Danh mục

Quan hệ xã hội và tội phạm vị thành niên - Mai Quỳnh Nam

Số trang: 0      Loại file: pdf      Dung lượng: 171.74 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (0 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mấy năm trở lại đây tội phạm vị thành niên có chiều hướng tăng cao, tình trạng này đang là nỗi nhức nhối của toàn xã hội. Trong bối cảnh của những biến đổi xã hội với tác động kinh tế thị trường, các yếu tố kinh tế, lợi ích cá nhân được đề cao,... Nhằm giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này, mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết "Quan hệ xã hội và tội phạm vị thành niên" dưới đây.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan hệ xã hội và tội phạm vị thành niên - Mai Quỳnh NamXã hội học số 4 (56), 1996 45 Quan hệ xã hội và tội phạm vị thành niên MAI QUỲNH NAM Mấy năm trở lại đây, tội phạm vị thành niên có chiều hướng tăng lên. Tình trạng này đang là nỗi nhức nhốicủa toàn xã hội. Trong bối cảnh của những biến đổi xã hội với tác động của kinh tế thị trường, các yếu tố kinhtế, lợi ích cá nhân được đề cao, đã ảnh hưởng đến các chuẩn mực, các giá trị từng ổn định trong đời sống cộngđồng. Khi tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội chưa được củng cố bền vững thì các hành vi lệch chuẩn cũngnảy sinh. Theo số liệu trong Báo cáo quốc gia của Bộ Tư pháp được trình bày tại Hội nghị tư vấn khu vực Đông Á vàThái Bình Dương về Công ước về quyền trẻ em, tổ chức tại Hà Nội, tháng 4 năm 1995, tỷ lệ trẻ em phạm tộitrong tổng số các vụ án hình sự hàng năm chiếm khoảng 13%. Riêng trong các năm 1993 - 1994, tỷ lệ các loạitội phạm do trẻ em gây ra như sau: - Các tội xâm phạm quyền sở hữu: 65% (Trong đó tội trộm cắp tài sản của công dân chiếm : 38,72%) - Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm danh dự của con người: 22,29% - Các tội xâm phạm trật tự công cộng: 4,54% - Các tội khác: 8,15% Chỉ số về độ tuổi, giới tính, thân nhân của trẻ em phạm tội như sau: - Từ 14 - 16 tuổi: 27,45% - Nữ: 1,72% - Phạm tội lần đầu: 49,44% - Đã thôi học: 54,50% - Lang thang cơ nhỡ: 12,66% - Đồng phạm với người lớn: 22,79% - Bố, mẹ không có nghề nghiệp ổn định: 9,32% - Bố, mẹ ly hôn: 2,12% - Không còn bố hoặc mẹ: 3,44% 1 Sự gia tăng tội phạm ở lứa tuổi vị thành niên là một hiện tượng xã hội, do đó, việc phân tích và tìm hiểu tìnhtrạng này cần xem xét trong mối tương tác với các quan hệ xã hội vào bối cảnh thực tế của xã hội hiện nay, đểthấy những tác động xã hội dẫn đến tình trạng trẻ em làm trái pháp luật và đề ra các biện pháp nhằm hạn chếtình hình này. 1 . Dẫn theo VŨ NGỌC BÌNH : Tư pháp người chưa thành niên và quyền trẻ em. Nxb chính trị Quốc gia. Hà Nội 1996,tr 32, 33 . Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn46 Quan hệ xã hội và tội phạm vị thành niên Về mặt pháp lý, vị thành niên là những người chưa có tư cách pháp nhân, nói chung, đó là những ngườidưới 18 tuổi. Luật pháp thường phân biệt những vị thành niên không chịu án (dưới 15 tuổi) và các vị thành niênchịu án hạn chế (dưới 18 tuổi). Theo quan điểm xã hội học, quan hệ xã hội được hiểu là các quan hệ giữa những tập đoàn người (hoặc nhómngười) có địa vị khác nhau trong xã hội, họ tham gia không giống nhau vào đời sống kinh tế, chính trị, xã hội.Những tập đoàn người (hoặc nhóm người) này có những khác biệt về lối sống, về thu nhập và nguồn thu nhập,có cả những khác biệt về hành vi xã hội, trong mối tương tác với các thiết chế xã hội, các chuẩn mực xã hộithông qua các quy định chính thức và không chính thúc được coi là khuôn mẫu ứng xử của các cá nhân, cácnhóm, hoặc của cộng đồng trong các quá trình xã hội. Theo hướng ấy, việc tìm hiểu vấn đề tội phạm vị thànhniên từ phía tiếp cận xã hội học pháp luật trước hết cần đặt ra trong mối quan hệ với gia đình. Khi nói gia đình là tế bào của xã hội là để xem xét gia đình như một yếu tố trong sự cấu thành xã hội tổngthể. Song, gia đình còn là một thiết chế, do đó, nó phải tuân theo những chuẩn mực, những giá trị, những quanhệ pháp lý được xã hội quy định. Có thực tế hiện nay, một số người làm cha, làm mẹ, do quá chạy theo các hoạtđộng kinh tế nên đã coi nhẹ việc giáo dục con cái. Việc học tập của con hầu như được phó thác cho nhà trường.Hoạt động kiêm soát và duy trì các chuẩn mực, các giá trị đạo đức của gia đình bị xem nhẹ. Con cái họ làm gì?Tiếp xúc với những ai? Tiêu dùng những sản phẩm văn hóa nào? Họ không hay biết. Đây là khoảng trống đểthiếu niên nảy sinh các hiện tượng lệch chuẩn, sa vào các tệ nạn mại dâm, tiêm chích ma túy, cờ bạc, nơi dungdưỡng các nguy cơ phạm tội. Từ đó, kết quả học tập và làm việc của các thiếu niên này giảm sút. Nhiều ngườitrong số họ không có khả năng tìm kiếm việc làm, một số khác bị sa thải khỏi nơi làm việc, học tập. Mối đồngcảm về sự bất trắc trong thân phận xã hội của các nhân đã tập hợp các thiếu niên này vào các nhóm khôngchính thức. Tính ẩn danh của các nhóm không chính thức càng cao thì càng lộ rõ khả năng xa rời các chuẩn mựcxã hội và đến gần các hành vi phạm pháp. Sự gương mẫu của cha mẹ rất có ý nghĩa trong việc hình thành nhân cách con cái. Hành vi của đứa con chịuảnh hưởng bởi hành vi ứng xử của cha mẹ. Đáng tiếc, hiện nay, một số người làm cha, làm mẹ đang là nhưngtấm gương xấu trước con cái họ. Việc tìm hiểu các quan hệ nhân thân ở 3218 bị can chưa thành niên tại Hà Nộicho thấy 41% trong số họ có cha, mẹ làm nghề bất chính; 58% có cha, mẹ nghiện rượu 47,8% có cha, mẹ mangtiền án, tiền sự; 70% có anh, chị em đã ngồi tù 1 . Tình yêu thương của các quan hệ hôn nhân, huyết thống tạo nên mái ấm gia đình. Gia đình ổn định, khi mốiliên hệ giữa cha mẹ với con cái thường xuyên bền chặt. Hiện nay, tình trạng ly hôn đang có chiều hướng tănglên, đặc biệt tại các khu vực đô thị. Năm 1981, cứ 9 cặp kết hôn có 1 cặp ly hôn, vào năm 1986, tỷ lệ này là 5/1.Khi ly hôn, cấu trúc gia đình tháo gỡ, các chức năng gia đình cũng tổn thương. Hiện tượng hữu sinh vô dưỡn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: