Danh mục

Quản lý giáo dục STEM ở trường trung học: Nghiên cứu trường hợp tại trường trung học cơ sở Lê Quý Đôn, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 454.61 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày trường THCS Lê Quý Đôn, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai giáo dục STEM trong 3 năm học gần đây, tạo điều kiện đổi mới trong phương pháp giảng dạy, phương pháp giáo dục học sinh, góp phần đào tạo nên thế hệ học sinh yêu thích ứng dụng khoa học công nghệ liên môn để giải quyết các bài toán thực tiễn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản lý giáo dục STEM ở trường trung học: Nghiên cứu trường hợp tại trường trung học cơ sở Lê Quý Đôn, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh QUẢN LÝ GIÁO DỤC STEM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LÊ QUÝ ĐÔN, QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TS. Phạm Đăng Khoa1Tóm tắt Trường THCS Lê Quý Đôn, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai giáo dục STEM trong 3 năm học gần đây, tạo điều kiện đổi mới trong phương pháp giảng dạy, phương pháp giáo dục học sinh, góp phần đào tạo nên thế hệ học sinh yêu thích ứng dụng khoa học công nghệ liên môn để giải quyết các bài toán thực tiễn. Mô hình quản lý giáo dục STEM tại Trường THCS Lê Quý Đôn, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh đã mang lại hiệu quả tốt, thu hút được sự tham gia đông đảo từ nhiều phía: giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng xã hội. Mô hình quản lý giáo dục STEM của nhà trường cũng tuân thủ các nội dung, chức năng của hoạt động quản lý giáo dục trong trường học. Từ khóa: STEM; Giáo dục STEM; Quản lý giáo dục STEM.1. Mở đầu Giáo dục STEM (Liên môn Khoa học - Công nghệ - Kỹ thuật - Toán học) chỉ mới đượcđề cập trong hệ thống giáo dục Việt Nam trong 4 năm học gần đây, tuy nhiên, giáo dụcSTEM không xa lạ với nền giáo dục các nước tiên tiến trên thế giới khi nói về đổi mới tronggiáo dục và đào tạo nói chung cũng như đổi mới trong hoạt động dạy học, giáo dục kỹ năngcho người học nói riêng. Hơn nữa, Việt Nam đang tham gia mạnh mẽ vào tiến trình khu vựchóa (regionalization), toàn cầu hóa (globalization) trong cộng đồng các nước ASEAN, thamgia vào sân chơi và luật chơi chung của các nền giáo dục trên thế giới, thực tế khách quannày đòi hỏi giáo dục Việt Nam luôn phải đổi mới, đáp ứng nhu cầu về nhân lực ngày càngcó tính chuyên môn hóa cao, những công dân toàn cầu của thế kỷ 21, những lao động có kỹnăng thích ứng với sự thay đổi thường xuyên và nhanh chóng của những đòi hỏi của thịtrường lao động, biết làm việc nhóm hiệu quả và biết tổng hợp nhiều giải pháp để giải quyếtnhững bài toán ngày càng phức tạp trong thực tiễn cuộc sống. Ở tầm vĩ mô, có thể nói giáo dục STEM là một trong những chìa khóa góp phần tạo nênnhững công dân toàn cầu, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng nhân lực củathế giới hiện đại, một thế giới không còn thật sự ràng buộc về vị trí địa lý, một thế giới của1 Trường THCS Lê Quý Đôn, Quận 3; Thành phố Hồ Chí Minh; Email: khoagiaoducsaigon@gmail.com.580 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊNkhoa học, công nghệ và kỹ thuật. Ở tầm cơ sở giáo dục, giáo dục STEM đã thực sự tạo đượcmột làn sóng mới trong hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra đánhgiá, hay nói xa hơn là đổi mới toàn diện trường học, tạo được bầu không khí đổi mới, sángtạo trong tập thể sư phạm nhà trường, trong tập thể học sinh và còn là cơ hội đẩy mạnh xãhội hóa giáo dục, vận động được mọi nguồn lực trong và ngoài nhà trường phục vụ cho sựnghiệp đổi mới giáo dục của nhà trường. Giáo dục STEM đã được thực hiện từ năm học 2017-2018 đến nay tại Trường THCSLê Quý Đôn, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh với nhiều kết quả có lợi cho sự hình thànhvà phát triển nhân cách, trau dồi kỹ năng, thái độ học tập cho học sinh, góp phần giáo dụchướng nghiệp học sinh ở bậc Trung học cơ sở (THCS) và đặc biệt là giáo dục tinh thần yêuthích ứng dụng khoa học, công nghệ vào đời sống thực tiễn. Hơn nữa, giáo dục STEM cũngđược xem là cơ hội để phát triển đội ngũ nhà giáo ở Trường THCS Lê Quý Đôn trong nhiềunăm qua, thổi thêm niềm đam mê giảng dạy ở thầy cô giáo, là cơ hội đẩy mạnh xã hội hóagiáo dục, tiếp tục giữ vững niềm tin yêu của lãnh đạo địa phương, cha mẹ học sinh, cộngđồng xã hội và đặc biệt là làm cho mỗi ngày đến trường đều là một ngày vui của học sinh. Trong tham luận này, tác giả xin trình bày thực tiễn quá trình quản lý giáo dục STEM ởTrường THCS Lê Quý Đôn, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh từ những ngày đầu cho đến hôm nay,năm học 2019-2020. Thực tiễn này cho đến nay vẫn vận hành tốt, giáo dục STEM luôn tạođược nét hứng khởi trong đội ngũ nhà giáo và học sinh, cha mẹ học sinh của trường, gópphần đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, tiến tới đón đầu chươngtrình giáo dục phổ thông sẽ được thực hiện từ năm học 2020-2021 sắp tới.2. Một số khái niệm cơ bản2.1.Giáo dục STEM STEM là viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering(Kỹ thuật) và Maths (Toán học). Giáo dục STEM về bản chất được hiểu là trang bị cho ngườihọc những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ,kỹ thuật và toán học. Những kiến thức và kỹ năng vừa nêu phải được tích hợp, lồng ghépvà bổ trợ cho nhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể áp dụngđể thực hành v ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: