Danh mục

Quản lý rủi ro trong ngành du lịch: Phần 2

Số trang: 58      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.47 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 27,000 VND Tải xuống file đầy đủ (58 trang) 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung Tài liệu Quản lý rủi ro du lịch - Hướng dẫn chính thức để quản lý rủi ro trong ngành du lịch: Phần 2 nêu rõ trách nhiệm của quốc gia đối với việc quản lý rủi ro và thảm họa, hướng dẫn quản lý rủi ro ở cấp quốc gia, hướng dẫn các tổ chức kinh doanh du lịch, các địa điểm du lịch xử lý khủng hoảng cũng như chuẩn bị, ngăn ngừa khủng hoảng sắp tới và vai trò, nhiệm vụ của báo chí trong việc ứng phó với rủi ro và thảm họa du lịch. Mời bạn đọc tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản lý rủi ro trong ngành du lịch: Phần 2CHƯƠNG 3: TRÁCH NHIỆM QUỐC GIA ĐỐI VỚI VIỆC QUẢN LÝ RỦI ROVÀ THẢM HOẠMục đích của Chương nàyMục đích của Chương này là nghiên cứu trách nhiệm của chính phủ trung ương trong việc quản lýrủi ro và thảm hoạ, và xác định cơ cấu và khuôn khổ để những người điều hành và các điểm du lịchcó thể tăng cường năng lực của mình nhằm chuẩn bị cho, ứng phó với, và phục hồi sau các cuộckhủng hoảng và thảm hoạ.Quản lý rủi ro ở cấp quốc giaNhìn chung, các chính phủ trung ương chịu trách nhiệm xây dựng, điều phối và thực hiện các chínhsách liên quan tới việc quản lý rủi ro và thảm hoạ. Chính phủ trung ương đưa ra định hướng chiếnlược cho quy trình quản lý rủi ro và thảm hoạ, và ở hầu hết các quốc gia thì chính phủ trung ươngcòn cấp vốn cho các hoạt động liên quan. Các chiến lược được các cơ quan hữu quan của chínhphủ chủ trì các uỷ ban liên ngành với đại diện của tất cả các bên liên quan xây dựng nên.Là một ngành kinh tế quan trọng trên toàn cầu, du lịch đóng góp rất lớn vào nền kinh tế của hầu hếtcác quốc gia, nhưng nó đặc biệt đóng một vai trò kinh tế chủ chốt tại các quốc gia đang phát triểnnơi mà nó có thể cung cấp nguồn ngoại tệ cơ bản và là động lực phát triển kinh tế chủ yếu. Làngành kinh tế phi chính phủ lớn nhất thế giới, du lịch đặc biệt dễ bị tổn thương bởi tác động của cácthảm hoạ.Như đã nêu khái quát ở Chương 1, ngành du lịch cần phải thu hút sự quan tâm của các chính quyềntrung ương, cơ quan lập pháp, quản lý, và môi trường xã hội nơi ngành du lịch hoạt động, và cáchiệu ứng theo sau đối với nền kinh tế khi có bất kỳ một sự cố nào trong các hoạt động du lịch.Điều phối và đối tác - Hội đồng du lịch quốc giaTổ chức du lịch thế giới (UNWTO) là một cơ quan đặc biệt của Liên hợp quốc. Với số thành viênhiện tại là 150 quốc gia, 7 vùng lãnh thổ và hơn 3000 thành viên liên kết đại diện cho khu vực tưnhân, các tổ chức giáo dục, các hiệp hội du lịch và các cơ quan quản lý du lịch ở địa phương.UNWTO đưa ra một diễn đàn toàn cầu để trao đổi các vấn đề chính sách du lịch. UNWTO kiến nghịcác quốc gia nên “xây dựng một chính sách quốc gia về an toàn du lịch cùng với việc ngăn ngừa cácrủi ro cho du khách’, và hình thành các hội đồng du lịch quốc gia với các uỷ ban điều hành chịu tráchnhiệm quản lý rủi ro trong các lĩnh vực chủ chốt, tuỳ theo nhu cầu của từng điểm du lịch. Các hộiđồng liên ngành bao gồm đại diện của chính phủ và của ngành là rất quan trọng vì nhiều hành độngcần thiết có thể và nên do khu vực tư nhân thực hiện. Một uỷ ban chủ chốt của hội đồng du lịch quốcgia có thể là uỷ ban an toàn và an ninh quốc gia, chịu trách nhiệm xây dựng và điều phối các biệnpháp nhằm bảo vệ ngành du lịch và các khách hàng của ngành du lịch tại mỗi điểm du lịch. Các cơquan chính phủ và các bộ phận của ngành du lịch cần phải được tham gia vào uỷ ban an toàn và anninh như sau: • Quản lý du lịch quốc gia/Ban Du khách • Cảnh sát • Cơ quan chống khủng bố/an ninh • Cơ quan xuất nhập cảnh • Văn phòng chưởng lý (Chánh án?) • Hải quan • Giao thông vận tải • Y tếQuản lý rủi ro du lịch – Hướng dẫn chính thức để quản lý khủng hoảng trong ngành du lịch 37 • Ngoại giao • Quản lý thảm hoạ • Các hiệp hội công ty hàng không và vận tải • Hiệp hội khách sạn • Các hiệp hội người điều hành tua du lịch • Hiệp hội đại lý du lịch • Các đại diện lữ hành và du lịch khác • Các nhóm người tiêu dùng • Các tổ chức bán lẻ • Trung tâm nghiên cứu và lưu trữ về an toàn và an ninh du lịchVí dụ sau đây từ Nam Phi cho thấy mối quan hệ đối tác giữa các cơ quan chính phủ và ngành dulịch: An toàn và an ninh của du khách: Kinh nghiệm của Nam Phi Ngành du lịch thành công dựa vào nhiều nhân tố bao gồm cơ sở hạ tầng tốt, sự mở rộng và đa dạng của sản phẩm du lịch, chiến lược marketing và xúc tiến du lịch sống động và dễ thích ứng, hệ thống thông tin và quản lý tốt, giá cả cạnh tranh, một môi trường sạch sẽ, khoẻ mạnh và an toàn. Ở Nam Phi, chính phủ tin tưởng rằng chìa khoá của thành công là các nhà hoạch định chính sách và ra quyết sách có một cách hiểu phù hợp về ngành du lịch. Phương pháp sau đã được áp dụng trên cơ sở phát triển và xúc tiến du lịch. Du lịch là: • một sản phẩm đặc biệt và cần phải được đối xử một cách đặc biệt; • tổng hợp tất cả các hoạt động sống của một dân tộc và về bản chất có tính chất liên bộ và liên ngành nên cần phải được lồng ghép vào tất cả các chính sách và nâng lên cấp độ ưu tiên quốc gia; • về cơ bản là một loại dịch vụ và một ngành hướng về con người, thành công của ngành này phụ thuộc vào việc tham gia một cách dân chủ của tất cả mọi người; • xây dựng và xúc tiến du lịch chỉ có thể thành công nếu: o do chính phủ chủ trì; o khu vực tư nhân (lao động và doanh nghiệp) chèo lái; và o dựa vào cộng đồng. • Chỉ thành công khi có một khuôn khổ quản lý với sự tham gia của tất cả các bên liên quan trong một mối quan hệ đối tác nhằm huy động và sử dụng chung các nguồn lực. Chính quyền Nam Phi tiếp cận với an toàn và an ninh du khách từ quan điểm quan hệ đối tác. Nhóm công tác an toàn du lịch (TSTG) được hình thành bao gồm đại diện Bộ các vấn đề môi trường và du lịch, Cơ quan cảnh sát Nam Phi (SAPS), Uỷ ban du lịch Nam Phi (SATOUR), Hội đồng doanh nghiệp du lịch của Nam Phi (TBCSA), Kinh doanh chống lại tội phạm (BAC), Bộ Ngoại giao, và 9 sở du lịch của các tỉnh. Nguồn: Trích từ bài diễn văn của Ngài Thứ trưởng Peter R. Mokaba, Nghị sỹ, tại Hội thảo của WTO về An toàn và an ninh du lịch, Addis Ababa, Ethiopia, 25/4/1997.38 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: