Danh mục

Quản lý quy trình xử lý hồ sơ liên tổ chức trong hệ thống thông tin dịch vụ công của chính phủ điện tử

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 531.45 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày nguyên lý chung về quản lý quy trình nghiệp vụ liên tổ chức trong các hệ thống phân tán. Chúng tôi đã thực hiện thiết kế xây dựng ứng dụng quản lý quy trình xử lý hồ sơ liên tổ chức trong hệ thống phần mềm lõi dịch vụ công trực tuyến OpenCPS.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản lý quy trình xử lý hồ sơ liên tổ chức trong hệ thống thông tin dịch vụ công của chính phủ điện tửKỷ yếu Hội nghị KHCN Quốc gia lần thứ XII về Nghiên cứu cơ bản và ứng dụng Công nghệ thông tin (FAIR); Huế, ngày 07-08/6/2019DOI: 10.15625/vap.2019.00050QUẢN LÝ QUY TRÌNH XỬ LÝ HỒ SƠ LIÊN TỔ CHỨC TRONG HỆ THỐNG THÔNG TIN DỊCH VỤ CÔNG CỦA CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Tạ Tuấn Anh1 1 Công ty Cổ phần Phát triển nguồn mở và Dịch vụ FDS anhtt@fds.vnTÓM TẮT: Bài báo trình bày nguyên lý chung về quản lý quy trình nghiệp vụ liên tổ chức trong các hệ thống phân tán. Chúng tôiđã thực hiện thiết kế xây dựng ứng dụng quản lý quy trình xử lý hồ sơ liên tổ chức trong hệ thống phần mềm lõi dịch vụ công trựctuyến OpenCPS.Từ khóa: quản lý quy trình liên tổ chức; hệ thống dịch vụ công, chính phủ điện tử, phần mềm OpenCPS. I. MỞ ĐẦU Phát triển dịch vụ công trực tuyến là một trong những thành phần quan trọng của Chính phủ điện tử. Tổ chứcLiên hợp quốc thực hiện đánh giá chỉ số phát triển chính phủ điện tử (EGDI) của các nước dựa trên 3 chỉ số thành phầnchính là dịch vụ công trực tuyến (OSI), hạ tầng kĩ thuật (TII) và nguồn nhân lực (HCI). Trên bảng xếp hạng chỉ sốEGDI năm 2018, Việt Nam đứng 88 trên danh sách của thế giới, thứ 6 trong khu vực ASEAN. Chính phủ đang phấnđấu nỗ lực để đưa Việt Nam sớm đứng vào tốp 4 trong khu vực về phát triển chính phủ điện tử. Một số hành động cụthể đã được thể hiện thông qua việc ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật quan trọng như Nghị định61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính [1]; Quyết định1697/QĐ-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định thống nhất về chức năng, tính năng kỹ thuật trong xâydựng cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử [2]. Hiện nay các hệ thống dịch vụ công trực tuyến, hệ thống thông tin một cửa điện tử thường được xây dựng bởinhiều nền tảng công nghệ, giải pháp kĩ thuật do các nhà cung cấp đưa ra phù hợp trên bài toán nghiệp vụ hoạt động tạimột hoặc một nhóm tổ chức cụ thể. Các hồ sơ dịch vụ công thường chỉ được xử lý trên một hệ thống duy nhất. Khithực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính thì hồ sơ không chỉ xử lý bởi một màcó thể nhiều cơ quan và trên nhiều hệ thống khác nhau. Quản lý quy trình xử lý hồ sơ là một thành phần công nghệ lõi của tất cả các hệ thống thông tin dịch vụ công.Việc mô hình hóa quy trình xử lý hồ sơ trên một hệ thống xử lý tập trung có sự khác biệt rất lớn khi phải xử lý phân tántrên các hệ thống của nhiều cơ quan tổ chức khác nhau. Hiện chưa có một mô hình, phương pháp chuẩn thống nhất nàoquy định cho việc xử lý hồ sơ theo quy trình cộng tác của nhiều tổ chức trong các hệ thống thông tin dịch vụ công, mộtcửa điện tử tại Việt Nam. Nó gây ra rất nhiều khó khăn trong quá trình tích hợp liên thông xử lý hồ sơ giữa các hệthống. Hiện các đơn vị thường tiến hành lập trình, tích hợp theo từng tình huống cụ thể và tốn rất nhiều chi phí để triểnkhai, duy trì vận hành và nâng cấp hệ thống. Bài báo này trình bày một kết quả nghiên cứu chuẩn hóa mô hình tích hợp các hệ thống thông tin dịch vụ công,một cửa điện tử liên thông dựa trên việc áp dụng các quy trình nghiệp vụ liên tổ chức. Chúng tôi sẽ trình bày trong cácmục tiếp theo cụ thể về cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; nguyên lý áp dụngquản lý quy trình liên tổ chức trong các hệ thống phân tán; và thiết kế áp dụng mô hình quản lý quy trình liên tổ chứctrong hệ thống phần mềm dịch vụ công trực tuyến OpenCPS. II. HỆ THỐNG THÔNG TIN DỊCH VỤ CÔNGA. Cơ chế một cửa, một cửa liên thông Mục tiêu của cơ chế một cửa, một cửa liên thông là mang lại sự thuận lợi cho người dân và doanh nghiệptrong quá trình giải quyết thủ tục hành chính. Quá trình giải quyết thủ tục hành chính có thể được phân ra thànhcác giai đoạn chính gồm: tiếp nhận hồ sơ, thụ lý thẩm tra đánh giá, thực hiện nghĩa vụ tài chính, ra quyết định vàtrả kết quả. Trước đây người dân và doanh nghiệp khi thực hiện một thủ tục có thể sẽ phải tiếp xúc với nhiều cánbộ ở cơ quan tổ chức khác nhau để giải quyết các loại giấy tờ trong từng công đoạn cụ thể của quy trình giảiquyết. Cơ chế một cửa, một cửa liên thông quy định người dân, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chínhchỉ phải nộp hồ sơ và nhận kết quả tại một nơi duy nhất được gọi là bộ phận một cửa của cơ quan tổ chức. Hồ sơsau khi tiếp nhận sẽ được đưa vào quy trình thụ lý nội bộ do một hoặc nhiều cơ quan thực hiện căn cứ trên cácquy định của thủ tục do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Cơ chế một cửa làm tăng tính minh bạch và triệt tiêuđược sự nhũng nhiễu c ...

Tài liệu được xem nhiều: