Quản lý giáo dục và đào tạo đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản lý giáo dục và đào tạo đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam QUẢN LÝ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ỨNG NHU CẦU NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA- HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM TS Ngô Hồng Điệp, Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một ThS Nguyễn Văn Thăng, Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một Tóm tắt: Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ở nước ta đặt ra nhu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đây là nhân tố góp phần quan trọng có tính chất quyết định để thực hiện mục tiêu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại mà Đại hội Đảng lần thứ X đã đặt ra. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là yêu cầu cấp bách đối với nước ta nói chung và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng để đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập quốc tế. Bài viết này chúng tôi tập trung làm rõ bối cảnh và các giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam theo g c độ tiếp cận quản lý giáo dục đào tạo. Từ khóa: quản lý giáo dục và đào tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao, công nghiệp hóa- hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 1. Đặt vấn đề Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (VKTTĐPN) bao gồm 8 tỉnh, thành phố là TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Bình Dƣơng, Bình Phƣớc, Long An, Tiền Giang và Tây Ninh. Với diện tích tự nhiên chiếm 9,2%; dân số chiếm 17,7% cả nƣớc. Năm 2016, VKTTĐPN tiếp tục là vùng kinh tế năng động, phát triển mạnh mẽ với mức tăng trƣởng kinh tế gấp 1,5 lần mức bình quân của cả nƣớc, chiếm 40% kim ngạch xuất khẩu, đóng góp 60% ngân sách quốc gia, thu hút hơn 60% số dự án và 50% số vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam [6]. Quy hoạch đến năm 2030, VKTTĐPN là vùng kinh tế phát triển năng động, đi đầu trong phát triển kinh tế tri thức; là vùng kinh tế động lực đầu tàu của cả nƣớc, trung tâm kinh tế của khu vực và châu Á. Về kinh tế, phấn đấu tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân khoảng 8,0-8,5%/năm vào thời kỳ 2021-2030. GDP năm 2030 gấp khoảng 2,2 lần so với năm 2020 [8]. Tuy nhiên, trong điều kiện nƣớc ta đang đẩy mạnh công nhiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH) và hội nhập toàn diện vào nền kinh tế toàn cầu, cùng với cơ hội to lớn mở ra cho VKTTĐPN, thì vùng này cũng đứng trƣớc những thách thức lớn trong đó cần NNL chất lƣợng cao để đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng nâng cao sức mạnh cạnh tranh. Phần lớn các địa phƣơng trong vùng, khi quy hoạch phát triển các khu công nghiệp và định hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã không gắn liền với chƣơng trình và kế hoạch đào tạo NNL và chuyển dịch cơ cấu lao động tƣơng ứng với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh 270 tế. Thực tế có đến 70% - 80% lao động làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất là lao động nhập cƣ từ các địa phƣơng khác; lao động trong nông nghiệp trên địa bàn cũng chƣa đƣợc tổ chức đào tạo, chuẩn bị nghề nghiệp tƣơng thích với yêu cầu phát triển các khu công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang ngành phi nông nghiệp hay nông nghiệp thông minh. Thị trƣờng lao động của vùng luôn luôn mất cân đối, do 'cung - cầu' không gặp nhau [6]. Đây là khó khăn đặt ra đối với các địa phƣơng, doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn, nhất là các doanh nghiệp phát triển theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng và hàm lƣợng khoa học - kỹ thuật trong cơ cấu giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Thế giới đang trong quá trình toàn cầu hóa và cuộc cách mạng 4.0 tạo ra cho giáo dục có thêm vai trò mới: Giáo dục vừa là động lực cho việc vận hành nền kinh tế tri thức, vừa là hạ tầng xã hội cho việc hình thành xã hội tri thức - đó là nền giáo dục đặt trên cơ sở thích ứng với điều kiện, khả năng và nhu cầu phát triển của xã hội mới; đang tạo ra một bức tranh đa dạng của các hệ thống giáo dục thế giới, nhƣng vẫn có sự thống nhất về xu thế vận động và phát triển, đó là: phổ cập hóa giáo dục, nâng cao chất lƣợng giáo dục, dân chủ hóa giáo dục, thƣơng mại hóa giáo dục, quốc tế hóa giáo dục...; đồng thời tạo ra sức ép cho các hệ thống giáo dục phải có sự thay đổi trong đào tạo - bồi dƣỡng và cung cấp cho xã hội NNL chất lƣợng cao phù hợp với nhu cầu của xã hội hiện đại. Nhằm thực hiện tốt một trong các mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát phát triển đất nƣớc 5 năm, giai đoạn 2016-2020 thể hiện trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng là: “Thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển NNL, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội”. Vấn đề đặt ra cho cả nƣớc nói chung, VKTTĐPN nói riêng là cần phát triển NNL chất lƣợng cao hiện nay ra sao để đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH-HĐH và chủ động hội nhập quốc tế. 2. Quản lý giáo dục và đào tạo đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong thời kỳ CNH-HĐH và hội nhập quốc tế ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 2.1. Quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao Có nhiều quan điểm khác nhau về NNL. Cả lý luận, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn cho thấy khi nói về NNL chất lƣợng cao đều phải bao hàm mối quan hệ hữu cơ giữa các tiêu chí chất lƣợng và trình độ của NNL quốc gia, đồng thời NNL chất lƣợng cao phải đƣợc thể hiện trực tiếp ở vai trò chủ đạo đối với sự phát triển nhanh và bền vững đất nƣớc. NNL chất lƣợng cao là một bộ phận quan trọng của NNL quốc gia, là nguồn nhân lực đáp ứng đồng thời các tiêu chí về chất lƣợng cao và trình độ cao - đó là nguồn lực con ngƣời đƣợc đào tạo và sử dụng có chất lƣợng và hiệu quả cao với tổng hợp các phẩm chất về nhân cách, tri thức sáng tạo, năng lực thực hành và thể lực. Đặc trƣng cơ bản của NNL chất lƣợng cao của một quốc gia gồm: ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Quản lý giáo dục và đào tạo Nguồn nhân lực chất lượng cao Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Phát triển kinh tế tri thức Quy hoạch phát triển nhân lựcTài liệu cùng danh mục:
-
Giáo trình Kinh tế vi mô - TS. Lê Bảo Lâm
144 trang 714 21 0 -
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô: Phần 1 - N. Gregory Mankiw, Vũ Đình Bách
117 trang 690 3 0 -
Giáo trình Kinh tế vi mô - PGS.TS Lê Thế Giới (chủ biên)
238 trang 570 0 0 -
Phương pháp nghiên cứu nguyên lý kinh tế vi mô (Principles of Microeconomics): Phần 2
292 trang 535 0 0 -
Chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phần 2
471 trang 412 1 0 -
Giáo trình Phân tích và dự báo trong kinh tế: Phần 2 - Nguyễn Văn Huân, Phạm Việt Bình
68 trang 375 0 0 -
75 trang 334 0 0
-
156 trang 325 0 0
-
Đề cương môn Kinh tế học đại cương - Trường ĐH Mở TP. Hồ Chí Minh
6 trang 324 0 0 -
Phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam thông qua bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI)
8 trang 296 0 0
Tài liệu mới:
-
111 trang 0 0 0
-
Bài giảng Công nghệ gia công cơ - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
78 trang 0 0 0 -
91 trang 0 0 0
-
Bài giảng Mạng máy tính - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
155 trang 0 0 0 -
Bài giảng Kiến trúc máy tính nâng cao - Tăng Cẩm Nhung
102 trang 1 0 0 -
Quyết định số 3198/2019/QĐ-BCT
13 trang 1 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Thanh tra ngân sách huyện của Sở tài chính tỉnh Lào Cai
99 trang 0 0 0 -
Bài giảng Đại cương về kỹ thuật - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
190 trang 0 0 0 -
Giáo trình chuyên đề thực tế Công nghệ chế tạo máy 2 - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
48 trang 0 0 0 -
Giáo trình Hệ thống phun nhiên liệu - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
102 trang 0 0 0