Danh mục

Quản lí hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học sư phạm Hà Nội

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 236.15 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo đề cập đến Công tác NCKH và quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trường ĐHSP Hà Nội. Nghiên cứu đánh giá những mặt mạnh, tồn tại của việc NCKH và quản lí hoạt động NCKH của sinh viên, từ đó đề xuất các biện pháp hữu hiệu trong quản lí hoạt động NCKH của sinh viên nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên của Trường ĐHSP Hà Nội trọng điểm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản lí hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học sư phạm Hà Nội JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Vol. 56, No. 5, pp. 17-27 QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Đặng Ngọc Phúc Trường Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail: dangvanduchnue@gmail.com Tóm tắt. Bài báo đề cập đến Công tác NCKH và quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trường ĐHSP Hà Nội. Nghiên cứu đánh giá những mặt mạnh, tồn tại của việc NCKH và quản lí hoạt động NCKH của sinh viên, từ đó đề xuất các biện pháp hữu hiệu trong quản lí hoạt động NCKH của sinh viên nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên của Trường ĐHSP Hà Nội trọng điểm. Các biện pháp quản lí hoạt động NCKH của sinh viên trường ĐHSP Hà Nội: 1.Tăng cường nhận thức về hoạt động NCKH của sinh viên trong đào tạo đại học và nhận thức về trách nhiệm của các cấp quản lý trong việc quản lí hoạt động NCKH của sinh viên; 2. Xác định phương hướng, mục tiêu tổ chức quản lí NCKH của sinh viên; 3.Tổ chức phối hợp đồng bộ giữa các cấp trong việc quản lí hoạt động NCKH của sinh viên; 4. Phát huy vai trò tích cực, chủ động của sinh viên trong hoạt động NCKH; 5.Tăng cường các điều kiện, kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đánh giá động viên khuyến khích sinh viên NCKH.1. Mở đầu Trong nền kinh tế tri thức, khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuấttrực tiếp; là động lực chính của sự tăng tốc, phát triển; là nhân tố quyết định nănglực của mỗi quốc gia trên trường quốc tế. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đãchủ trương coi đầu tư phát triển giáo dục cùng với khoa học công nghệ là quốc sáchhàng đầu. Nghiên cứu khoa học (NCKH) là một trong hai nhiệm vụ cơ bản của sinhviên các trường đại học. NCKH của sinh viên là một hình thức học tập đặc trưngở trường đại học, qua đó sinh viên tập dượt vận dụng không chỉ những tri thứcchuyên môn mà cả những tri thức về phương pháp luận, phương pháp và kĩ năngnghiên cứu vào giải quyết một đề tài khoa học, dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Thực tế những năm gần đây cho thấy, công tác NCKH và quản lý hoạt độngNCKH của sinh viên trong các trường ĐH nói chung và trường ĐHSP Hà Nội nói 17 Đặng Ngọc Phúcriêng đã được lãnh đạo nhà trường và bản thân các sinh viên quan tâm. Tuy nhiênhoạt động NCKH vẫn còn nhiều bất cập như: nguồn lực cho NCKH còn hạn chế,việc NCKH chưa trở thành nhu cầu tự nguyện của mỗi sinh viên mà còn mang tínhchất đối phó, hình thức. Việc quản lí hoạt động NCKH của sinh viên cũng còn cónhững hạn chế nhất định, chưa phát huy hết khả năng của sinh viên. Do vậy, cần phải đánh giá một cách nghiêm túc những mặt mạnh, tồn tạitrong hoạt động NCKH của sinh viên, từ đó đề xuất các biện pháp hữu hiệu trongquản lí hoạt động NCKH của sinh viên nhằm góp phần nâng cao chất lượng đàotạo giáo viên của Trường ĐHSP Hà Nội.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Thực trạng NCKH của sinh viên trường ĐHSP HN2.1.1. Vài nét về thành tích NCKH của sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội giai đoạn 2005 - 2010 Nhiều năm qua, Trường ĐHSP Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu trong cáclĩnh vực NCKH, đào tạo, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên. Thành tựu nổi bật đầu tiên trong công tác đào tạo của trường là tổ chức vàphát triển sâu rộng hoạt động sinh viên NCKH. Sự phát triển sâu rộng của hoạtđộng sinh viên NCKH thể hiện qua số lượng và chất lượng công trình nêu trên chothấy có sự chuyển đổi về chất trong hoạt động đào tạo của Trường ĐHSP Hà Nội.Đó là sự vận động để biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Đào tạosinh viên bằng con đường hướng dẫn sinh viên NCKH là cách đào tạo tích cực nhấtđể hình thành những nhà tri thức trẻ có năng lực khoa học, góp phần xây dựng đấtnước. Sinh viên thuộc nhóm ngành khoa học tự nhiên khẳng định được chất lượngcông trình khoa học qua việc đầu tư, tìm hiểu các vấn đề mang tính chuyên sâu,nhiều đề tài đã tập trung vào hướng nghiên cứu mới mang tính ứng dụng thực tiễn. Sinh viên thuộc nhóm ngành khoa học xã hội vẫn phát huy được thế mạnh ởsự đa dạng của các đề tài, hướng đến giải quyết các vấn đề văn hóa, kinh tế - xã hộiđang đặt ra. Sinh viên thuộc nhóm ngành khoa học giáo dục với các đề tài về đổi mới PPDH,ứng dụng CNTT trong giảng dạy và học tập bộ môn ở trường phổ thông. Điều đóthể hiện rõ ý thức nghề nghiệp của sinh viên. Nhìn chung, các đề tài NCKH của sinh viên đã đầu tư theo hướng có khả năngứng dụng cao, phục vụ quá trình học tập, ứng dụng trong thực tế. Nhiều đề tài đãtạo tiền đề để sau khi ra trường, sinh viên có thể phát triển ở bậc học cao hơn. Có được những thành tích như trên cần phải có những yếu tố hỗ t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: