Danh mục

Quản lý tài chính, kế toán trong dự án ODA

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 195.15 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quản lý tài chính dự án ODA là nhân tố quan trọng đối với sự thành bại của dự án. Các thông tin tài chính phù hợp và kịp thời về hoạt động của dự án là cơ sở cho các quyết định đúng đắn, góp phần đảm bảo tiến độ thực hiện dự án, đảm bảo nguồn vốn dự án đầy đủ, giảm thiểu các yếu tố cản trở sự vận hành của dự án.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản lý tài chính, kế toán trong dự án ODA Quản lý tài chính, kế toán trong dự án ODA Quản lý tài chính dự án là quá trình kết hợp các hoạt động lập kế hoạch tài chính, kế toán, kiểm soát, kiểm toán, chi tiêu, mua sắm... của dự án nhằm quản lý các nguồn lực của dự án một cách có hiệu quả nhất. Qua đó bảo thực hiện các mục tiêu phát triển của dự án. • Quản lý tài chính dự án ODA là nhân tố quan trọng đối với sự thành bại của dự án. Các thông tin tài chính phù hợp và kịp thời về hoạt động của dự án là cơ sở cho các quyết định đúng đắn, góp phần đảm bảo tiến độ thực hiện dự án, đảm bảo nguồn vốn dự án đầy đủ, giảm thiểu các yếu tố cản trở sự vận hành của dự án. • Hệ thống quản lý tài chính dự án ODA được tổ chức tốt sẽ góp phần: Tạo sự yên tâm, tin tưởng cần thiết của các bên liên quan như nhà tài trợ, cơ quản chủ quản, ngân hàng…Để cho các nhà tài trợ và chính phủ có thể tin tưởng là các nguồn vốn dự án đều được sử dụng đúng mục đích đã định. Là cơ sở cung cấp thông tin tài chính hữu dụng phục vụ cho công tác quản lý và kiểm soát tiến độ giải ngân của dự án. Là cơ sở phòng tránh, giảm thiểu những hành vi làm trái, những sai sót trong quá trình thực hiện dự án, cả vô tình lẫn hữu ý. Nhờ hệ thống kiểm soát có thể xác định một cách nhanh chóng những hoạt động bất thường trong việc thực thi dự án Yêu cầu đối với hệ thống quản lý tài chính dự án ODA Quản lý tài chính dự án có thể được hiểu theo những nghĩa khác nhau và được áp dụng dưới các giác độ khác nhau, phụ thuộc vào người ra quyết định chính, bao gồm: • Cơ quản chủ quản • Nhà tài trợ Trong các dự án ODA thì hệ thống quản lý tài chính dự án được vận hành bởi đơn vị quản lý dự án (thường là các Ban QLDA), trong khi nó phải đáp ứng những yêu cầu khác nhau về quản lý tài chính dự án của các bên liên quan, trong đó chủ yếu là chính phủ Việt Nam và Nhà tài trợ. Thông thường trong khi chuẩn bị dự án thì cả hai bên đều thống nhất về các mục tiêu chung mà dự án cần đạt được, nhưng không phải lúc nào cũng hoàn toàn thống nhất về cách thức quản lý và đánh giá hiệu quả dự án. Mỗi bên đều có những yêu cầu riêng về quản lý và sử dụng tiền chi cho dự án, thậm chí mỗi nhà tài trợ lại có yêu cầu quản lý nguồn tài chính mà họ cung cấp một kiểu. Do vậy quản lý tài chính dự án áp dụng cho các dự án ODA phải thật sự là sự kết hợp hài hòa yêu cầu của cả hai phía, tiếp nhận dự án (chính phủ, cơ quan chủ quản) cũng như nhà tài trợ. Đây là trách nhiệm của Ban QLDA và cơ quản chủ quản trong việc xác định một cơ chế tài chính phù hợp với dự án. Các quy định của chính phủ Việt Nam về công tác quản lý tài chính, kế toán cho dự án ODA. Việc tuân thủ các quy định của Nhà nước về quản lý tài chính, kế toán đối với các dự án ODA có tính pháp lệnh, tại điều 2 Nghị định 17/2001/NĐ-CP ) có ghi rõ: “1. ODA là nguồn vốn quan trọng của ngân sách Nhà nước, được sử dụng để hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ưu tiên. 2. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ODA trên cơ sở phân cấp, tăng cường trách nhiệm và bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các cơ quan quản lý ngành và địa phương.” • Yêu cầu của các nhà tài trợ đối với hoạt động quản lý tài chính, kế toán của dự án. Các nhà tài trợ thường có cách thức quản lý tài chính theo kiểu riêng của họ phù hợp với yêu cầu về quản lý ngân sách của chính phủ nước họ, hoặc phù hợp với chính sách quản lý toàn cầu (nếu là tổ chức phi chính phủ). Vì vậy với nguồn vốn cho các dự án ODA thực hiện tại Việt Nam, họ cũng có những yêu cầu quản lý cho phù hợp với hệ thống thống nhất. Điều 2 Nghị định 17/2001/NĐ-CP ([1] – Tài liệu Tham khảo) cũng quy định: “Trường hợp điều ước quốc tế về ODA đã được ký kết giữa Nhà nước hoặc Chính phủ với Nhà tài trợ có quy định khác thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó.” • Ngoài ra Ban QLDA còn phải xem xét cụ thể các yếu tố khác như tính chất, hình thức của dự án, và đặc biệt là điều kiện vật chất và khả năng cán bộ của dự án. Các nội dung chính của công tác quản lý tài chính dự án ODA Hoạt động quản lý tài chính dự án ODA bao gồm nhiều công việc cụ thể khác nhau, nhưng chung quy lại đều thuộc một trong các nội dung chủ yếu sau: • Lập kế hoạch tài chính và dự toán dự án • Hệ thống kế toán dự án • Báo cáo tài chính dự án và • Quyết toán và Kiểm toán dự án Các nội dung này đan xen vào nhau hỗ trợ và bổ sung lẫn nhau, chất lượng của công tác quản lý tài chính dự án ODA do đó là chất lượng tổng hợp của toàn bộ 4 nội dung trên. Các nội dung chủ yếu trong hoạt động quản lý tài chính, kế toán dự án ODA kể trên sẽ được lần lượt giới thiệu ở bộ tài liệu này qua các mođun sau: • Mođun TC2: “Lập kế hoạch tài chính dự án ODA” • Mođun TC3: “Kế toán dự án ODA” • Mođun TC4: “Quyết toán và Kiểm toán dự án ODA” Các vấn đề cần lưu lý trong công tác chuẩn bị xây dựng hệ thống quản lý tài chính dự án ODA Mô hình quản lý tài chính dự án ODA rất đa dạng, được hình thành cho từ ...

Tài liệu được xem nhiều: