![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Quan niệm về văn học - Đóng góp của Bùi Giáng với lý luận văn học dân tộc
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 245.72 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Quan niệm về văn học - Đóng góp của Bùi Giáng với lý luận văn học dân tộc trình bày: Quan niệm của Bùi Giáng về tácphẩm, người đọc và tác giả có điểm độc đáo, hiện đại và tiệm cận với lí luận văn học thế giới đương đại. Đây được xem là những đóng góp không nhỏ của ông đối với nền lí luận văn học dân tộc,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan niệm về văn học - Đóng góp của Bùi Giáng với lý luận văn học dân tộcQUAN NIỆM VỀ VĂN HỌC - ĐÓNG GÓP CỦA BÙI GIÁNGVỚI LÝ LUẬN VĂN HỌC DÂN TỘCTRẦN THÁI HỌCTrường Đại học Sư phạm - Đại học HuếĐOÀN THỊ MINH TRÀTrường THPT Số 1 Sơn Tịnh, Quảng NgãiTóm tắt: Bùi Giáng nổi tiếng là một thi sĩ kì dị của nền văn học Việt Namnửa cuối thế kỉ XX. Bên cạnh những sáng tác thơ ca có giá trị ông còn để lạinhững quan niệm về lí luận văn chương. Quan niệm của Bùi Giáng về tácphẩm, người đọc và tác giả có điểm độc đáo, hiện đại và tiệm cận với lí luậnvăn học thế giới đương đại. Đây được xem là những đóng góp không nhỏcủa ông đối với nền lí luận văn học dân tộc.1. MỞ ĐẦUThế kỉ XX, thi đàn Việt sau nhiều thập niên được thắp sáng bởi ánh hào quang củachòm sao chổi thơ ca Hàn Mặc Tử, lại được bừng lên với một hiện tượng thi ca mới:Bùi Giáng, một “thiên tài không định nghĩa được” (Bùi Văn Sơn Nam). Từ buổi xuấthiện, thiên tài kì lạ ấy đã định vị mình trên lược đồ văn học dân tộc như “ngôi tinh vănkì dị có bóng dáng lồng lộng nhất hậu bán thế kỉ XX” (Hoàng Phủ Ngọc Tường). Lúcsinh tiền người đời ngưỡng vọng dành cho ông nhiều danh xưng cao quý: “Người hóathân cho thi ca”, “Người Thơ”… Tự bản thân, Bùi Giáng nhận mình là Trung Niên ThiSĩ. Bên cạnh thành tựu thơ văn đã và đang ngày càng thu hút sự quan tâm tìm hiểu,nghiên cứu, ông còn để lại những di sản phê bình triết học, dịch thuật, phê bình văn học,hội họa. Và trong lĩnh vực nghiên cứu văn học, ít ai biết rằng, Bùi Giáng cũng có nhữngđóng góp đáng ghi nhận về lí luận sáng tạo nghệ thuật văn chương.2. QUAN NIỆM VĂN HỌC2.1. Quan niệm về thơ caThơ ca là hình thái văn học đầu tiên nảy sinh từ khi con người bắt đầu cảm thấy mốiliên hệ giữa mình và thực tại, và sâu sắc hơn là khi con người có những nhu cầu tự biểuhiện trong đời sống. Ý thức cao về lập trường sáng tạo thơ ca, Bùi Giáng đã xây dựngquan niệm sáng tác riêng - những quan điểm thường được ông phát biểu gián tiếp thôngqua cách nói hình tượng: “Thơ là một cái gì không thể bàn tới, không thể diễn gì được(...) muốn bàn tới thơ, diễn dịch thơ, người ta chỉ có thể làm một bài khác” [5, tr. 149].Thi sĩ nói thêm về cách ông làm thơ: “Thơ tôi làm (…) chỉ là một cách dìu ba đào vềchân trời khác. Đi vào giữa trung tâm giông bão một lúc thì lập tức xô ngôn ngữ thoátra, phá vòng vây áp bức… Tôi gạ gẫm với châu chấu chuồn chuồn, đem phó thác thảmhọa trần gian cho chuồn chuồn mang trên hai cánh mỏng bay đi (…). Tôi ra bờ sôngnằm ngủ khóc một mình giữa thơ dại chiêm bao. Trong chiêm bao, thơ về lãng đãng thìTạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm HuếISSN 1859-1612, Số 04(20)/2011: tr. 72-78QUAN NIỆM VỀ VĂN HỌC – ĐÓNG GÓP CỦA BÙI GIÁNG...73từ đó vần bất tuyệt cũng lãng đãng chiêm bao” [5, tr. 88].Bùi Giáng không định nghĩa thơ bằng lối nói luận lý. Chiêm nghiệm thực tế sáng tác, thisĩ nhận ra thơ là “cõi phiêu bồng” (Lời phiêu dựng lại một điệu chào dị sai -Lá HoaCồn). Thơ là vô ngôn. Thơ là một thế giới nhiệm màu, tế vi và nhi nhiên như cuộc sốngmuôn vẻ đa chiều kích. Ông lý giải: “Cái nói của tư tưởng chỉ đạt tới chỗ bình hòathanh tịnh thuần thanh và tìm thấy lại tinh thể của mình là chính lúc nó không nói đượcđiều gì. Nó phải được tồn tại trong vô ngôn. Một sự vô năng như thế sẽ nhiếp dẫn tưtưởng tới tiền diện sự thế, sự vật từ như”[6, tr. 36]. Quan niệm về thơ của Bùi Giángkhá gần gũi với mỹ học về cái nhạt của Trung Hoa mà nhà triết học hiện đại F. Jullienđã bình giải: “Cái nhạt chỉ hiện ra để người ta cảm nhận được khi nó hướng người tađến cái hài hòa đã qua, cái đã được định đoạt trong im lặng” [4, tr. 20]. Như thế vớiBùi Giáng, thơ là nghệ thuật tinh túy của ngôn từ chảy tràn ra từ những siêu thăngtrong tâm hồn, tiềm thức và vô thức (Trong chiêm bao thơ về lãng đãng), là lời vượtthoát (Lời phiêu; vần bất tuyệt lãng đãng chiêm bao) cốt để thơ trở về được với nguồncội đời sống tại - thể - người (một sự vô năng như thế sẽ nhiếp dẫn tư tưởng tới tiềndiện sự thế, sự vật từ như). Chính lúc đó, thơ ca làm cuộc đời hiện lên trong vẻ đẹp vừasiêu thoát vừa chân thật như vốn có. Ở đây, với lăng kính như thế, Bùi thi sĩ đã khơi mởthể tính mới cho thi ca. Thật vậy, sau cuộc các mạng thơ của phong trào Thơ mới, cácnhà thơ trong nhóm Xuân Thu Nhã Tập, Trường thơ Loạn và Nhóm Dạ Đài lại nối tiếpsứ mệnh cách tân thi ca dân tộc. Các trường phái này cũng chính thức xây dựng đượcnhững quan niệm riêng về thơ và thú vị là ở họ có sự gặp nhau trong quan niệm. Họluôn để thơ “đi giữa bến bờ U Huyền và Hiện Thực, chúng tôi sẽ nói thay cho tiếng nóinhững loài ma. Chúng tôi sẽ khóc lên cho những nỗi oán hờn chưa giải. Chúng tôi sẽbắt hiện lên những đường lối U Minh. Chúng tôi sẽ kể lại những cuộc viễn du trongnhững thế giới âm thầm sự vật” [4, tr. 80]. Chẳng hạn, Hàn Mặc Tử cho “thơ là sự hammuốn vô biên những nguồn khoái lạc trong trắng của một cõi trời cách biệt” (Quanniệm về thơ). Thơ Mặc Tử có xu hướng khơi sâu vào địa hạt vô thức ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan niệm về văn học - Đóng góp của Bùi Giáng với lý luận văn học dân tộcQUAN NIỆM VỀ VĂN HỌC - ĐÓNG GÓP CỦA BÙI GIÁNGVỚI LÝ LUẬN VĂN HỌC DÂN TỘCTRẦN THÁI HỌCTrường Đại học Sư phạm - Đại học HuếĐOÀN THỊ MINH TRÀTrường THPT Số 1 Sơn Tịnh, Quảng NgãiTóm tắt: Bùi Giáng nổi tiếng là một thi sĩ kì dị của nền văn học Việt Namnửa cuối thế kỉ XX. Bên cạnh những sáng tác thơ ca có giá trị ông còn để lạinhững quan niệm về lí luận văn chương. Quan niệm của Bùi Giáng về tácphẩm, người đọc và tác giả có điểm độc đáo, hiện đại và tiệm cận với lí luậnvăn học thế giới đương đại. Đây được xem là những đóng góp không nhỏcủa ông đối với nền lí luận văn học dân tộc.1. MỞ ĐẦUThế kỉ XX, thi đàn Việt sau nhiều thập niên được thắp sáng bởi ánh hào quang củachòm sao chổi thơ ca Hàn Mặc Tử, lại được bừng lên với một hiện tượng thi ca mới:Bùi Giáng, một “thiên tài không định nghĩa được” (Bùi Văn Sơn Nam). Từ buổi xuấthiện, thiên tài kì lạ ấy đã định vị mình trên lược đồ văn học dân tộc như “ngôi tinh vănkì dị có bóng dáng lồng lộng nhất hậu bán thế kỉ XX” (Hoàng Phủ Ngọc Tường). Lúcsinh tiền người đời ngưỡng vọng dành cho ông nhiều danh xưng cao quý: “Người hóathân cho thi ca”, “Người Thơ”… Tự bản thân, Bùi Giáng nhận mình là Trung Niên ThiSĩ. Bên cạnh thành tựu thơ văn đã và đang ngày càng thu hút sự quan tâm tìm hiểu,nghiên cứu, ông còn để lại những di sản phê bình triết học, dịch thuật, phê bình văn học,hội họa. Và trong lĩnh vực nghiên cứu văn học, ít ai biết rằng, Bùi Giáng cũng có nhữngđóng góp đáng ghi nhận về lí luận sáng tạo nghệ thuật văn chương.2. QUAN NIỆM VĂN HỌC2.1. Quan niệm về thơ caThơ ca là hình thái văn học đầu tiên nảy sinh từ khi con người bắt đầu cảm thấy mốiliên hệ giữa mình và thực tại, và sâu sắc hơn là khi con người có những nhu cầu tự biểuhiện trong đời sống. Ý thức cao về lập trường sáng tạo thơ ca, Bùi Giáng đã xây dựngquan niệm sáng tác riêng - những quan điểm thường được ông phát biểu gián tiếp thôngqua cách nói hình tượng: “Thơ là một cái gì không thể bàn tới, không thể diễn gì được(...) muốn bàn tới thơ, diễn dịch thơ, người ta chỉ có thể làm một bài khác” [5, tr. 149].Thi sĩ nói thêm về cách ông làm thơ: “Thơ tôi làm (…) chỉ là một cách dìu ba đào vềchân trời khác. Đi vào giữa trung tâm giông bão một lúc thì lập tức xô ngôn ngữ thoátra, phá vòng vây áp bức… Tôi gạ gẫm với châu chấu chuồn chuồn, đem phó thác thảmhọa trần gian cho chuồn chuồn mang trên hai cánh mỏng bay đi (…). Tôi ra bờ sôngnằm ngủ khóc một mình giữa thơ dại chiêm bao. Trong chiêm bao, thơ về lãng đãng thìTạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm HuếISSN 1859-1612, Số 04(20)/2011: tr. 72-78QUAN NIỆM VỀ VĂN HỌC – ĐÓNG GÓP CỦA BÙI GIÁNG...73từ đó vần bất tuyệt cũng lãng đãng chiêm bao” [5, tr. 88].Bùi Giáng không định nghĩa thơ bằng lối nói luận lý. Chiêm nghiệm thực tế sáng tác, thisĩ nhận ra thơ là “cõi phiêu bồng” (Lời phiêu dựng lại một điệu chào dị sai -Lá HoaCồn). Thơ là vô ngôn. Thơ là một thế giới nhiệm màu, tế vi và nhi nhiên như cuộc sốngmuôn vẻ đa chiều kích. Ông lý giải: “Cái nói của tư tưởng chỉ đạt tới chỗ bình hòathanh tịnh thuần thanh và tìm thấy lại tinh thể của mình là chính lúc nó không nói đượcđiều gì. Nó phải được tồn tại trong vô ngôn. Một sự vô năng như thế sẽ nhiếp dẫn tưtưởng tới tiền diện sự thế, sự vật từ như”[6, tr. 36]. Quan niệm về thơ của Bùi Giángkhá gần gũi với mỹ học về cái nhạt của Trung Hoa mà nhà triết học hiện đại F. Jullienđã bình giải: “Cái nhạt chỉ hiện ra để người ta cảm nhận được khi nó hướng người tađến cái hài hòa đã qua, cái đã được định đoạt trong im lặng” [4, tr. 20]. Như thế vớiBùi Giáng, thơ là nghệ thuật tinh túy của ngôn từ chảy tràn ra từ những siêu thăngtrong tâm hồn, tiềm thức và vô thức (Trong chiêm bao thơ về lãng đãng), là lời vượtthoát (Lời phiêu; vần bất tuyệt lãng đãng chiêm bao) cốt để thơ trở về được với nguồncội đời sống tại - thể - người (một sự vô năng như thế sẽ nhiếp dẫn tư tưởng tới tiềndiện sự thế, sự vật từ như). Chính lúc đó, thơ ca làm cuộc đời hiện lên trong vẻ đẹp vừasiêu thoát vừa chân thật như vốn có. Ở đây, với lăng kính như thế, Bùi thi sĩ đã khơi mởthể tính mới cho thi ca. Thật vậy, sau cuộc các mạng thơ của phong trào Thơ mới, cácnhà thơ trong nhóm Xuân Thu Nhã Tập, Trường thơ Loạn và Nhóm Dạ Đài lại nối tiếpsứ mệnh cách tân thi ca dân tộc. Các trường phái này cũng chính thức xây dựng đượcnhững quan niệm riêng về thơ và thú vị là ở họ có sự gặp nhau trong quan niệm. Họluôn để thơ “đi giữa bến bờ U Huyền và Hiện Thực, chúng tôi sẽ nói thay cho tiếng nóinhững loài ma. Chúng tôi sẽ khóc lên cho những nỗi oán hờn chưa giải. Chúng tôi sẽbắt hiện lên những đường lối U Minh. Chúng tôi sẽ kể lại những cuộc viễn du trongnhững thế giới âm thầm sự vật” [4, tr. 80]. Chẳng hạn, Hàn Mặc Tử cho “thơ là sự hammuốn vô biên những nguồn khoái lạc trong trắng của một cõi trời cách biệt” (Quanniệm về thơ). Thơ Mặc Tử có xu hướng khơi sâu vào địa hạt vô thức ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Quan niệm về văn học Đóng góp của Bùi Giáng Lý luận văn học dân tộc Văn học dân tộc Văn học Việt NamTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ sau cách mạng tháng Tám 1945): Phần 1 (Tập 2)
79 trang 384 12 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975: Phần 1 - Trường ĐH Thủ Dầu Một
142 trang 354 8 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 288 0 0 -
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 241 0 0 -
91 trang 182 0 0
-
Chi tiết 'cái chết' trong tác phẩm của Nam Cao
9 trang 169 0 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ đầu thế kỉ XX đến 1945): Phần 2 (Tập 1)
94 trang 150 6 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Hồng Đức Quốc âm thi tập
67 trang 145 0 0 -
Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Ngữ văn: Đặc điểm truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu
85 trang 134 0 0 -
Báo cáo khoa học: Bước đầu hiện đại hóa chữ quốc ngữ qua một số truyện ngắn Nam Bộ đầu thế kỷ 20
5 trang 126 0 0