Quan niệm của nho giáo về đạo làm người
Số trang: 5
Loại file: doc
Dung lượng: 64.00 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Để làm rõ quan niệm của Nho giáo về đạo làm người, trong bài viết này tác giả đã đưa ra và luận giải khái niệm “Đạo làm người”, đạo làm người qua các mối quan hệ (quan hệ của con người với bản thân; quan hệ của con người với người khác – với xã hội). Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan niệm của nho giáo về đạo làm người QUAN NIỆM CỦA NHO GIÁO VỀ ĐẠO LÀM NGƯỜI Thứ hai, 25 - 03 - 2013 16:57 NGUYỄN THỊ THỌ(*) Để làm rõ quan niệm của Nho giáo về đạo làm người, trong bài viết này tác giả đã đưa ra và luận giải khái niệm “Đạo làm người”, đạo làm người qua các mối quan hệ (quan hệ của con người với bản thân; quan hệ của con người với người khác – với xã hội). Theo tác giả, với Nho giáo, nhân, nghĩa, lễ, trí và tín được đặt trong quan hệ của con người với chính bản thân mình để tu thân, để trở thành người quân tử; còn chính danh là yêu cầu đạo đức được đặt trong quan hệ với người khác (với xã hội) để mỗi người đều thực hiện đúng phận sự của mình, làm cho xã hội ổn định, phát triển. Nho giáo - một học thuyết chính trị, đạo đức ra đời từ Trung Quốc, trải qua hơn 25 thế kỷ tồn tại và phát triển nhưng vẫn còn đó như sự thách thức với thời gian. Nho giáo về sau đã khác nhiều so với lúc mới xuất hiện, nhưng nó vẫn có điểm chung - đó là một học thuyết chính trị, đạo đức của giai cấp phong kiến Trung Quốc, chủ trương dùng lễ trị, đức trị để quản lý xã hội. Khổng Tử nói: Dùng đạo đức làm đường lối chính trị thì như sao Bắc Đẩu ở một chỗ nhất định mà các sao khác đều vây quanh(Luận ngữ vi chính, 1) (1). Những nguyên tắc đạo đức của Nho giáo như nhân, lễ, nghĩa, trí, tín vừa là chuẩn mực để điều chỉnh hành vi của con người, vừa là những biện pháp để bảo đảm cho chính trị, nhân nghĩa được thực hiện. Bởi vậy, Nho giáo không đưa ra định nghĩa nào về khái niệm Đạo làm người, nhưng qua các tác phẩm kinh điển, qua tư tưởng của các đại biểu Nho giáo có thể thấy, khái niệm Đạo làm người đã được Nho giáo đi sâu khai thác. ([1]) 1. Đạo làm người Đạo làm người là khái niệm được hình thành từ rất lâu, nhưng ngày nay, luận bàn về nó không phải là một điều đã cũ, cổ hủ. Bởi lẽ, từ khi có con người và xã hội loài người thì những mối quan hệ giữa con người với con người, con người với tự nhiên, con người với chính bản thân mình luôn nảy sinh và do vậy, Đạo làm người luôn vận hành. Ngày nay, khi xã hội càng phát triển, trình độ nhận thức của con người không ngừng được nâng cao, mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, xã hội và chính bản thân mình nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp thì Đạo làm người lại càng được chú ý hơn bao giờ hết. Khi bàn đến Đạo làm người, Nho giáo nhấn mạnh đến “Đạo nhân”, Đạo làm người. Theo nghĩa đó, “Đạo làm người” được hiểu là nguyên tắc chính trị, là quy phạm đạo đức và luân lý, là đạo lý trị quốc và xử thế của con người. Nói cách khác, đạo làm người được hiểu là đường lối, nguyên tắc đạo đức mà con người có bổn phận gìn giữ và tuân theo trong đời sống. Đó là nhân sinh quan, là quan niệm sống trong sạch, thuận theo lẽ phải. Nguyên tắc chính trị là tư tưởng chỉ đạo việc trị quốc, bình thiên hạ, phản ánh hệ tư tưởng của giai cấp cầm quyền. Quy phạm đạo đức, luân lý theo quan niệm của Nho giáo chính là tam cương, ngũ thường, trung hiếu, tam tòng, tứ đức,… Đạo làm người của Nho giáo bao quát các mối quan hệ trong xã hội ở một phạm vi rất rộng. Một người có đạo đức, có “đạo làm người” là cơ sở để người đó thực hiện tốt mối quan hệ trong quan hệ với tự nhiên, trong ứng xử xã hội, ứng xử với chính bản thân mình theo danh phận Nho giáo gọi con người đạt được các chuẩn mực đó là “người quân tử”, “đấng trượng phu”. Với Khổng tử, người quân tử không thuần túy chỉ địa vị xã hội của người đó, mà chủ yếu chỉ phẩm chất đạo đức mà người đó đạt được. Ông cho rằng, “Tề Cảnh Công có một ngàn cỗ xe bốn chỗ nhưng sau khi chết, dân không thấy có công đức gì mà khen. Bá Di và Thúc Tề chết đói ở chân núi Thú Dương, nhưng đến nay dân hãy còn ca ngợi. “Thành bất dĩ phú, diệc chi dĩ dị” (thật chẳng vì giàu, chỉ vì đức lạ). Có lẽ là nói về điều này chăng” (Luận ngữ, Quý thị, 12)(2). 2. Đạo làm người qua các mối quan hệ 2.1. Quan hệ của con người với bản thân Nho giáo là học thuyết rất chú trọng đến đạo đức con người, trong đó có đạo đức trong ứng xử với chính bản thân mình. Với nguyên tắc đạo đức này, Nho giáo coi trọng sự nghiêm khắc trong việc tu thân, tích đức. Theo Nho giáo, người quân tử đối với mình trước hết phải làm những việc khó, sau mới được hưởng thành quả (Nhân giả tiên nan; nhi hậu hoạch; khả vị nhân hỹ) (Luận ngữ, Ung giã, 20)(3). Đến đời Tống, Phạm Trọng Yêm cho rằng, người khổ trước thiên hạ, vui sau thiên hạ là người có nhân. Khác với những người bất nhân, người quân tử, nhân đức là người luôn vui vẻ sống trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù đó là vinh hoa hay đói nghèo, túng thiếu. Họ không bị phú quý, danh lợi, giàu sang làm lung lạc. Khi đề cập đến mẫu người quân tử, Khổng Tử thường đưa ra những tiêu chuẩn khác nhau, song chung quy lại, người quân tử phải đạt được chín điều sau: (1) Nhìn thì phải để ý nhìn sao cho sáng; (2) Nghe thì phải lắng tai nghe cho rõ ràng; (3) Sắc mặt phải giữ cho ôn hòa; (4) Tướng mạo thì phải giữ cho khiêm cung; (5) Nói năng phải giữ bề trung thực ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan niệm của nho giáo về đạo làm người QUAN NIỆM CỦA NHO GIÁO VỀ ĐẠO LÀM NGƯỜI Thứ hai, 25 - 03 - 2013 16:57 NGUYỄN THỊ THỌ(*) Để làm rõ quan niệm của Nho giáo về đạo làm người, trong bài viết này tác giả đã đưa ra và luận giải khái niệm “Đạo làm người”, đạo làm người qua các mối quan hệ (quan hệ của con người với bản thân; quan hệ của con người với người khác – với xã hội). Theo tác giả, với Nho giáo, nhân, nghĩa, lễ, trí và tín được đặt trong quan hệ của con người với chính bản thân mình để tu thân, để trở thành người quân tử; còn chính danh là yêu cầu đạo đức được đặt trong quan hệ với người khác (với xã hội) để mỗi người đều thực hiện đúng phận sự của mình, làm cho xã hội ổn định, phát triển. Nho giáo - một học thuyết chính trị, đạo đức ra đời từ Trung Quốc, trải qua hơn 25 thế kỷ tồn tại và phát triển nhưng vẫn còn đó như sự thách thức với thời gian. Nho giáo về sau đã khác nhiều so với lúc mới xuất hiện, nhưng nó vẫn có điểm chung - đó là một học thuyết chính trị, đạo đức của giai cấp phong kiến Trung Quốc, chủ trương dùng lễ trị, đức trị để quản lý xã hội. Khổng Tử nói: Dùng đạo đức làm đường lối chính trị thì như sao Bắc Đẩu ở một chỗ nhất định mà các sao khác đều vây quanh(Luận ngữ vi chính, 1) (1). Những nguyên tắc đạo đức của Nho giáo như nhân, lễ, nghĩa, trí, tín vừa là chuẩn mực để điều chỉnh hành vi của con người, vừa là những biện pháp để bảo đảm cho chính trị, nhân nghĩa được thực hiện. Bởi vậy, Nho giáo không đưa ra định nghĩa nào về khái niệm Đạo làm người, nhưng qua các tác phẩm kinh điển, qua tư tưởng của các đại biểu Nho giáo có thể thấy, khái niệm Đạo làm người đã được Nho giáo đi sâu khai thác. ([1]) 1. Đạo làm người Đạo làm người là khái niệm được hình thành từ rất lâu, nhưng ngày nay, luận bàn về nó không phải là một điều đã cũ, cổ hủ. Bởi lẽ, từ khi có con người và xã hội loài người thì những mối quan hệ giữa con người với con người, con người với tự nhiên, con người với chính bản thân mình luôn nảy sinh và do vậy, Đạo làm người luôn vận hành. Ngày nay, khi xã hội càng phát triển, trình độ nhận thức của con người không ngừng được nâng cao, mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, xã hội và chính bản thân mình nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp thì Đạo làm người lại càng được chú ý hơn bao giờ hết. Khi bàn đến Đạo làm người, Nho giáo nhấn mạnh đến “Đạo nhân”, Đạo làm người. Theo nghĩa đó, “Đạo làm người” được hiểu là nguyên tắc chính trị, là quy phạm đạo đức và luân lý, là đạo lý trị quốc và xử thế của con người. Nói cách khác, đạo làm người được hiểu là đường lối, nguyên tắc đạo đức mà con người có bổn phận gìn giữ và tuân theo trong đời sống. Đó là nhân sinh quan, là quan niệm sống trong sạch, thuận theo lẽ phải. Nguyên tắc chính trị là tư tưởng chỉ đạo việc trị quốc, bình thiên hạ, phản ánh hệ tư tưởng của giai cấp cầm quyền. Quy phạm đạo đức, luân lý theo quan niệm của Nho giáo chính là tam cương, ngũ thường, trung hiếu, tam tòng, tứ đức,… Đạo làm người của Nho giáo bao quát các mối quan hệ trong xã hội ở một phạm vi rất rộng. Một người có đạo đức, có “đạo làm người” là cơ sở để người đó thực hiện tốt mối quan hệ trong quan hệ với tự nhiên, trong ứng xử xã hội, ứng xử với chính bản thân mình theo danh phận Nho giáo gọi con người đạt được các chuẩn mực đó là “người quân tử”, “đấng trượng phu”. Với Khổng tử, người quân tử không thuần túy chỉ địa vị xã hội của người đó, mà chủ yếu chỉ phẩm chất đạo đức mà người đó đạt được. Ông cho rằng, “Tề Cảnh Công có một ngàn cỗ xe bốn chỗ nhưng sau khi chết, dân không thấy có công đức gì mà khen. Bá Di và Thúc Tề chết đói ở chân núi Thú Dương, nhưng đến nay dân hãy còn ca ngợi. “Thành bất dĩ phú, diệc chi dĩ dị” (thật chẳng vì giàu, chỉ vì đức lạ). Có lẽ là nói về điều này chăng” (Luận ngữ, Quý thị, 12)(2). 2. Đạo làm người qua các mối quan hệ 2.1. Quan hệ của con người với bản thân Nho giáo là học thuyết rất chú trọng đến đạo đức con người, trong đó có đạo đức trong ứng xử với chính bản thân mình. Với nguyên tắc đạo đức này, Nho giáo coi trọng sự nghiêm khắc trong việc tu thân, tích đức. Theo Nho giáo, người quân tử đối với mình trước hết phải làm những việc khó, sau mới được hưởng thành quả (Nhân giả tiên nan; nhi hậu hoạch; khả vị nhân hỹ) (Luận ngữ, Ung giã, 20)(3). Đến đời Tống, Phạm Trọng Yêm cho rằng, người khổ trước thiên hạ, vui sau thiên hạ là người có nhân. Khác với những người bất nhân, người quân tử, nhân đức là người luôn vui vẻ sống trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù đó là vinh hoa hay đói nghèo, túng thiếu. Họ không bị phú quý, danh lợi, giàu sang làm lung lạc. Khi đề cập đến mẫu người quân tử, Khổng Tử thường đưa ra những tiêu chuẩn khác nhau, song chung quy lại, người quân tử phải đạt được chín điều sau: (1) Nhìn thì phải để ý nhìn sao cho sáng; (2) Nghe thì phải lắng tai nghe cho rõ ràng; (3) Sắc mặt phải giữ cho ôn hòa; (4) Tướng mạo thì phải giữ cho khiêm cung; (5) Nói năng phải giữ bề trung thực ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Quan niệm nho giáo Đạo làm người Quan niệm nho giáo về đạo làm người Khái niệm Đạo làm người Quan hệ của con người Tư tưởng nho giáoGợi ý tài liệu liên quan:
-
Khóa luận tốt nghiệp: Sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Hồng Đức Quốc âm thi tập
67 trang 134 0 0 -
Nội dung và ý nghĩa quan điểm về đạo làm người của Nguyễn Bỉnh Khiêm
7 trang 86 1 0 -
BÀI TẬP LỚN MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
30 trang 57 0 0 -
Triết học Trung Quốc - Đại cương (Tập 2): Phần 1
530 trang 26 0 0 -
Tiểu luận 'Những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó ở nước ta'
26 trang 25 0 0 -
243 trang 25 0 0
-
Nguyễn Hiến Lê - Tuyển tập Triết học: Phần 3
574 trang 23 0 0 -
Tiểu luận: Tìm hiểu lịch sử Nho gia
12 trang 21 0 0 -
19 trang 20 0 0
-
Tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm về giáo dục đạo đức Nho giáo
10 trang 20 0 0