Danh mục

Quản lí đội ngũ giảng viên dựa vào năng lực - cách tiếp cận hiệu quả trong quản lí và phát triển nguồn nhân lực

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 249.51 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quản lý đội ngũ giảng viên dựa vào năng lực sẵn có của họ là phương thức hữu hiệu nhằm phát huy thế mạnh của nguồn lực này trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. Bài viết đưa ra một số trao đổi về bản chất và nguyên tắc của việc quản lý đội ngũ giảng viên dựa vào năng lực.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản lí đội ngũ giảng viên dựa vào năng lực - cách tiếp cận hiệu quả trong quản lí và phát triển nguồn nhân lựcTẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 33/2019 139 QUẢN LÍ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN DỰA VÀO NĂNG LỰC - CÁCH TIẾP CẬN HIỆU QUẢ TRONG QUẢN LÍ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Vũ Tiến Dũng Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội Tóm tắt: Quản lí dựa vào năng lực là cách tiếp cận thực chất và hiệu quả trong quản lí nguồn nhân lực hay quản lí nhân sự. Quản lý đội ngũ giảng viên dựa vào năng lực sẵn có của họ là phương thức hữu hiệu nhằm phát huy thế mạnh của nguồn lực này trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. Bài viết đưa ra một số trao đổi về bản chất và nguyên tắc của việc quản lý đổi ngũ giảng viên dựa vào năng lực. Từ khóa: Quản lí; giảng viên; phát triển; tiếp cận; năng lực Nhận bài ngày 08.7.2019; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 08.8.2019 Liên hệ tác giả: Vũ Tiến Dũng; Email: dungmt71@gmail.com1. MỞ ĐẦU Trong bối cảnh đẩy mạnh đổi mới giáo dục nói chung, phát triển giáo dục đại học nóiriêng hiện nay, đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về quản lí đội ngũ giảng viên theotiếp cận quản lí nguồn nhân lực; về dạy học, giáo dục, đào tạo theo tiếp cận năng lực [1],[2], [3], [5]... Nhiều đề tài, bài báo khoa học về quản lí giáo dục có đề cập đến công tácquản lí, song tiếp cận năng lực lại là định hướng của dạy học hay đào tạo chứ không phảicủa quản lí hay quản lí giáo dục, quản lí nhân sự. Cũng có nhiều đề tài nghiên cứu quản líđào tạo theo tiếp cận năng lực, nhưng không phải là tiếp cận dưới góc độ quản lí, mà là tiếpcận trong dạy học. Vấn đề quản lí nhân sự theo tiếp cận năng lực hay quản lí nhân sự dựavào năng lực trong nhà trường chưa được nghiên cứu cụ thể. Coi quản lí đội ngũ giảng viêndựa vào năng lực là một cách tiếp cận hiệu quả, bài viết trao đổi thêm về bản chất, vai tròcủa quản lí dựa vào năng lực trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, giúp giảngviên phát triển năng lực nghề nghiệp dựa vào chính tiềm năng của mình.2. NỘI DUNG2.1. Quản lí đội ngũ giảng viên Quản lí đội ngũ giảng viên là một trong những nhiệm vụ quản lí giáo dục và quản línhà trường. Đặng Thành Hưng [6] xem quản lí là một dạng lao động đặc biệt nhằm gây140 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘIảnh hưởng, điều khiển, phối hợp lao động của người khác hoặc của nhiều người kháctrong cùng tổ chức hoặc cùng công việc nhằm thay đổi hành vi và ý thức của họ, địnhhướng và tăng hiệu quả lao động của họ, để đạt mục tiêu của tổ chức hoặc lợi ích củacông việc cùng sự thỏa mãn của những người tham gia. Từ quan niệm và khái niệm độingũ giảng viên - nguồn nhân lực giảng dạy ở trường cao đẳng, đại học - trên, có thể xácđịnh khái niệm quản lí đội ngũ giảng viên như sau: Quản lí đội ngũ giảng viên là quản lí nhân sự và nguồn nhân lực giảng dạy, nghiêncứu khoa học và tham gia tư vấn khoa học kỹ thuật trong nhà trường theo luật định, chínhsách nghề nghiệp, qui chế tổ chức và chuyên môn của nhà nước cũng như những qui địnhcụ thể của mỗi nhà trường trong điều kiện tự chủ và chịu trách nhiệm. Quản lí đội ngũ giảng viên thực hiện các chức năng chủ yếu sau:  Định hướng hoạt động và phương hướng phát triển của tập thể và mỗi thành viêntrong bộ máy giảng dạy của trường.  Tạo điều kiện thuận lợi để sẵn sàng thay đổi cơ cấu, cải thiện chất lượng và hiệu quảhoạt động của đội ngũ giảng viên và cá nhân mỗi giảng viên khi cần thiết hoặc khi bướcvào nhiệm vụ mới.  Tạo ra sự phát triển trong cơ cấu, chất lượng và trình độ chuyên môn của đội ngũgiảng viên nói chung của trường và của mỗi giảng viên sau chu kỳ hay giai đoạn nhất định,tùy theo tầm nhìn và mục tiêu của nhà trường.2.2. Quản lí dựa vào năng lực Trong giáo dục, khái niệm “năng lực” (competency) được hiểu là thuộc tính cá nhâncó bản chất sinh học, tâm lí và xã hội cho phép cá nhân thực hiện thành công hoạt độngnhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể của dạy học hay giáo dục.Cũng theo Đặng Thành Hưng [4], [8] năng lực có cấu trúc phức tạp, song những thành tốcơ bản tạo nên cơ sở cấu trúc của nó gồm tri thức, kĩ năng và hành vi biểu cảm (thái độ).Đương nhiên trong mỗi thành tố này đã tích hợp nhiều yếu tố sinh học, tâm lí và văn hóacá nhân. Năng lực không đơn giản là tri thức, thái độ và kĩ năng gộp lại mà phải qua trảinghiệm và làm việc mới có năng lực. Quản lí dựa vào năng lực hay còn gọi là cách tiếp cận (approach) là thuật ngữ thườngđược sử dụng trong khoa học và hoạt động thực tiễn. Khoa học quản lí mô tả rất nhiều cáchtiếp cận có thể sử dụng trong thực tiễn quản lí. Trong đó có một số tiếp cận thích hợp vớiquản lí giáo dục. Do đó tiếp cận trong quản lí giáo dục là khái niệm chỉ con đường, cách ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: