khí quyển văn hóa với nhiều khúc xạ như vậy thì có còn nguyên giá trị phản ánh hay chỉ còn là giá trị thẩm mỹ? Vì thế, cũng có thể kết luận rằng, văn học không thể có ảnh hưởng tức thời, trực tiếp đến hành động của con người mà chỉ có thể tác động đến con người với tư cách là chủ/khách thể của văn hóa, làm cho con người biến chuyển rồi mới phát sinh hành động cụ thể. Nếu văn học chỉ là một bộ phận của văn hóa và chỉ quan hệ với hệ thống xã hội thông qua hệ thống văn hóa, thì khung nghiên cứu của văn học cũng phải là khung văn hóa. Vậy mà cho đến nay, nghiên cứu văn học Việt Nam chỉ được tiến hành trên một cái khung duy nhất là năm hình thái kinh tế - xã hội. Do sự khập khiễng này, nhiều nhà nghiên cứu đã vấp phải những vấn đề nan giải(6). Bởi vậy, cần phải tìm một khung nghiên cứu phù hợp hơn. Đó là cách tiếp cận văn minh(7). Cho đến nay loài người đã trải qua ba giai đoạn văn minh lớn, cơ bản: Văn minh gốc tự nhiên, văn minh gốc kỹ thuật và văn minh gốc con người. Sự phân biệt này của G.Diligenski cũng tương tự như A.Toffler với ba làn sóng văn minh: văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp và văn minh hậu công nghiệp (tức văn minh trí tuệ). Nếu cách tiếp cận hình thái chỉ lấy một mặt nào đó trong đời sống làm cơ sở, thì cách tiếp cận văn minh lấy con người tổng thể với muôn mặt hành động và đời sống của nó làm cơ sở. Nếu ở cách tiếp cận hình thái, văn hóa chỉ được coi là một bộ phận của đời sống xã hội, thì với cách tiếp cận văn minh, văn hóa không thể chỉ được xem ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
QUAN HỆ VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC TỪ CÁI NHÌN HỆ THỐNG QUAN HỆ VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC TỪ CÁI NHÌN HỆ THỐNG PGS.TS. Đỗ Lai Thúy Viện Văn hoá - Nghệ thuật (HN) Quan hệ giữa văn hoá và văn học, tự thân nó, là một câu chuyện cũ. Và, như người ta thường nói, cũ như trái đất. Thế mà hiện nay, chính trái đất cũng đang mỗi ngày một phẳng(1), nên có làm mới mối quan hệ này, cho ngang với mặt bằng thế giới, tưởng cũng là điều cần thiết. Trên đây chỉ là cách nói ẩn dụ. Trong khoa học nói chung và khoa học văn học nói riêng, làm mới một vấn đề cũ, nhất là vấn đề muôn thủa, thì không phải là làm thay đổi bản thân vấn đề đó, mà đổi thay cái nhìn về nó. Trước đây, quan hệ văn hóa và văn học được coi là quan hệ tương hỗ. Thứ quan hệ ngang bằng của hai hình thái ý thức xã hội cùng thuộc thượng tầng kiến trúc, cùng phản ánh một cơ sở hạ tầng. Bởi thế, nghiên cứu văn hóa thì văn học được coi như một nguồn tài liệu, còn nghiên cứu văn học thì lại tìm thấy ở nó những chủ đề văn hóa, cũng là một kiểu tài liệu. Như vậy, văn hóa và văn học làm tài liệu nghiên cứu cho nhau(2). Quan hệ này mang tính bề ngoài, đôi khi tình cờ, không bộc lộ bản chất của nhau. Gần đây, nhờ UNESCO phát động những thập kỷ phát triển văn hóa, nhờ thức nhận văn hóa là động lực của phát triển, nên quan hệ văn hóa và văn học được chú ý nhiều hơn. Đặc biệt, khi xuất hiện văn hóa học và nhân học văn hóa thì văn hóa bắt đầu được coi là nhân tố chi phối văn học. Đã có một số tác giả đi theo hướng nghiên cứu này như Trần Đình Hượu, Trần Ngọc Vương, Đỗ Lai Thúy, Trần Nho Thìn(3)... Và, khi một số công trình của M.Bakhtin được dịch và giới thiệu(4) ở Việt Nam thì hướng đi này càng được khẳng định. Tuy nhiên, ở đây, dường như chưa có sự thức nhận lý thuyết, sự mạch lạc lý thuyết khi đụng đến mối quan hệ văn hóa- văn học. Văn hóa chi phối văn học thì đúng rồi, nhưng tại sao và như thế nào thì, thiết nghĩ, cần được làm rõ. Ngày nay, hẳn ai cũng thừa nhận văn hóa là một tổng thể, một hệ thống, bao gồm nhiều yếu tố trong đó có văn học(5). Như vậy, văn hóa chi phối văn học với tư cách là hệ thống chi phối yếu tố, toàn thể chi phối bộ phận. Đây là quan hệ bất khả kháng. Tuy nhiên, văn học so với các yếu tố khác là một yếu tố mạnh và năng động. Bởi thế, nó luôn có xu hướng đi trượt ra ngoài hệ thống. Trong khi đó thì hệ thống, nhất là hệ thống văn hóa, luôn có xu hướng duy trì sự ổn định, như vậy, sự xung đột, sự chống lại của văn học đối với văn hóa là không thể tránh khỏi. Nhưng nhờ thế mà văn học có sáng tạo. Sáng tạo những giá trị mới cho bản thân nó và cho hệ thống. Sáng tạo lớn thì có thể dẫn tới sự thay đổi của hệ thống. Nếu văn học chỉ là một bộ phận của văn hóa, một yếu tố trong hệ thống văn hóa thì nó không thể và không có quyền vượt mặt hệ thống để tiếp xúc hoặc tác động trực tiếp đến hệ thống xã hội, mà phải gián tiếp qua hệ thống văn hóa. Từ đây, có thể thấy văn học nếu có chức năng phản ánh hiện thực thì cũng không thể phản ánh trực tiếp được mà chỉ có thể phản ánh thông qua lăng kính văn hóa, thông qua bộ lọc của các giá trị văn hóa. Nhờ thế mà tránh được sự phản ánh gương phản ánh một cách trần trụi. Và, có lẽ, cũng nhờ thế mà tạo cho văn học một lối phản ánh đặc trưng, phản ánh, như người ta thường nói, có nghệ thuật. Nhưng liệu một tia sáng phản chiếu mà phải đi qua một bầu khí quyển văn hóa với nhiều khúc xạ như vậy thì có còn nguyên giá trị phản ánh hay chỉ còn là giá trị thẩm mỹ? Vì thế, cũng có thể kết luận rằng, văn học không thể có ảnh hưởng tức thời, trực tiếp đến hành động của con người mà chỉ có thể tác động đến con người với tư cách là chủ/khách thể của văn hóa, làm cho con người biến chuyển rồi mới phát sinh hành động cụ thể. Nếu văn học chỉ là một bộ phận của văn hóa và chỉ quan hệ với hệ thống xã hội thông qua hệ thống văn hóa, thì khung nghiên cứu của văn học cũng phải là khung văn hóa. Vậy mà cho đến nay, nghiên cứu văn học Việt Nam chỉ được tiến hành trên một cái khung duy nhất là năm hình thái kinh tế - xã hội. Do sự khập khiễng này, nhiều nhà nghiên cứu đã vấp phải những vấn đề nan giải(6). Bởi vậy, cần phải tìm một khung nghiên cứu phù hợp hơn. Đó là cách tiếp cận văn minh(7). Cho đến nay loài người đã trải qua ba giai đoạn văn minh lớn, cơ bản: Văn minh gốc tự nhiên, văn minh gốc kỹ thuật và văn minh gốc con người. Sự phân biệt này của G.Diligenski cũng tương tự như A.Toffler với ba làn sóng văn minh: văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp và văn minh hậu công nghiệp (tức văn minh trí tuệ). Nếu cách tiếp cận hình thái chỉ lấy một mặt nào đó trong đời sống làm cơ sở, thì cách tiếp cận văn minh lấy con người tổng thể với muôn mặt hành động và đời sống của nó làm cơ sở. Nếu ở cách tiếp cận hình thái, văn hóa chỉ được coi là một bộ phận của đời sống xã hội, thì với cách tiếp cận văn minh, văn hóa không thể chỉ được xem ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
văn hóa học triết học khoa học xã hội nhân văn giá trị văn hóa bản sắc văn hóaTài liệu liên quan:
-
27 trang 350 2 0
-
Tiểu luận triết học - Ý thức và vai trò của ý thức trong đời sống xã hội
13 trang 292 0 0 -
Tiểu luận: Lý thuyết xã hội học
40 trang 266 0 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 259 0 0 -
Tiểu luận triết học - Vận dụng quan điểm cơ sở lý luận về chuyển đổi nền kinh tế thị trường
17 trang 256 0 0 -
Tiểu luận: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến Đông Bắc Á
12 trang 214 0 0 -
9 trang 208 0 0
-
Tiểu luận: Tìm hiểu thực trạng giáo dục Đại Học hiện nay ở nước ta
27 trang 207 0 0 -
12 trang 154 0 0
-
15 trang 137 0 0