Trong sự phát triển của mình, các ngành nghề phải trãi qua các giai đoạn từ tăng trưởng đến bão hòa và cuối cùng là suy thoái. Ngành sữa là một trong những ngành có tính ổn định cao. Việt Nam là một quốc gia có tốc độ tăng trưởng ngành sữa khá cao trong khu vực
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản trị chiến lược của công ty sữa Dutch Lady
Phiếu đánh giá chiến lược của công ty Dutch Lady
Tên đầy đủ doanh nghiệp: công ty trách nhiệm hữu hạn thực phẩm và nước giải khát
Dutch Lady Việt Nam
Tên tiếng anh: Dutch Lady Viet Nam foods and beverages
Tên giao dịch: Dutch Lady Viet Nam
Trụ sở: 778/22 Nguyễn Kiệm, Quận Phú Nhuận, TPHCM
Ngày tháng năm thành lập: 31/5/1994 bởi Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam
Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
Lĩnh vực hoạt động: Thực phẩm – Giải khát
Tel: (84.8) 38447060
Fax: (84.8) 38447155
Website: www.dutchlady.com.vn
Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
- Phát triển ngành chăn nuôi bò sữa, bao gồm việc cung cấp các dịch vụ khuyến nông,
thú y, thức ăn gia súc và tinh dịch giống bò Frisian Holstein có chất lượng cao; thiết lập
hệ thống thu mua sữa và các trạm làm lạnh; xây dựng nhà máy chế biến sữa.
- Thực hiện quyền nhập khẩu thực phẩm và đồ uống; nguyên liệu cho sản xuất, gia
công, đóng gói thực phẩm và đồ uống.
Tầm nhìn sứ mạng kinh doanh của doanh nghiệp:
Tầm nhìn chiến lược: tầm nhìn chiến lược của Dutch Lady Việt Nam là:”cải
thiện cuộc sống’’
Sứ mạng kinh doanh: Dutch Lady Việt nam có sứ mệnh phát triển, sản xuất kinh
doanh các sản phẩm sữa chất lượng cao, giàu dinh dưỡng rất đáng tin cậy góp phần xây
dựng một cuộc sốn khoẻ mạnh đầy sức sống
Slogan: Cô gái Hà Lan – sẵn sàng một sức sống
Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản (số liệu năm 2009)
Tổng doanh thu: 1617 tỷ đồng
Lợi nhuận trước thuế: 321,91 Tỷ đồng
Lợi nhuận sau thuế: 241,43 Tỷ đồng
Tổng nguồn vốn: 58,6 triệu USD
Tỷ suất sinh lời (ROA): 20,6 %
I, Phân tích môi trường bên ngoài
1,Các ngành kinh doanh chính của doanh nghiệp
Tốc tăng trưởng năm 2007: 23%
Tốc tăng trưởng năm 2008: 28%
Tốc tăng trưởng năm 2009: 33,5%
2. Giai đoạn trong chu kỳ phát triển của ngành:
Trong sự phát triển của mình ,các ngành phải trải qua các giai đoạn từ tăng trưởng đến
bảo hòa và cuối cùng là suy thoái.
Ngành sữa là một trong những ngành có tính ổn định cao, ít bị tác động bởi chu kỳ kinh
tế. Việt Nam đang là quốc gia có tốc độ tăng trưởng ngành sữa khá cao trong khu vực.
Giai đoạn 1996-2006, mức tăng trường bình quân mỗi năm của ngành đ ạt 15,2%, chỉ
thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng 16,1%/năm của Trung Quốc.
Hiện nay các hãng sản xuất sữa trong nước còn đang chịu sức ép cạnh tranh ngày một
gia tăng do việc giảm thuế cho sữa ngoại nhập theo chính sách cắt giảm thuế quan của
Việt Nam khi thực hiện các cam kết CEPT/AFTA của khu vực ASEAN và cam kết với
Tổ chức Thương mại thế giới WTO.
Như vậy ngành sữa là ngành đang trong giai đoạn phát triển, hiện nay nhu cầu về sữa
ngày càng tăng, và sản phẩm sữa trở thành sản phẩm thiết yếu hàng ngày, với công
nghệ ngày càng hiện đại, hệ thống kênh phân phối hiệu quả và giá cả hợp lý thì ngành
sữa sẽ tiếp tục phát triển hơn trong tương lai.
3. Đánh giá tác động của môi trường vĩ mô:
Nhân tố chính trị pháp luật:
Bất cứ một loại hình kinh doanh nào,nhân tố pháp luật cũng có ảnh hưởng lớn đến
doanh nghiệp. Nhân tố pháp luật tác động đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
không chỉ ở thời điểm hiện tại mà cả trong dài hạn . Và ngành sữa là một trong nh ững
ngành chịu sự giám sát chặt chẽ của pháp luật và cơ quan chức năng của Chính Phủ .
Môi trường pháp lý sẽ đem đến cho ngành sữa một loạt các cơ hội mới và cả nh ững
thách thức mới. Chính phủ Việt Nam đang thực thi một kế hoạch phát triển nâng cao
thể lực thông qua mức tiêu thụ sữa cao hơn. Một trong những mục tiêu của kế hoạch là
phát triển ngành sữa nội địa bằng cách tăng quy mô đàn bò lên trên 200.000 con (gấp
hơn 2 lần quy mô đàn hiện tại) và tăng sản lượng sữa tươi lên 350.000 t ấn vào năm
2010. Với kế hoạch này, chính phủ đặt mục tiêu tạo ra một ngành công nghiệp nội đ ịa
không phụ thuộc vào nhập khẩu. Năm 2001, nguồn cung sữa tươi nguyên liệu chỉ
chiếm 8% nhu cầu sản xuất. Đến tháng 8 năm 2007, tỷ lệ này đã đ ược c ải thi ện lên
30% và số lượng bầy đã mở rộng lên trên 98.659 con
Nhân tố kinh tế:
Thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam đang được cao điều đó cho thấy nhu cầu
của con người ngày càng cải thiện, được ăn ngon mặc đẹp cũng như được chăm sóc tốt
về sức khỏe đặc biệt là cho trẻ em. Vì vậy thị trường sữa được đánh giá là sẽ còn tăng
trưởng mạnh trong những năm tới.
Chính sách ưu đãi với người chăn nuôi bò sữa:
Ưu tiên ba năm kể từ khi bắt đầu chăn nuôi bò sữa, Nhà nước hỗ trợ thuế sử dụng đất
nông nghiệp và miễn thu thủy lợi phí trên diện tích trồng cỏ cho các tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân chăn nuôi bò sữa
Nhân tố công nghệ:
Chế biến sữa là một trong những công đoạn quan trọng nhất giúp đa dạng hóa sản
phẩm, tăng chất lượng và tăng doanh thu cho ngành sữa Việt Nam. Do vậy, quan điểm
xuyên suốt trong quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa là phát triển
ngành trên cơ sở áp dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến, không ngừng đổi mới và cải tiến
công nghệ để nâng cao chất lượng và đa dạng sản phẩm, nghiên cứu sản xuất sản
phẩm mới với chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh
đó, việc phát triển ngành cũng cần nghiên cứu chặt chẽ nhằm bảo đảm vệ sinh, an toàn
thực phẩm, nâng cao giá trị dinh dưỡng cho sản phẩm, tiết kiệm năng lượng, và xử lí
chất thải triệt để nhằm bảo vệ môi trường sinh thái.
Để đầu tư cho nghiên cứu khoa học, nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư
vào nghiên cứu khoa học và áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, đồng thời đầu tư
mua công nghệ, thiết bị tiên tiến của các nước phát triển, nhận chuyển giao công nghệ
của các công ty hàng đầu thế giới. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng được khuyến khích
thông qua liên doanh, liên kết nhằm thực hiện chuyển giao công nghệ để đầu tư cho
sản xuất thiết bị trong nước nhằm đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật hiện đại; khuyến
khích các nhà đầu tư sử dụng thiết bị chế tạo trong nước có chất lượng tương đương
với thiết bị nhập khẩu. Để hỗ trợ cho ngành công nghiệp chế biến sữa, các ngành công
nghiệp phụ trợ như ...