Bộ tài liệu bồi dưỡng cán bộ xã quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường - Chuyên đề 3 quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn xã khu vực đồng bằng
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường - Chuyên đề 3
Chuyên đề 3
QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ KHU VỰC ĐỒNG BẰNG
Phần I
GIỚI THIỆU NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG CÔNG TRÌNH
I. DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
1. Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng:
1.1. Dự án đầu tư xây dựng công trình là gì?
Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến
việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng
nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản
phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Dự án đầu tư xây dựng công trình
bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở.
Dự án đầu tư xây dựng công trình khác với các dự án khác là dự án đầu tư
bắt buộc có liên quan đến xây dựng, dù tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư của phần
xây dựng có rất nhỏ.
1.2. Báo cáo kinh tế kỹ thuật là gì?
Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình là dự án đầu tư xây dựng
công trình rút gọn trong đó chỉ đặt ra các yêu cầu cơ bản theo quy định.
Đối với công trình tôn giáo; công trình có tổng vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng
trở xuống không tính tiền sử dụng đất; công trình nhà ở riêng lẻ thể không bắt
buộc lập dự án mà chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công
trình.
2. Mục đích và yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng:
2.1. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các cơ sở sản
xuất kinh doanh phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
143
của đất nước trong từng thời kỳ để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, đẩy nhanh tiến độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
2.2. Sử dụng các nguồn vốn cho đầu tư xây dựng công trình do Nhà nước
quản lý đạt hiệu quả cao nhất, chống thất thoát, lãng phí.
2.3. Bảo đảm đầu tư xây dựng được thực hiện theo đúng quy hoạch, kiến
trúc, đáp ứng yêu cầu bền vững, mỹ quan, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo môi
trường cạnh tranh lành mạnh trong xây dựng, áp dụng công nghệ tiên tiến, bảo
đảm chất lượng và thời gian xây dựng với chi phí hợp lý, bảo đảm tiết kiệm,
thực hiện bảo hành công trình. Dự án đạt hiệu quả kinh tế - xã hội.
3. Phân loại dự án đầu tư xây dựng:
3.1. Tiêu chí phân loại, phân nhóm dự án:
a) Tuỳ theo tính chất và quy mô đầu tư, dự án đầu tư xây dựng công trình
được phân thành 3 nhóm A, B, C để phân cấp quản lý và được thể hiện tại Phụ
lục số 1.
b) Dự án quan trọng quốc gia là những dự án do Quốc hội thông qua chủ
trương đầu tư.
3.2. Mục đích phân loại, phân nhóm dự án:
a) Mục đích của việc phân loại, phân nhóm dự án là để phân cấp quản lư;
b) UBND xã được quyết định đầu tư các dự án thuộc nguồn vốn ngân
sách của xã và được quyết định đầu tư đối với các dự án do cấp trên hỗ trợ vốn
theo phân cấp của địa phương, căn cứ vào năng lực thực tế quản lư của từng xã.
II. NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1. Đối với các dự án sử dụng mọi nguồn vốn
Việc đầu tư xây dựng công trình phải được cơ quan quản lý Nhà nước có
thẩm quyền cho phép đầu tư. Dự án đầu tư xây dựng phải phù hợp với quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, hoạch xây dựng
được duyệt và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước
144
Nhà nước quản lý toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng từ việc xác định chủ
trương đầu tư, lập dự án, quyết định đầu tư, thiết kế, dự toán, lựa chọn nhà thầu,
thi công xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao và đưa công trình vào khai thác
sử dụng.
3. Đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước
3.1 Đối với dự án của doanh nghiệp sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước
bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư phát triển
của doanh nghiệp Nhà nước thì Nhà nước chỉ quản lý về chủ trương và quy mô
đầu tư. Doanh nghiệp có dự án tự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý
dự án theo các quy định.
3.2 Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà
nước, Nhà nước chỉ quản lý về chủ trương đầu tư. Doanh nghiệp có dự án tự
chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý dự án theo quy định của pháp luật.
III. CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ
1. Đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước:
Việc sử dụng vốn ngân sách của xã hoặc vốn hỗ trợ của trung ương, của
UBND tỉnh, UBND huyện hoặc của tổ chức trong và ngoài nước được coi là dự
án sử dụng vốn ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng
kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ cho lợi ích cộng đồng không v́ mục đích kinh
doanh
2. Đầu tư bằng vốn góp từ vốn ngân sách + vốn đóng góp của nhân
dân + vốn viện trợ:
Trường hợp dự án sử dụng vốn hỗn hợp bao gồm vốn ngân sách, vốn góp
của nhân dân, vốn viên trợ, thì phải tuân thủ các quy định sau:
2.1. Công bố công khai các mức huy động đóng góp, mục đích đóng góp;
2.2. Thành lập ban giám sát công trình để giám sát quá trình huy động,
quản lư và sử dụng các khoản góp của nhân dân theo đúng quy định;
2.3. Sau khi quyết toán công trình, UBXD xã lập báo cáo t́nh h́nh thu,
quản lư sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân để công khai cho nhân dân
biết, đồng thời gửi báo cáo cho UBND huyện biết.
145
3. Liên doanh, liên kết
4. BOT, BTO, BT
IV. ĐIỀU KIỆN NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
1. Điều kiện năng lực đối với tổ chức tư vấn, cá nhân hoạt động xây
dựng
1.1. Điều kiện năng lực hành nghề đối với cá nhân:
a) Cá nhân là chủ nhiệm lập dự án, chủ nhiệm khảo sát xây dựng, chủ
nhiệm thiết kế, chủ trì thiết kế, giám sát thi công xây dựng công trình phải có đủ
điều kiện năng lực theo quy định. Năng ...