QUAN LỚN HOÀNG THẠCH
Số trang: 3
Loại file: pdf
Dung lượng: 76.22 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Một cô gái trẻ, con nhà giàu vướng tình với một thư sinh, có bầu, bị người tình bỏ rơi và bố mẹ đuổi ra khỏi nhà. Cô ở nhờ một người bạn, chờ đứa con ra đời. Trước khi nhảy xuống sông quyên sinh, cô đem đứa bé đặt trong vườn chùa Diệu Pháp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
QUAN LỚN HOÀNG THẠCH QUAN LỚN HOÀNG THẠCHMột cô gái trẻ, con nhà giàu vướng tình với một thư sinh, có bầu, bị người tình bỏrơi và bố mẹ đuổi ra khỏi nhà. Cô ở nhờ một người bạn, chờ đứa con ra đời. Trướckhi nhảy xuống sông quyên sinh, cô đem đứa bé đặt trong vườn chùa Diệu Pháp.Chùa ít người. Không may lúc ấy cả hai thầy trò sư trụ trì đi sang chùa bên cóviệc.Đứa bé nằm một mình trên nền đất ẩm lạnh hơn một giờ. Kiến bắt đầu bu lại,những con kiến to và háu đói. Chúng bám đầy người nó, chui cả vào chiếc miệngbé nhỏ đang khóc.Đúng lúc ấy, Mực, con chó to lớn của nhà chùa, chạy ra, tha nó vào nhà. Nó kiênnhẫn liếm hết bầy kiến trên cơ thể con bé. Vậy là con bé được cứu sống, sau nàythành sư trụ trì chùa Diệu Pháp.Khi con Mực chết già, bố mẹ cô gái xấu số kia chi tiền chôn cất nó long trọng. Họcòn thuê thợ tạc một bức tượng chó bằng đá, đem về đặt trước sân nhà mình, quanhnăm hương khói chu đáo để tỏ lòng tri ân với nó. Con chó đá được gọi là HoàngThạch, sau tôn thành Quan Lớn Hoàng Thạch, tức là Quan Lớn Chó Đá.Quan ở đây vậy là đã bốn đời kể từ ngày cô bé kia được cứu sống. Quan thiênglắm. Gần một trăm năm qua biết bao nhiêu câu chuyện về sự thiêng ấy của Ngàiđược truyền tụng trong dân chúng. Ít nhất có ba tên trộm từng bị Ngài cắn đứt cổ.Nhiều đứa trẻ ngã suýt chết khi dám ngỗ nghịch trèo lên lưng Ngài. Cụ cố gia đìnhnày tuyên bố cụ đỗ Thám Hoa là nhờ Ngài, vì hôm lên đường lều chõng ra kinh,Ngài đã sủa mừng và ve vẩy cái đuôi bằng đá của mình. Ai không tin có thể đọcgia phả nhà cụ, nơi cụ ghi lại chi tiết sự kiện đó. Rồi quan chó thành thần của cảlàng, cả khu vực rộng lớn xung quanh. Ngoài ngày rằm, ngày mồng một coi nhưđương nhiên phải cúng lễ như ở nhà chùa, ngày thường, ai có công chuyện cũngđến cầu xin Ngài. Nếu không, sớm muộn tai họa cũng đến. Ai cũng tin là thế, vàkhông ai muốn hay dám làm trái.Đến đời thứ tư, tức là đời chúng ta đang sống, gia đình cụ cố đã không còn giữađược nếp gia phong xưa đáng kính, dù vẫn khá giả nhờ sự bảo trợ của Quan LớnHoàng Thạch. Anh cháu đích tôn đi học Tây về tỏ ý hơi khó chịu về sự hiện diệncủa Ngài, đặc biệt cảnh lễ bái đông đúc của dân từ khắp nơi kéo đến. Tuy vậy, anhta không dám làm điều gì thất lễ, vì cái uy của Ngài lớn lắm.Một hôm, hoàn toàn xuất phát từ ý định tốt, anh ta bảo cô vợ mới cưới của mình:“Có lẽ Ngài sống một mình cũng buồn. Sao ta không thuê tạc thêm một tượng quanBà cho Ngài?”“Anh nói đúng.” Cô vợ đáp. “Vạn vật sống có đôi. Quan và thần linh cũng vậy. Vảlại, có thêm bức tượng nữa, nhà sẽ cân đối hơn”.Nói là làm. Một tuần sau Quan Bà được khiêng về. Đó là tượng một con chó cáicũng to lớn không kém, được đẽo gọt công phu rất đẹp nhờ công nghệ hiện đại, vàtrông rất nữ tính.Mọi việc vẫn diễn ra bình thường, dù khách đến lễ hơi ngạc nhiên chút ít, nhưngthỉnh thoảng vẫn thắp nén hương hay đặt bó hoa lên tượng Quan Bà. Điều khácthường là từ khi có tượng mới, đêm đêm vợ chồng anh chủ nghe như ngoài sân cóai đấy đang vật lộn rất dữ, nhưng vì sợ quá, họ không dám ra xem chuyện gì đangxẩy ra.Khác thường hơn nữa là một sáng nọ tỉnh dậy, họ thấy một bầy chó con bằng đálúc nhúc ngoài sân. Quan Lớn Hoàng Thạch vẫn uy nghi như Ngai vốn có, nhưngQuan Bà thì có vẻ mệt mỏi, sự mệt mỏi hạnh phúc thường thấy ở những người đànbà mới sinh con.Từ đấy Quan Chó không thiêng nữa. Người tới cúng viếng cũng thưa dần. Lũ trẻlại hỗn láo với Ngài, chúng đập vỡ một bên tai mà Ngài bất lực chẳng làm được gìchúng.Vậy là cái ý định tốt đẹp đầy tính nhân văn của anh Tây học đã làm hại Quan LớnHoàng Thạch, khiến Ngài rơi ngã từ cõi thần linh thiêng liêng xuống đời trần dungtục. Hóa ra, như người, đôi khi thần cũng khó vượt qua được sự cám dỗ của đànbà. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
QUAN LỚN HOÀNG THẠCH QUAN LỚN HOÀNG THẠCHMột cô gái trẻ, con nhà giàu vướng tình với một thư sinh, có bầu, bị người tình bỏrơi và bố mẹ đuổi ra khỏi nhà. Cô ở nhờ một người bạn, chờ đứa con ra đời. Trướckhi nhảy xuống sông quyên sinh, cô đem đứa bé đặt trong vườn chùa Diệu Pháp.Chùa ít người. Không may lúc ấy cả hai thầy trò sư trụ trì đi sang chùa bên cóviệc.Đứa bé nằm một mình trên nền đất ẩm lạnh hơn một giờ. Kiến bắt đầu bu lại,những con kiến to và háu đói. Chúng bám đầy người nó, chui cả vào chiếc miệngbé nhỏ đang khóc.Đúng lúc ấy, Mực, con chó to lớn của nhà chùa, chạy ra, tha nó vào nhà. Nó kiênnhẫn liếm hết bầy kiến trên cơ thể con bé. Vậy là con bé được cứu sống, sau nàythành sư trụ trì chùa Diệu Pháp.Khi con Mực chết già, bố mẹ cô gái xấu số kia chi tiền chôn cất nó long trọng. Họcòn thuê thợ tạc một bức tượng chó bằng đá, đem về đặt trước sân nhà mình, quanhnăm hương khói chu đáo để tỏ lòng tri ân với nó. Con chó đá được gọi là HoàngThạch, sau tôn thành Quan Lớn Hoàng Thạch, tức là Quan Lớn Chó Đá.Quan ở đây vậy là đã bốn đời kể từ ngày cô bé kia được cứu sống. Quan thiênglắm. Gần một trăm năm qua biết bao nhiêu câu chuyện về sự thiêng ấy của Ngàiđược truyền tụng trong dân chúng. Ít nhất có ba tên trộm từng bị Ngài cắn đứt cổ.Nhiều đứa trẻ ngã suýt chết khi dám ngỗ nghịch trèo lên lưng Ngài. Cụ cố gia đìnhnày tuyên bố cụ đỗ Thám Hoa là nhờ Ngài, vì hôm lên đường lều chõng ra kinh,Ngài đã sủa mừng và ve vẩy cái đuôi bằng đá của mình. Ai không tin có thể đọcgia phả nhà cụ, nơi cụ ghi lại chi tiết sự kiện đó. Rồi quan chó thành thần của cảlàng, cả khu vực rộng lớn xung quanh. Ngoài ngày rằm, ngày mồng một coi nhưđương nhiên phải cúng lễ như ở nhà chùa, ngày thường, ai có công chuyện cũngđến cầu xin Ngài. Nếu không, sớm muộn tai họa cũng đến. Ai cũng tin là thế, vàkhông ai muốn hay dám làm trái.Đến đời thứ tư, tức là đời chúng ta đang sống, gia đình cụ cố đã không còn giữađược nếp gia phong xưa đáng kính, dù vẫn khá giả nhờ sự bảo trợ của Quan LớnHoàng Thạch. Anh cháu đích tôn đi học Tây về tỏ ý hơi khó chịu về sự hiện diệncủa Ngài, đặc biệt cảnh lễ bái đông đúc của dân từ khắp nơi kéo đến. Tuy vậy, anhta không dám làm điều gì thất lễ, vì cái uy của Ngài lớn lắm.Một hôm, hoàn toàn xuất phát từ ý định tốt, anh ta bảo cô vợ mới cưới của mình:“Có lẽ Ngài sống một mình cũng buồn. Sao ta không thuê tạc thêm một tượng quanBà cho Ngài?”“Anh nói đúng.” Cô vợ đáp. “Vạn vật sống có đôi. Quan và thần linh cũng vậy. Vảlại, có thêm bức tượng nữa, nhà sẽ cân đối hơn”.Nói là làm. Một tuần sau Quan Bà được khiêng về. Đó là tượng một con chó cáicũng to lớn không kém, được đẽo gọt công phu rất đẹp nhờ công nghệ hiện đại, vàtrông rất nữ tính.Mọi việc vẫn diễn ra bình thường, dù khách đến lễ hơi ngạc nhiên chút ít, nhưngthỉnh thoảng vẫn thắp nén hương hay đặt bó hoa lên tượng Quan Bà. Điều khácthường là từ khi có tượng mới, đêm đêm vợ chồng anh chủ nghe như ngoài sân cóai đấy đang vật lộn rất dữ, nhưng vì sợ quá, họ không dám ra xem chuyện gì đangxẩy ra.Khác thường hơn nữa là một sáng nọ tỉnh dậy, họ thấy một bầy chó con bằng đálúc nhúc ngoài sân. Quan Lớn Hoàng Thạch vẫn uy nghi như Ngai vốn có, nhưngQuan Bà thì có vẻ mệt mỏi, sự mệt mỏi hạnh phúc thường thấy ở những người đànbà mới sinh con.Từ đấy Quan Chó không thiêng nữa. Người tới cúng viếng cũng thưa dần. Lũ trẻlại hỗn láo với Ngài, chúng đập vỡ một bên tai mà Ngài bất lực chẳng làm được gìchúng.Vậy là cái ý định tốt đẹp đầy tính nhân văn của anh Tây học đã làm hại Quan LớnHoàng Thạch, khiến Ngài rơi ngã từ cõi thần linh thiêng liêng xuống đời trần dungtục. Hóa ra, như người, đôi khi thần cũng khó vượt qua được sự cám dỗ của đànbà. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
QUAN LỚN HOÀNG THẠCH truyện ngắn tình yêu truyện ngắn lãng mạn tiểu thuyêt Việt Nam tủ truyện ngắn câu chuyện cuộc sốngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Lạ hóa một cuộc chơi - Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI: Phần 1
161 trang 426 13 0 -
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nhân vật mang tính tự thuật trong tác phẩm của Nam Cao
85 trang 201 0 0 -
totto-chan bên cửa sổ: phần 2 - nxb văn học
54 trang 107 0 0 -
Lạ hóa một cuộc chơi - Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI: Phần 2
103 trang 69 6 0 -
Tiểu thuyết Chuyện tình mùa tạp kỹ của Lê Anh Hoài nhìn từ lí thuyết trò chơi
11 trang 54 1 0 -
Luận án Tiến sĩ Văn học: Văn hóa tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại
182 trang 46 0 0 -
33 trang 40 0 0
-
234 trang 39 0 0
-
65 trang 37 0 0
-
112 trang 35 0 0