Danh mục

Quản lý xây dựng công trình đặc thù

Số trang: 3      Loại file: docx      Dung lượng: 18.83 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Công trình xây dựng đặc thù theo quy định tại Điều 128 của Luật Xây dựng năm 2014 gồm: công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, cấp bách, công trình có yêu cầu triển khai cấp bách, Công trình có yêu cầu xây dựng ngay, Công trình xây dựng tạm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản lý xây dựng công trình đặc thù QUẢN LÝ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐẶC THÙ 1. Công trình xây dựng đặc thù Công   trình   xây   dựng   đặc   thù   theo   quy   định   tại Điều   128   của   Luật   Xây   dựng   năm  2014 gồm: 1.1 Công trình bí mật nhà nước: a) Công trình bí mật nhà nước gồm: Công trình xây dựng có yêu cầu phải tuân thủ  bảo đảm bí mật trong các hoạt động đầu tư  xây dựng thuộc các lĩnh vực quốc   phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ  và các lĩnh vực đặc thù   khác; công trình xây dựng được quản lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí  mật nhà nước; b) Thủ tướng Chính phủ quyết định việc xây dựng công trình bí mật nhà nước khi  có yêu cầu đầu tư xây dựng. 1.2 Công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, cấp bách gồm: a) Công trình có yêu cầu triển khai cấp bách nhằm bảo vệ  chủ  quyền quốc gia,   bảo đảm an ninh quốc gia, an toàn sinh mạng cộng đồng; b) Công trình thuộc dự án có yêu cầu cấp bách về an ninh, an toàn năng lượng, an   toàn về  môi trường, dự  trữ  quốc gia, khoa học công nghệ  được Bộ  trưởng Bộ  Khoa học và Công nghệ xác nhận bằng văn bản; c) Công trình có yêu cầu triển khai xây dựng ngay để tránh gây thảm họa trực tiếp   đến sinh mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng hoặc để không ảnh hưởng đặc  biệt nghiêm trọng đến các công trình lân cận, công trình liền kề; d) Công trình có yêu cầu xây dựng ngay theo lệnh khẩn cấp để  khắc phục hoặc  ứng cứu kịp thời hoặc ngăn chặn hậu quả  có thể  xảy ra do sự cố  bất khả  kháng,   sự cố công trình xây dựng hoặc ứng phó sự cố môi trường đặc biệt nghiêm trọng; đ) Công trình thuộc các dự án có yêu cầu cấp bách phải triển khai thực hiện khác   theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 1.3 Công trình xây dựng tạm gồm: a) Công trình được xây dựng để  phục vụ  thi công xây dựng công trình chính được  quy định tại Khoản 2 Điều này; b) Các công trình hỗ  trợ  hoặc bổ  trợ  cho công trình chính được quy định tại các   Điểm c và d Khoản 2 Điều này. 2. Quản lý đầu tư xây dựng công trình xây dựng đặc thù 2.1 Đối với công trình bí mật nhà nước: a)   Bộ   trưởng,   Thủ   trưởng  cơ   quan  ngang  Bộ,   cơ   quan   thuộc   Chính   phủ,   Chủ  tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư  xây dựng công trình bí mật nhà  nước sau khi được Thủ  tướng Chính phủ  quyết định về  chủ  trương đầu tư  công  trình bí mật nhà nước; b) Người quyết định đầu tư xây dựng công trình bí mật nhà nước có quyền quyết   định hoặc  ủy quyền cho chủ đầu tư quyết định, chịu trách nhiệm về việc tổ chức  quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng và được giao thầu (không thông qua lựa   chọn nhà thầu) từ  giai đoạn lập dự  án, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng cho  đến giai đoạn hoàn thành đưa công trình vào khai thác, sử dụng. 2.2 Đối với công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, có tính cấp bách: a) Người quyết định đầu tư xây dựng công trình theo lệnh khẩn cấp, có tính cấp   bách tự quyết định về trình tự thực hiện đầu tư xây dựng và hình thức quản lý dự  án; tự tổ chức thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế và dự toán xây dựng, giám sát  thi công và nghiệm thu bàn giao công trình hoàn thành phù hợp với quy định của   pháp luật về xây dựng; b) Công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, có tính cấp bách được miễn giấy phép   xây dựng theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 89 của Luật Xây dựng năm 2014; c) Thủ  tướng Chính phủ  quyết định cho phép người quyết định đầu tư  xây dựng  công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, có tính cấp bách quyết định hoặc  ủy  quyền cho chủ đầu tư quyết định, chịu trách nhiệm về  việc tổ  chức quản lý thực   hiện dự  án đầu tư  xây dựng và được giao thầu (không thông qua lựa chọn nhà   thầu) từ  giai đoạn lập dự  án, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng cho đến giai  đoạn hoàn thành đưa công trình vào khai thác, sử dụng. 2.3 Đối với công trình xây dựng tạm: a) Chủ  đầu tư  tự  tổ  chức quản lý thực hiện dự  án đầu tư  xây dựng phù hợp với  quy định của Nghị định này; tự tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây  dựng; tự  quyết định giao nhận thầu xây dựng công trình hoặc tự  thực hiện xây   dựng; b) Chủ đầu tư hoặc nhà thầu xây dựng công trình chính có trách nhiệm phá dỡ, thu  dọn công trình xây dựng tạm (nếu có) để khôi phục mặt bằng nguyên trạng khi bàn   giao công trình hoàn thành. ...

Tài liệu được xem nhiều: