Danh mục

Quan niệm của nho giáo về 'Hiếu' và ảnh hưởng của quan niệm đó trong đời sống gia đình ở Việt Nam hiện nay

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 214.95 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong học thuyết Nho giáo, “hiếu” là một phạm trù lớn, chứa đựng nhiều nội dung sâu sắc; có nhiều ảnh hưởng đến những phạm trù đạo đức khác trong đời sống con người. Theo tác giả bài viết, đối với gia đình, Nho giáo đặc biệt đề cao việc giáo dục đạo “hiếu” cho con người, coi đó là một trong những nội dung chủ yếu của học thuyết Nho giáo
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan niệm của nho giáo về “Hiếu” và ảnh hưởng của quan niệm đó trong đời sống gia đình ở Việt Nam hiện nayQuan niệm của Nho giáo về hiếu và ảnh hưởng của quan niệm đó ...QUAN NIỆM CỦA NHO GIÁO VỀ “HIẾU”VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA QUAN NIỆM ĐÓTRONG ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAYHOÀNG THU TRANG*Tóm tắt: Trong học thuyết Nho giáo, “hiếu” là một phạm trù lớn, chứa đựngnhiều nội dung sâu sắc; có nhiều ảnh hưởng đến những phạm trù đạo đức kháctrong đời sống con người. Theo tác giả bài viết, đối với gia đình, Nho giáo đặcbiệt đề cao việc giáo dục đạo “hiếu” cho con người, coi đó là một trong nhữngnội dung chủ yếu của học thuyết Nho giáo. Quan niệm của Nho giáo về “hiếu”không chỉ là cơ sở nền tảng cho việc hình thành, phát triển gia đình truyềnthống Việt Nam trong lịch sử, mà còn có nhiều ảnh hưởng trong đời sống giađình Việt Nam hiện nay theo cả hai hướng tiêu cực và tích cực.Từ khóa: Nho giáo, hiếu, gia đình.1. Quan niệm của Nho giáo về “hiếu”Nho giáo là một học thuyết chính trị đạo đức hình thành từ rất sớm ở TrungQuốc vào thời Xuân Thu - Chiến Quốc.Trên 2000 năm tồn tại mặc dù có nhữnglúc thăng trầm cùng với sự thay thế củacác triều đại phong kiến và sự biến thiêncủa lịch sử, nhưng Nho giáo vẫn có sứcsống lâu bền và có ảnh hưởng sâu sắctới xã hội Trung Quốc cũng như nhiềunước khác trong khu vực. Trong quanniệm của Nho giáo, sợi dây thiêng liêngràng buộc con người từ khi con ngườimới sinh ra chính là tình cảm, tình nghĩagiữa cha mẹ và con cái. Do đó, Nho giáođặt ra yêu cầu đầu tiên, cơ bản đối vớimỗi một con người trong cuộc sống củamình là, con cái phải hiếu thảo với chamẹ. Theo Nho giáo, “hiếu” là nết đầutrong trăm nết, là gốc rễ của tất cả đứchạnh. “Hiếu” là cái đức cao cả nhất màcả vua tôi, kẻ sĩ và thứ dân đều phải đềcao và thi hành. Trong Luận ngữ, KhổngTử đã khẳng định rằng: “Người biếthiếu thuận với cha mẹ, có nết đễ (kínhtrọng) với người lớn tuổi hơn mình màlại thích cãi cọ, va chạm, xung đột, mạophạm với cấp trên là rất hiếm thấy.Người không mạo phạm cấp trên mà lạithích làm phản loạn là không có. Ngườiquân tử là người chuyên tâm nắm vữngcái gốc của tu thân thì đạo lập thân xửthế tự nhiên phát sinh ra trong lòngmình. Hiếu đễ là cái gốc của việc làmđạo nhân”(1). Hành vi của con ngườiThạc sĩ, Viện Triết học, Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.(1)(2006), Tứ thư, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội,tr.101, Trần Trọng Sâm, Kiều Vũ Bách Thuận(biên dịch).(*)105Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 9 (70) - 2013không gì lớn bằng hiếu và vì thế cũngkhông có tội nào của con người lớnbằng tội bất hiếu.Mặc dù đề cao tột bậc vai trò củachữ “hiếu” và giáo dục đạo “hiếu” chocon người, song các nhà Nho vẫn chưađưa ra được một định nghĩa chung vềchữ “hiếu”. Tùy theo từng trường hợpcụ thể và từng hoàn cảnh nhất định màchữ “hiếu” được hiểu theo những cáchkhác nhau.“Hiếu” là đức tính mà con cái cần cótrong quan hệ với cha mẹ. Người làmcon trước hết phải thực hành đạo “hiếu”;phải biết chăm sóc và phụng dưỡng chamẹ. Khi cha mẹ già yếu thì việc connuôi cha mẹ là lẽ đương nhiên. Điềuquan trọng là sự chăm sóc đó phải gắnvới tấm lòng thành kính và tận tâm; phảixuất phát từ tình cảm trong bản thân mỗicon người. Khi Tử Du, một học trò củaKhổng Tử, hỏi về chữ hiếu, ông đáprằng: “Đời này, hễ thấy ai nuôi được chamẹ thì người ta khen là người có hiếu.Nhưng những thú vật như chó, ngựa thìngười ta cũng nuôi được vậy. Cho nênnuôi cha mẹ mà không kính trọng thìkhác gì nuôi chó ngựa”(2).“Hiếu” không chỉ là chăm sóc, phụngdưỡng mà còn phải tôn kính cha mẹ,không làm gì để cha mẹ mang nhục vàlàm cho cha mẹ mình được người trongthiên hạ tôn trọng. Theo Nho giáo, làmcho cha mẹ mình được tôn trọng là bậchiếu cao nhất; không làm nhục đến chamẹ là bậc hiếu thứ hai và nuôi cha mẹ106được coi là bậc hiếu cuối cùng. Do đó,cách báo hiếu tốt nhất của người con làphải làm nên nghiệp lớn để không chỉlàm rạng danh cho mình mà còn làmvinh hiển cả cha mẹ, làm cho cha mẹđược người đời kính trọng - đó mới làchí cực của chữ hiếu.“Hiếu” có một nội dung là không làmtrái với ý cha, mẹ. Đây có thể coi là quytắc bắt buộc đối với người làm con. Quytắc này cũng rất có ý nghĩa vì khiến chamẹ được vui lòng. Tuy nhiên, hạn chếcủa quy tắc ấy là dẫn người ta đến chỗngu hiếu.Thậm chí, đạo “hiếu” trong Nho giáocòn đòi hỏi kẻ làm con phải biết che dấunhững lỗi lầm của cha mẹ mình và điềuđó được các bậc Thánh hiền coi là việchợp đạo. Bởi vậy, khi Diệp Công (vịtướng công cai trị huyện Diệp nước Sở)kể về tấm gương của một người ngaythẳng ở xóm mình khi cha bắt trộm dêmà con đi tố cáo, Khổng Tử đã trả lờirằng: “cha che lỗi cho con, con che lỗicho cha, tình ngay thẳng ngụ trong đórồi”(3). Điều này có nghĩa là, khi tìnhriêng và phép nước xuất hiện mâu thuẫnthì phận làm con cần phải đặt tình riênglên trước, coi tình nhà cao hơn phépnước. Đây cũng có thể coi là một trongnhững hạn chế lớn trong việc thực hànhđạo “ ...

Tài liệu được xem nhiều: