Danh mục

Quan niệm về ăn chay trong Phật giáo với việc bảo vệ môi trường hiện nay

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 445.14 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phật giáo là một tôn giáo lớn, ra đời vào thế kỷ VI trước Công nguyên, có sức lan tỏa và ảnh hưởng rộng rãi trên thế giới. Bài viết tập trung làm rõ 2 nội dung: Một là, trình bày các quan điểm về ăn chay của Phật giáo; Hai là, phân tích làm rõ tác dụng của việc ăn chay đối với con người và môi trường sinh thái.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan niệm về ăn chay trong Phật giáo với việc bảo vệ môi trường hiện nay QUAN NIỆM VỀ ĂN CHAY TRONG PHẬT GIÁO VỚI VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HIỆN NAY TS. CAO THỊ SÍNH1* ThS. PHẠM THÀNH LUÂN2** Tóm tắt: Phật giáo là một tôn giáo lớn, ra đời vào thế kỷ VI trước Công nguyên, cósức lan tỏa và ảnh hưởng rộng rãi trên thế giới. Tuy không trực tiếp nhằm xây dựng mộtlý thuyết bảo vệ môi trường, song quan niệm về ăn chay trong triết lý nhân sinh của Phậtgiáo không chỉ có ý nghĩa to lớn, trực tiếp góp phần xây dựng lối sống thân thiện, hài hòa,cân bằng giữa con người với con người và giữa con người với tự nhiên mà còn là nhữngchỉ giáo quan trọng giúp con người nhận thức và hành động để bảo vệ môi trường - ngôinhà chung của nhân loại. Bài viết tập trung làm rõ 2 nội dung: Một là, trình bày các quanđiểm về ăn chay của Phật giáo; Hai là, phân tích làm rõ tác dụng của việc ăn chay đối vớicon người và môi trường sinh thái. Từ khóa: Ăn chay, bảo vệ môi trường, môi trường sinh thái, Phật giáo, tài nguyên. Đặt vấn đề Hiện nay, nhân loại đang đối mặt với vấn nạn ô nhiễm môi trường. Nguyênnhân chủ yếu là do con người khai thác kiệt quệ nguồn tài nguyên thiên nhiên đểthỏa mãn nhu cầu vật chất của mình. Sự tác động làm thay đổi môi trường tự nhiênmột cách mạnh mẽ của con người đã đe dọa trực tiếp đến tự nhiên, ảnh hưởng tiêucực đến sự sống, sự tồn vong của toàn nhân loại. Do đó, việc bảo vệ môi trườngkhông còn là nhiệm vụ của một quốc gia, dân tộc mà đã trở thành vấn đề mang tínhcấp thiết toàn cầu. Phật giáo là một tôn giáo lớn, ra đời vào thế kỷ VI trước Công nguyên, có sứclan tỏa và ảnh hưởng rộng rãi trên thế giới. Đạo Phật đã để lại những di sản tư tưởng* Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.** Trường Đại học Tây Bắc.MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 539có ý nghĩa vô cùng lớn lao, trong đó nổi bật là triết lý nhân sinh vẫn giữ nguyêngiá trị. Các học thuyết căn bản của Phật giáo như: thuyết Duyên khởi, thuyết Nhânquả, các tư tưởng luân hồi, nghiệp báo, tứ diệu đế, thập nhị nhân duyên, ngũ giới vàthập thiện… là nền tảng cho mối quan hệ biện chứng giữa môi trường tự nhiên vàcon người. Với phương châm từ bi, bất sát, đức hiếu sinh, “thiểu dục tri túc”, Phậtgiáo đã có những quan niệm tích cực, khuyên con người hãy sống từ, bi, hỷ, xả, yêuthương muôn loài chúng sinh, thân thiện với môi trường tự nhiên. Vì vậy, Phật giáođã đem đến cho nhân loại phương pháp sống đẹp, sống thiện, lối sống hài hòa, cânbằng giữa con người với con người và giữa con người với tự nhiên. Đặc biệt, quanniệm về ăn chay của Phật giáo là một giải pháp thiết thực giúp con người nhận thứcvà hành động để bảo vệ sự sống, nâng cao sức khỏe, làm cho tâm hồn con ngườiđược thanh tịnh hơn, cuộc sống an yên, ổn định, góp phần trực tiếp vào việc bảovệ môi trường. Tuy không phải là một nội dung chính yếu, nhưng quan niệm về ănchay của Phật giáo là những chỉ giáo quan trọng giúp con người nhận thức và hànhđộng để bảo vệ môi trường - ngôi nhà chung của nhân loại. Với ý nghĩa đó, ở bài viết này chúng tôi làm rõ: Quan điểm về ăn chay của Phậtgiáo với việc bảo vệ môi trường hiện nay. Phương pháp nghiên cứu Để làm rõ quan điểm về ăn chay của Phật giáo với việc bảo vệ môi trường hiệnnay, chúng tôi dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứngvà chủ nghĩa duy vật lịch sử, cùng với việc sử dụng các phương pháp nghiêncứu cơ bản như: phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp logic - lịch sử,phương pháp diễn dịch - quy nạp, phương pháp so sánh, đối chiếu, phương phápthống kê… cũng như kế thừa các số liệu từ các công trình đã được công bố của cácnhà khoa học. 1. Các quan điểm về ăn chay 1.1. Quan điểm ăn chay theo Phật giáo nguyên thuỷ Trong Phật giáo có hai trường phái lớn là Đại thừa và Phật giáo Nguyên thuỷhay Phật giáo Nam tông. Mỗi trường phái này có quan niệm khác nhau về ăn chay.Theo quan điểm Phật giáo Nam Tông, người xuất gia được phép thọ dụng các thứcăn thịt, cá... do thí chủ cúng dường gọi là “tam tịnh nhục”, nhưng theo quan điểmPhật giáo Đại thừa ở Trung Quốc, người xuất gia không được ăn mặn cho dù nhữngloại thịt đó là “tam tịnh nhục “. Vì sao có sự dị biệt này, trước tiên chúng ta tìm hiểuý nghĩa của việc ăn chay qua các kinh điển Phật giáo Nam tông.540 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Quan niệm về ăn chay theo Phật giáo Nam tông được thể hiện rõ trong “KinhJivaka “(Jivaka sutta): “Này Jivaka, những ai nói như sau: “Vì Sa môn Gotama, họgiết hại các sinh vật. Và Sa môn Gatoma tuy biết thế vẫn dùng các loại thịt đượcgiết vì mình được làm cho mình”, những người ấy không nói chính lời của Ta, họxuyên tạc Ta, không như chân, không như thật. Này Jivaka, Ta nói trong ba trườnghợp, thịt không được thọ dụng: thấy, nghe và nghi vì mình mà giết. Này Jivaka, Tanói trong ba trường hợp này, thịt không được thọ dụng. Này Jivaka, Ta nói trongba trường hợp, thịt được thọ dụng: không thấy, không nghe và không nghi vì mìnhmà giết. Này Jivaka, Ta nói trong ba trường hợp này, thịt được thọ dụng”.1 ĐứcThế Tôn phủ nhận lời xuyên tạc cho rằng: Ngài biết người khác vì mình mà giết hạisinh vật, nhưng Ngài vẫn thọ dụng các loại thịt ấy. Mặt trái của lời phủ nhận này,lại xác định Thế Tôn là người được thọ dụng các loại thịt cúng dường, nhưng Ngàihoàn toàn không hay biết gì về sự giết hại đó. Thật ra đức Phật còn tại thế và Tăngđoàn đều ăn chay theo nguyên tắc này. Ai cúng thức ăn gì, Ngài thọ dụng thức ănấy, không đòi hỏi, tuyệt đối không khuyến khích người khác vì mình mà giết hạisinh vật, chính mình cũng không thấy người khác giết hại hay thấy người khác giếtmà đồng lòng. Qua đó, Ngài xác định có ba loại thị ...

Tài liệu được xem nhiều: