Danh mục

Quản lý quá trình dạy học môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 85.38 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quản lý quá trình dạy học môn Ngữ Văn ở trường Trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, được thực hiện theo một quy trình gồm có 3 bước đó là: Quản lý giai đoạn chuẩn bị; Quản lí giai đoạn thực thi và quản lí giai đoạn đánh giá cải tiến...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản lý quá trình dạy học môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT DOI: 10.53750/jem22.v14.n6.51 Journal of Education Management, 2022, Vol. 14, No. 6, pp. 51-55 This paper is available online at http://jem.naem.edu.vn QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 Lê Thị Thu Hường1 Tóm tắt. Ngữ văn là môn học bắt buộc đối với học sinh từ lớp 1 đến lớp 12. Đây là môn học quan trọng, góp phần xây dựng cho học sinh những phẩm chất cao đẹp. Đối với cấp trung học cơ sở, môn Ngữ văn giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học. Quản lý quá trình dạy học môn Ngữ Văn ở trường Trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, được thực hiện theo một quy trình gồm có 3 bước đó là: Quản lý giai đoạn chuẩn bị; Quản lí giai đoạn thực thi và quản lí giai đoạn đánh giá cải tiến. Từ khóa: Quản lý, quá trình dạy học, ngữ văn, trung học cơ sở, Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.1. Đặt vấn đề Môn Ngữ văn là môn học bắt buộc, quan trọng không chỉ đối với chương trình giáo dục trong nhà trườngphổ thông nói chung mà còn là môn học góp phần xây dựng cho học sinh những phẩm chất cao đẹp như:Tình yêu đối với thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước, ý thức đối với cội nguồn, tự hào dân tộc, lòngnhân ái vị tha... Môn Ngữ văn hướng tới đào tạo con người toàn diện trong xã hội. Chính vì vậy, mà đổi mớichương trình giáo dục phổ thông phải gắn liền với đổi mới dạy học môn Ngữ văn. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, cấp trung học cơ sở là cầu nối giữa tiểu học và trung học phổ thôngtiếp tục thực hiện yêu cầu giáo dục cơ sở định hướng cho học sinh học lên hoặc học nghề, vào đời tùy theonăng lực, điều kiện hoàn cảnh của học sinh, đồng thời đáp ứng những đòi hỏi của xã hội. Cấp học này cóvai trò quan trọng đến chất lượng học tập và quá trình hình thành, phát triển nhân cách của học sinh, lứatuổi trung học cơ sở. Quản lý quá trình dạy học ở trường trung học cơ sở là một công việc không hề dễ đối với nhà quản lývà còn khó khăn hơn đối với việc quản lý quá trình dạy học môn Ngữ văn. Do vậy, đổi mới và nâng caochất lượng quản lý giáo dục, nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lý cũng như việc nhận thức đúng về côngtác quản lý quá trình dạy học môn Ngữ Văn của nhà quản lý sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học mônNgữ Văn ở cấp trung học cơ sở. Bài viết đề cập đến một số vấn đề lí luận về quản lý quá trình dạy học môn ngữ văn theo chương trìnhgiáo dục phổ thông 2018.2. Quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, quản lý quá trình dạy học Tác giả Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: “Quản lí là quá trình đạt đến mục tiêu của tổchức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra” [2;9]. Theo tác giả Trần Kiểm, “Quản lí giáo dục được hiểu là hệ thống những tác động tự giác, có ý thức, cómục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật của chủ quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên,Ngày nhận bài: 10/05/2022. Ngày nhận đăng: 17/06/2022.1 Trường THCS Phú Lương, quận Hà Đông, thành phố Hà Nộie-mail: lehuong101975@gmail.com 51Lê Thị Thu Hường JEM., Vol. 14 (2022), No. 6.tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chấtlượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường” [3;37]. Theo Nguyễn Ngọc Quang “Quản lý nhà trường là quản lý hoạt động dạy và học tức là làm sao đưa hoạtđộng đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần dần tiến tới mục tiêu giáo dục” [5;34].3. Quá trình dạy học và quản lý quá trình dạy học Theo tác giả Trần Thị Tuyết Oanh, quá trình dạy học là sự thống nhất biện chứng của hai thành tố cơbản trong quá trình dạy học - hoạt động dạy và hoạt động học. Nói cách khác, “Quá trình dạy học theo cáchtiếp cận hệ thống bao gồm tập hợp các thành tố cấu trúc, có mối quan hệ biện chứng với nhau” [4;133]. Quản lý quá trình dạy học là quản lý hệ thống toàn vẹn bao gồm các thành tố cơ bản của quá trình dạyhọc như: Mục đích dạy học, nhiệm vụ dạy học, nội dung dạy học; giáo viên và hoạt động dạy, học sinh vàhoạt động học, phuong pháp dạy học, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học, các hình thức tổchức dạy học, kiểm tra đánh giá, kết quả dạy học.4. Môn Ngữ Văn trong chương trình giáo dục phổ thông mới Ngữ văn là môn học bắt buộc được học từ lớp 1 đến lớp 12. Môn Ngữ văn trong chương trình giáo dụcphổ thông mới được xây dựng trên cơ /sở kế thừa và phát triển những ưu điểm của các chương trình hiệnhành, đồng thời tiếp thu thành tựu nghi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: