Danh mục

Quan niệm về thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner và những tranh luận đa chiều xung quanh

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 333.02 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu tập trung phân tích quan niệm về thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner (1983). Ông đã đưa ra lý thuyết đa trí tuệ với tám loại năng lực trí tuệ khác nhau cùng tồn tại trong một con người. Bên cạnh đó, sau khi ra đời, thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner đã nhận được vô số ý kiến đồng tình ủng hộ cũng như hoài nghi về tính thực tiễn của nó.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan niệm về thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner và những tranh luận đa chiều xung quanh QUAN NIỆM VỀ THUYẾT ĐA TRÍ TUỆ CỦA HOWARD GARDNER VÀ NHỮNG TRANH LUẬN ĐA CHIỀU XUNG QUANH HOÀNG PHƯƠNG TÚ ANH, HOÀNG NHƯ QUỲNH, HOÀNG THỊ TƯỜNG LINH Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Nghiên cứu tập trung phân tích quan niệm về thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner (1983). Ông đã đưa ra lý thuyết đa trí tuệ với tám loại năng lực trí tuệ khác nhau cùng tồn tại trong một con người. Bên cạnh đó, sau khi ra đời, thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner đã nhận được vô số ý kiến đồng tình ủng hộ cũng như hoài nghi về tính thực tiễn của nó. Tuy nhiên, nếu các nhà giáo dục có hướng vận dụng hợp lý, linh hoạt, sáng tạo thì thuyết đa trí tuệ ra đời sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả giảng dạy, phát triển tối đa năng lực của người học. Từ khóa: thuyết đa trí tuệ, năng lực trí tuệ, đa chiều, giáo dục tiểu học.1. MỞ ĐẦU Quan niệm về sự thông minh thường được xem trọng ở khả năng tiếp thu các kiếnthức cơ bản như Toán, Văn, Lý, Hóa của trẻ ở trường. Tuy nhiên, phải chăng một họctrò không giải được bài toán thầy giáo đưa ra là một học sinh kém thông minh? Hay mộtcậu bé chỉ thích thú tìm hiểu về thiên nhiên, môi trường lại có điểm số môn Văn, TiếngViệt thấp là học trò kém thông minh? Lịch sử thế giới đã chỉ ra rất nhiều minh chứngcho điều ngược lại. Chẳng hạn, một cầu thủ bóng đá có thể thành công với những phabóng tinh tế, chính xác mà khó có nhà toán học nào có thể làm được. Liệu rằng nhữngnhà soạn nhạc vĩ đại đều học tốt các môn học ở trường? Qua đó chúng ta có thể nhận ramâu thuẫn về quan niệm truyền thống về sự thông minh, được biết đến nhiều nhất là hệthống các câu hỏi IQ (intelligence quotient), mang tính định lượng để đo lường trí tuệcủa con người. Từ năm 1983, tiến sĩ Howard Gardner đã đặt ra các vấn đề trên và thôngqua tác phẩm Frames of mind: The Theory of Multiple Intelligences [2], ông đã công bốcác nghiên cứu về lý thuyết đa trí tuệ của mình. Ở đây, chúng tôi tập trung một số vấn đề cơ bản về quan niệm đa trí tuệ củaHoward Gardner. Bên cạnh đó, những tranh luận xung quanh học thuyết này vẫn luôn làđề tài thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Phải hiểu thế nào cho đúng tinh thầncủa Gardner để từ đó vận dụng có hiệu quả học thuyết này là vấn đề chúng tôi hết sứcquan tâm. Đặc biệt, trong bối cảnh đổi mới phương pháp đánh giá học sinh tiểu học ởViệt Nam đang nhận được nhiều ý kiến dư luận khác nhau. Những lý giải dựa vào mốiliên hệ giữa học thuyết này và định hướng đổi mới giáo dục ở Việt Nam sẽ góp phầngiải đáp một số ý kiến tiêu cực đưa ra.2. NỘI DUNG2.1. Quan niệm về trí thông minh Khái niệm về thông minh đã được nghiên cứu cách đây khoảng 100 năm. Cónhiều cách định nghĩa về khái niệm này. Theo D. Wechsler (1944) [14], thông minh thể 21TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017hiện qua khả năng tổng hợp của một cá thể để hành động có mục đích, suy nghĩ hợp lývà giải quyết hiệu quả những vấn đề xung quanh của mình. Còn theo L. Humphreys(1979) [7], thông minh là kết quả của quá trình thu thập, lưu trữ dữ liệu trong bộ nhớ,tìm kiếm, kết hợp, so sánh và sử dụng các thông tin và kỹ năng phù hợp môi trườngmới. Nói chung, sự thông minh là một phức hợp bao gồm năng lực của một người vềlogic, hiểu biết, tự nhận thức, học tập, kiến thức tình cảm, lập kế hoạch, sáng tạo và giảiquyết vấn đề. Trong đó, người ta định lượng sự thông minh của một cá nhân bằng chỉ sốthông minh, hay IQ là một khái niệm được nhà khoa học người Anh Francis Galton đưara trong cuốn sách Hereditary Genius xuất bản vào cuối thế kỷ 19. Sau đó, nó được J.Cattell và nhà tâm lý học người Pháp Alfred Binet [2] phát triển bằng việc thảo ranhững bài trắc nghiệm để kiểm tra năng lực trí tuệ của trẻ khi đi học. Kế tiếp, nhà tâm lýhọc người Mỹ Giáo sư Lewis Terman (Giảng viên trường đại học Standford) đã pháttriển bài trắc nghiệm gồm những câu phức tạp hơn để dùng cho người trưởng thành vàđặt tên là bài trắc nghiệm chỉ số thông minh Stanford-Binet. Nó nhanh chóng trở nênthông dụng trên khắp nước Mỹ và toàn thế giới. Tuy nhiên, Howard Gardner đã nhận thấy rằng trí thông minh của con người baogồm rất nhiều khả năng rộng lớn và phổ biến hơn. Ông nhận định rằng không nên chorằng ở con người chỉ tồn tại duy nhất một dạng trí thông minh thường được phản ảnhbởi chỉ số IQ của mỗi cá nhân mà thay vào đó nên nghĩ đến các dạng thông minh khácbao gồm cả năng khiếu âm nhạc, năng khiếu liên quan đến không gian hay chuyển độngcơ thể. Những loại trí thông minh này mặc dù không thể thể hiện qua những bài kiểmtra trên giấy nhưng lại có thể được sử dụng như một nền tảng cơ bản cho các phươngpháp giáo dục mang lại nhiều hiệu quả h ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: