Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường - Chuyên đề 1
Số trang: 105
Loại file: pdf
Dung lượng: 641.98 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bộ tài liệu bồi dưỡng cán bộ xã quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường - Chuyên đề 1: quản lý nhà nước tài nguyên và môi trường ở xã
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường - Chuyên đề 1 CHUYÊN ĐỀ 1: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Ở XÃ BÀI 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC I. BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1. Bộ máy nhà nước Bộ máy nhà nước Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là toàn bộ các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung thống nhất, tạo thành một cơ cấu đồng bộ để thực hiện các chức năng của nhà nước. Bộ máy nhà nước ta bao gồm: - Quốc hội: là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp; quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. - Chủ tịch nước: là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nhà nước về đối nội và đối ngoại. - Chính phủ: là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của nhà nước. - Hệ thống cơ quan xét xử Toà án nhân dân tối cao, các toà án nhân dân địa phương, các toà án quân sự và toà án khác là những cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Hệ thống cơ quan Kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, viện kiểm sát quân sự là những cơ quan kiểm sát của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Chính quyền địa phương + Hội đồng nhân dân (HĐND): là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do nhân nhân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. + Uỷ ban nhân dân (UBND): là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên. 2. Khái niệm, nguyên tắc, hình thức quản lý hành chính nhà nước 2.1 - Khái niệm: Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. 2.2. Nguyên tắc, hình thức quản lý hành chính nhà nước - Quản lý hành chính cần phải tuân theo các nguyên tắc sau: + Nguyên tắc Đảng lãnh đạo + Nguyên tắc bảo đảm sự tham gia đông đảo của nhân dân lao động vào quản lý Nhà nước + Nguyên tắc tập trung dân chủ. + Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa + Nguyên tắc kết hợp tốt giữa quản lý theo lãnh thổ và theo ngành. + Nguyên tắc phân định và kết hợp tốt chức năng quản lý nhà nước về kinh tế và chức năng sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế. - Hình thức quản lý hành chính nhà nước. Có 3 hình thức quản lý nhà nước: ban hành văn bản; hội nghị; tổ chức trực tiếp. II. VĂN BẢN QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1. Khái niệm, các hình thức của văn bản quản lý nhà nước * Khái niệm Văn bản là phương tiện ghi lại và truyền đạt thông tin bằng một ngôn ngữ (hay ký hiệu) nhất định. Văn bản quản lý hành chính nhà nước là những quyết định và thông tin quản lý thành văn (được văn bản hoá) do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục và hình thức nhất định nhằm điều chỉnh các mối quan hệ quản lý hành chính nhà nước giữa các cơ quan nhà nước với nhau và giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức, công dân. * Các hình thức văn bản quản lý hành chính nhà nước Văn bản quản lý nhà nước (Theo Nghị định 110/2004/NĐ - CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư) bao gồm: văn bản quy phạm pháp luật; văn bản hành chính; văn bản chuyên ngành và văn bản của các tổ chức. - Văn bản quy phạm pháp luật Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó các quy tắc xử sự chung được nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội. * Văn bản hành chính - Văn bản cá biệt (quyết định, chỉ thị cá biệt): Văn bản cá biệt là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm giải quyết những công việc cụ thể. Văn bản cá biệt gồm quyết định, chỉ thị cá biệt - Văn bản thông thường: Văn bản thông thường là những văn bản chỉ mang chức năng trao đổi thông tin, hướng dẫn công việc, hoặc để tổng kết, trình bày các dự án công tác, giao dịch.... Các loại văn bản thông thường gồm: thông cáo, thông báo, báo cáo, tờ trình, chương trình, kế hoạch, phương án, biên bản, công văn, công điện, giấy chứng nhận, giấy uỷ quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, giấy đi đường, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển... * Văn bản chuyên ngành: Văn bản chuyên ngành là những văn bản mang tính chất chuyên môn nghiệp vụ của ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành quy định sau khi thoả thuận thống nhất với Bộ trưởng Bộ nội vụ. 2. Nguyên tắc xây dựng, thể thức văn bản quản lý nhà nước 2.1 Nguyên tắc xây dựng - Đảm bảo đúng thẩm quyền; - Hình thức văn bản phải tuân theo đúng quy định của pháp luật; - Đảm bảo tính thống nhất về mặt pháp chế văn bản; - Đảm bảo phạm vi hiệu lực của văn bản. 2.2. Thể thức của văn bản * Khái niệm Thể thức của văn bản là toàn bộ các yếu tố cấu thành văn bản được sắp xếp theo một trật tự nhất định nhằm đảm bảo cho văn bản có hiệu lực pháp lý và thuận tiện trong quá trình sử dụng. * Thể thức chung của văn bản Thể thức chung của văn bản bao gồm: - Quốc hiệu: gồm dòng chữ: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập- Tự do- Hạnh phúc Tên cơ quan ban hành: bao gồm tên cơ quan ban hành và ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường - Chuyên đề 1 CHUYÊN ĐỀ 1: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Ở XÃ BÀI 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC I. BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1. Bộ máy nhà nước Bộ máy nhà nước Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là toàn bộ các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung thống nhất, tạo thành một cơ cấu đồng bộ để thực hiện các chức năng của nhà nước. Bộ máy nhà nước ta bao gồm: - Quốc hội: là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp; quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. - Chủ tịch nước: là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nhà nước về đối nội và đối ngoại. - Chính phủ: là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của nhà nước. - Hệ thống cơ quan xét xử Toà án nhân dân tối cao, các toà án nhân dân địa phương, các toà án quân sự và toà án khác là những cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Hệ thống cơ quan Kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, viện kiểm sát quân sự là những cơ quan kiểm sát của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Chính quyền địa phương + Hội đồng nhân dân (HĐND): là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do nhân nhân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. + Uỷ ban nhân dân (UBND): là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên. 2. Khái niệm, nguyên tắc, hình thức quản lý hành chính nhà nước 2.1 - Khái niệm: Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. 2.2. Nguyên tắc, hình thức quản lý hành chính nhà nước - Quản lý hành chính cần phải tuân theo các nguyên tắc sau: + Nguyên tắc Đảng lãnh đạo + Nguyên tắc bảo đảm sự tham gia đông đảo của nhân dân lao động vào quản lý Nhà nước + Nguyên tắc tập trung dân chủ. + Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa + Nguyên tắc kết hợp tốt giữa quản lý theo lãnh thổ và theo ngành. + Nguyên tắc phân định và kết hợp tốt chức năng quản lý nhà nước về kinh tế và chức năng sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế. - Hình thức quản lý hành chính nhà nước. Có 3 hình thức quản lý nhà nước: ban hành văn bản; hội nghị; tổ chức trực tiếp. II. VĂN BẢN QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1. Khái niệm, các hình thức của văn bản quản lý nhà nước * Khái niệm Văn bản là phương tiện ghi lại và truyền đạt thông tin bằng một ngôn ngữ (hay ký hiệu) nhất định. Văn bản quản lý hành chính nhà nước là những quyết định và thông tin quản lý thành văn (được văn bản hoá) do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục và hình thức nhất định nhằm điều chỉnh các mối quan hệ quản lý hành chính nhà nước giữa các cơ quan nhà nước với nhau và giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức, công dân. * Các hình thức văn bản quản lý hành chính nhà nước Văn bản quản lý nhà nước (Theo Nghị định 110/2004/NĐ - CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư) bao gồm: văn bản quy phạm pháp luật; văn bản hành chính; văn bản chuyên ngành và văn bản của các tổ chức. - Văn bản quy phạm pháp luật Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó các quy tắc xử sự chung được nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội. * Văn bản hành chính - Văn bản cá biệt (quyết định, chỉ thị cá biệt): Văn bản cá biệt là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm giải quyết những công việc cụ thể. Văn bản cá biệt gồm quyết định, chỉ thị cá biệt - Văn bản thông thường: Văn bản thông thường là những văn bản chỉ mang chức năng trao đổi thông tin, hướng dẫn công việc, hoặc để tổng kết, trình bày các dự án công tác, giao dịch.... Các loại văn bản thông thường gồm: thông cáo, thông báo, báo cáo, tờ trình, chương trình, kế hoạch, phương án, biên bản, công văn, công điện, giấy chứng nhận, giấy uỷ quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, giấy đi đường, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển... * Văn bản chuyên ngành: Văn bản chuyên ngành là những văn bản mang tính chất chuyên môn nghiệp vụ của ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành quy định sau khi thoả thuận thống nhất với Bộ trưởng Bộ nội vụ. 2. Nguyên tắc xây dựng, thể thức văn bản quản lý nhà nước 2.1 Nguyên tắc xây dựng - Đảm bảo đúng thẩm quyền; - Hình thức văn bản phải tuân theo đúng quy định của pháp luật; - Đảm bảo tính thống nhất về mặt pháp chế văn bản; - Đảm bảo phạm vi hiệu lực của văn bản. 2.2. Thể thức của văn bản * Khái niệm Thể thức của văn bản là toàn bộ các yếu tố cấu thành văn bản được sắp xếp theo một trật tự nhất định nhằm đảm bảo cho văn bản có hiệu lực pháp lý và thuận tiện trong quá trình sử dụng. * Thể thức chung của văn bản Thể thức chung của văn bản bao gồm: - Quốc hiệu: gồm dòng chữ: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập- Tự do- Hạnh phúc Tên cơ quan ban hành: bao gồm tên cơ quan ban hành và ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Quản lý tài nguyên và môi trường Tập huấn quản lý nhà nước Chuyên đề tài nguyên và môi trường Tài nguyên và môi trường ở xã Quản lý ở xã Tài liệu bồi dưỡng cán bộ xãGợi ý tài liệu liên quan:
-
72 trang 82 0 0
-
95 trang 25 0 0
-
11 trang 25 0 0
-
Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường - Chuyên đề 4
47 trang 22 0 0 -
8 trang 20 0 0
-
Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường - Chuyên đề 3
227 trang 17 0 0 -
5 trang 16 0 0
-
27 trang 14 0 0
-
192 trang 14 0 0
-
125 trang 13 0 0