Danh mục

Quản lý sản xuất sản phẩm dệt may nội địa

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 224.64 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung bài viết trình bày việc quản lý sản xuất vô cùng quan trọng và đang được đẩy mạnh đầu tư. Trong bối cảnh kinh tế thế giới biến động như hiện nay, thì thị trường nội địa là một thị trường tiềm năng mà các công ty cần nắm giữ và tạo tiếng vang. Tạo niềm tin cho người tiêu dùng về hàng trong nước, tăng sức cạnh tranh với mặt hàng nước ngoài. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản lý sản xuất sản phẩm dệt may nội địa QUẢN LÝ SẢN XUẤT SẢN PHẨM DỆT MAY NỘI ĐỊA Đặng Mai Thúy Ngân, Nguyễn Thị Hồng Hằng, Trần Thị Ngọc Tú, Phạm Thị Huyền Khoa Kiến trúc - Mỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Thị Ngọc Quyên TÓM TẮT Trong tất cả các ngành sản xuất, có thể nói ngành dệt may là một ngành khó quản lý nhất do một số đặc thù trong quá trình thực hiện. Đối với các doanh nghiệp hiện nay, việc quản lý sản xuất vô cùng quan trọng và đang được đẩy mạnh đầu tư. Trong bối cảnh kinh tế thế giới biến động như hiện nay, thì thị trường nội địa là một thị trường tiềm năng mà các công ty cần nắm giữ và tạo tiếng vang. Tạo niềm tin cho người tiêu dùng về hàng trong nước, tăng sức cạnh tranh với mặt hàng nước ngoài. Từ khóa: Quản lý sản xuất, ngành may nội địa Việt Nam, dệt may, người tiêu dùng. 1 MỞ ĐẦU Quản lý sản xuất là một giai đoạn của hoạt động sản xuất kinh doanh gắn liền với nhà máy, phân xưởng trong doanh nghiệp; Tham gia trực tiếp vào việc lên kế hoạch, giám sát tiến độ của quá trình sản xuất để đảm bảo cung cấp hàng hóa đúng thời gian, đạt yêu cầu về số lượng, tiêu chuẩn về chất lượng theo kế hoạch. Nhiều năm qua, ngành dệt may Việt Nam luôn thành công trong việc đẩy mạnh xuất khẩu ra các nước với kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng qua các năm từ 8 - 10%. Tuy nhiên, tại thị trường trong nước, doanh nghiệp lại chưa chiếm lĩnh được sân nhà và các hãng thời trang nước ngoài đang giữ ưu thế. Nhận thức về vấn đề này, các doanh nghiệp trong nước đã không ngừng đầu tư, cải tiến kỹ thuật, tăng cường tạo mẫu nhằm nâng cao giá trị gia tăng trên mỗi sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. 2 NỘI DUNG 2.1 Quá trình sản xuất sản phẩm và dịch vụ 2.1.1 Quá trình thiết kế Với các đơn hàng nội địa, Công ty xây dựng Quy trình thiết kế sản phẩm để đưa kế hoạch và phương pháp thiết kế mẫu thời trang nhằm đảm bảo sản phẩm thiết kế luôn phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Các chủng loại sản phẩm được cải tiến gồm: Sơ mi, quần tây, Jaket, quần áo thời trang, quần áo học sinh… và được tiêu thụ trên thị trường nội địa. Quá trình thiết kế, sản xuất và giao hàng được thực hiện theo quy trình sau, Hình 1: 585 Định hướng thiết kế mẫu Nghiên cứu Dữ liệu thiết kế Thiết kế mẫu May mẫu Kiểm tra thiết kế- duyệt mẫu Sản xuất đại trà Phân phối tiêu thụ Thu thập thông tin từ thị trường Đánh giá Cải tiến Lưu trữ hồ sơ Hình 1: Quy trình sản xuất Định hướng thiết kế mẫu: Vào đầu năm, căn cứ vào kế hoạch phát triển kế hoạch sản xuất sản phẩm nội địa và căn cứ kết quả tìm hiểu thị trường – khách hàng, ban lãnh đạo cùng các trưởng phòng chức năng: Kinh 586 Doanh, Kỹ Thuật, Quản lý chất lượng, Kế hoạch xem xét đưa ra định hướng tạo mẫu phù hợp với năng lực công ty và tình hình thực tế trên thị trường. Để đưa ra định hướng thiết kế đúng, công ty đã xác định: Thị trường tiêu thụ - Khả năng thị trường- Đối tượng sử dụng. Thị trường của công ty là thị trường nội địa qua hệ thống các đại lý ở TP.Hồ Chí Minh, các tỉnh phía Nam và phía Bắc. Khả năng tiêu thụ trên từng thị trường: Đối tượng sử dụng chủ yếu là nam Sơ mi, quần tây), nữ (hàng thời trang) và học sinh. Sản phẩm truyền thống: Sơ mi - Quần tây. Sản phẩm mới thâm nhập: Quần áo học sinh - Quần áo thời trang. Về đối thủ cạnh tranh: Công ty thực hiện xác định đối tượng cạnh tranh chủ yếu là ai? Năng lực sản xuất ở mức nào? Sản phẩm thế mạnh của đối tượng - nguyên phụ liệu cấu tạo nên sản phẩm thường được sử dụng, đặc điểm về hệ thống tiêu thụ, giá cả. Nghiên cứu dữ liệu thiết kế: Việc nghiên cứu thu thập các dữ liệu đầu vào rất quan trọng, quyết định đến chất lượng và hiệu quả thiết kế. Dựa vào định hướng tạo mẫu của ban lãnh đạo, nhóm tạo mẫu - tiêu thụ phòng kinh doanh phối hợp thực hiện nghiên cứu các yếu tố: Tìm hiểu phong tục, tập quán, khí hậu của từng vùng và xác định rõ mùa nào sẽ tung mẫu vào thị trường để định ra kiểu dáng, chất liệu vải phù hợp. Khảo sát thông số thực tế các khu vực để hình thành thông số chuẩn cho từng nhóm kích thước ở các độ tuổi khác nhau theo giới tính. Thâm nhập thị trường thực tế để tìm hiểu thị hiếu thời trang của các đối tượng đã xác định và kết hợp với mẫu thời trang đang thịnh hành trong cataloze. Sử dụng kết quả của việc tìm hiểu nhu cầu Khách hàng và người tiêu dùng. Việc nghiên cứu các dữ liệu đầu vào được thực hiện ngay sau khi ban lãnh đạo đưa ra định hướng. Nhưng do đặc thù ngành may, mẫu mốt thay đổi liên tục với chu kỳ ngắn nên đ i hỏi Nhân viên tạo mẫu và tiêu thụ phòng kinh doanh phải thường xuyên thâm nhập thị trường để tiếp cận sự chuyển biến này. Tất cả các yếu tố thu thập được đều phải cập nhật để sử dụng trong quá trình tạo mẫu. Kiểm tra thiết kế - duyệt mẫu: Công tác kiểm tra thiết kế đóng vai trò rất quan trọng trong việc xem xét khả năng công ty có đáp ứng được yêu cầu của sản phẩm thiết kế hay không, cần cải tiến, thay đổi gì. Vì thế kiểm tra phải được sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban chức năng: kế hoạch điều độ, kinh doanh, kỹ thuật công nghệ. Nội dung kiểm tra thiết kế thông qua những điểm chính sau, Bảng 1: ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: