Quản trị công, FDI và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Đông Nam Á
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 639.12 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết nhằm phân tích tình hình thu hút và khai thác dòng vốn của FDI tại Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á. Bằng phương pháp kiểm định thích hợp, bài viết hướng đến khám phá vai trò của quản trị công trong mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế tại trường hợp nghiên cứu này. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản trị công, FDI và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Đông Nam Á QUẢN TRỊ CÔNG, FDI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á PUBLIC GOVERNANCE, FDI AND ECONOMIC GROWTH IN SOUTHEAST ASIAN COUNTRIES Trần Trung Kiên - Nguyễn thị Duyên Thắm Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM Tóm tắt Hội nhập kinh tế đã trở thành xu hướng tất yếu và khách quan tại các quốc gia Đông NamÁ với bước tiến lớn là việc thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN – AEC và hiệp định TPP.Quá trình này mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra những khó khăn, thách thức đối với Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á trên nhiều lĩnh vực. Bài viết nhằm phân tích tình hình thu hút và khai thác dòng vốn của FDI tại Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á. Bằng phương pháp kiểm định thích hợp, bài viết hướng đến khám phá vai trò của quản trị công trong mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế tại trường hợp nghiên cứu này. Qua đó, bài viết đề xuất một số ý tưởng nhằm cải thiện chất lượng quản trị công, thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI hiệu quả tại Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn hội nhập hiện nay. Từ khóa:hội nhập kinh tế, FDI, quản trị công Abstract Economic integration has become a trend and objective necessity in countries in the ASEAN region with a large of the establishment of the ASEAN Economic Community – the AEC and the TPP. This process opens up many opportunities but also poses difficulties and challenges for Vietnam and other Southeast Asian countries in various fields. The paper attempts to analyze the situation and exploitation of attracting FDI inflows in Vietnam and other Southeast Asian countries. Using appropriate testing methods, the article aims to explore the role of public governance in the relationship between FDI and economic. Thereby, the article proposes some suggestions to improve public governance quality to attract and use effective FDI capital in Vietnam and other Southeast Asian countries in the current period of integration. Key words:economic integration, FDI, public governance 1. GIỚI THIỆU Hội nhập kinh tế mở nhiều vận hội cho nền kinh tế Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á. Năm 2015 đánh dấu bước ngoặt trong việc thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Riêng đối với Việt Nam, việc ký kết hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) năm 2016 cũng là một cột mốc lớn trong quá trình hội nhập. Cùng với xu hướng hội nhập đó, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)vào Việt Nam và các quốc đang phát triển Đông Nam Á liên tục gia tăng qua các năm (WDI, 201F). FDIlà 849 dòng vốn đóng vai trò rất quan trọng đối với các quốc gia,đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Điều này thể hiện rõ ở các lợi ích tiềm năng và lợi ích thực tế mà FDI đem lại đối với mục tiêu tăng trưởng. FDI giúp tạo việc làm, tăng tiến bộ công nghệ, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh (Asiedu, 2002). FDI bổ sung nguồn vốn trong nước để đạt được mức đầu tư cần thiết nhằm thoát khỏi vòng lẩn quẩn của đói nghèo (Ullah, Haider & Azim, 2012). Tuy nhiên, thực trạng cho thấy, dòng vốn FDI vào Việt Nam gia tăng đáng kể nhưng lại tập trung vào những ngành nghề sử dụng nhiều tài nguyên và lao động giá rẻ, chủ yếu là những khâu có giá trị gia tăng thấp của chuỗi giá trị (Phạm Việt Dũng, 2013). Bên cạnh đó, Việt Nam là một trong những nước có chỉ số ICOR – chỉ số về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thấp chỉ ra những khó khăn, bất cập trong việc khai thác hiệu quả dòng vốn FDI (Trần Đình Thiên, 2014) . Trong khi đó, mặc dù có nhiều nỗ lực, quản trị công ở Việt Nam cũng như các quốc gia Đông Nam Á còn bộc lộ nhiều khó khăn, hạn chế. Theo WGI (2015), tất cả các chỉ số về quản trị công của Việt Nam năm 2014 rất thấp (Trung bình 6 chỉ sô là -0,46). Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra vai trò có ý nghĩa của quản trị công trong mối quan hệ FDI và tăng trưởng tại một số trường hợp nghiên cứu. Vì vậy, cùng vớiFDI, vai trò của quản trị công hay vấn đề thể chế rất cần được quan tâm nghiên cứu. Chính vì những lý do trên, bài nghiên cứu hướng đến phân tích tình hình thu hút và khai thác dòng vốn của FDI tại Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á. Bên cạnh đó, bằng các phương pháp kinh tế lượng thích hợp, bài nghiên cứu xem xét vai trò của quản trị công trong mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế tạicác quốc gia Đông Nam Á. Qua đó, bài viết đề xuất một số ý tưởng nhằm cải thiện chất lượng quản trị công, thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI hiệu quả trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Theo đó, để đạt được mục tiêu nghiên cứu, bài thviếtam luận được cấu trúc gồm các phần sau đây: phần 2 trình bày về cơ sở lý thuyết, phần 3 là thực trạng; phần 4 là mô hình và phương pháp kiểm định, phần 5 là kết quả và thảo luận và phần 6 là kết luận và hàm ý chính sách. 2. CỞ SỞ LÝ THUYẾT Vai trò của FDI là một chủ đề rất được quan tâm nghiên cứu, được xem xét dưới nhiều góc độ, lập luận khác nhau. Các nghiên cứu thực nghiệm thường dựa trên các nền tảng lý thuyết sau lý giải về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế: lý thuyết hiện đại hóa, lý thuyế về sự phụ thuộc của trường phái truyền thống và mô hình chiết trung của trường phái tích hợp (Wilhelms, 1998; Nair-Reichert & Weinhold, 2001; Chowdhury & Mavrotas, 2006; và Mengistu & Adams, 2007). Lý thuyết hiện đại hóa (Modernization theory) cho rằng các nước đang phát triển thực hiện theo con đường của các nước phát triển, vượt qua các rào cản nội sinh để thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua công nghiệp hóa, tự do hóa và mở cửa nền kinh tế. Khả năng để vượt qua những rào cản này phụ thuộc vào khả năng từng quốc gia về các yếu tố sản xuất như lao động, vốn, tài nguyên thiên nhiên (Wilhelms, 1998). Lý thuyết hiện đại hóa, dựa trên các lý thuyết tân cổ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản trị công, FDI và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Đông Nam Á QUẢN TRỊ CÔNG, FDI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á PUBLIC GOVERNANCE, FDI AND ECONOMIC GROWTH IN SOUTHEAST ASIAN COUNTRIES Trần Trung Kiên - Nguyễn thị Duyên Thắm Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM Tóm tắt Hội nhập kinh tế đã trở thành xu hướng tất yếu và khách quan tại các quốc gia Đông NamÁ với bước tiến lớn là việc thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN – AEC và hiệp định TPP.Quá trình này mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra những khó khăn, thách thức đối với Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á trên nhiều lĩnh vực. Bài viết nhằm phân tích tình hình thu hút và khai thác dòng vốn của FDI tại Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á. Bằng phương pháp kiểm định thích hợp, bài viết hướng đến khám phá vai trò của quản trị công trong mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế tại trường hợp nghiên cứu này. Qua đó, bài viết đề xuất một số ý tưởng nhằm cải thiện chất lượng quản trị công, thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI hiệu quả tại Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn hội nhập hiện nay. Từ khóa:hội nhập kinh tế, FDI, quản trị công Abstract Economic integration has become a trend and objective necessity in countries in the ASEAN region with a large of the establishment of the ASEAN Economic Community – the AEC and the TPP. This process opens up many opportunities but also poses difficulties and challenges for Vietnam and other Southeast Asian countries in various fields. The paper attempts to analyze the situation and exploitation of attracting FDI inflows in Vietnam and other Southeast Asian countries. Using appropriate testing methods, the article aims to explore the role of public governance in the relationship between FDI and economic. Thereby, the article proposes some suggestions to improve public governance quality to attract and use effective FDI capital in Vietnam and other Southeast Asian countries in the current period of integration. Key words:economic integration, FDI, public governance 1. GIỚI THIỆU Hội nhập kinh tế mở nhiều vận hội cho nền kinh tế Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á. Năm 2015 đánh dấu bước ngoặt trong việc thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Riêng đối với Việt Nam, việc ký kết hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) năm 2016 cũng là một cột mốc lớn trong quá trình hội nhập. Cùng với xu hướng hội nhập đó, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)vào Việt Nam và các quốc đang phát triển Đông Nam Á liên tục gia tăng qua các năm (WDI, 201F). FDIlà 849 dòng vốn đóng vai trò rất quan trọng đối với các quốc gia,đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Điều này thể hiện rõ ở các lợi ích tiềm năng và lợi ích thực tế mà FDI đem lại đối với mục tiêu tăng trưởng. FDI giúp tạo việc làm, tăng tiến bộ công nghệ, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh (Asiedu, 2002). FDI bổ sung nguồn vốn trong nước để đạt được mức đầu tư cần thiết nhằm thoát khỏi vòng lẩn quẩn của đói nghèo (Ullah, Haider & Azim, 2012). Tuy nhiên, thực trạng cho thấy, dòng vốn FDI vào Việt Nam gia tăng đáng kể nhưng lại tập trung vào những ngành nghề sử dụng nhiều tài nguyên và lao động giá rẻ, chủ yếu là những khâu có giá trị gia tăng thấp của chuỗi giá trị (Phạm Việt Dũng, 2013). Bên cạnh đó, Việt Nam là một trong những nước có chỉ số ICOR – chỉ số về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thấp chỉ ra những khó khăn, bất cập trong việc khai thác hiệu quả dòng vốn FDI (Trần Đình Thiên, 2014) . Trong khi đó, mặc dù có nhiều nỗ lực, quản trị công ở Việt Nam cũng như các quốc gia Đông Nam Á còn bộc lộ nhiều khó khăn, hạn chế. Theo WGI (2015), tất cả các chỉ số về quản trị công của Việt Nam năm 2014 rất thấp (Trung bình 6 chỉ sô là -0,46). Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra vai trò có ý nghĩa của quản trị công trong mối quan hệ FDI và tăng trưởng tại một số trường hợp nghiên cứu. Vì vậy, cùng vớiFDI, vai trò của quản trị công hay vấn đề thể chế rất cần được quan tâm nghiên cứu. Chính vì những lý do trên, bài nghiên cứu hướng đến phân tích tình hình thu hút và khai thác dòng vốn của FDI tại Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á. Bên cạnh đó, bằng các phương pháp kinh tế lượng thích hợp, bài nghiên cứu xem xét vai trò của quản trị công trong mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế tạicác quốc gia Đông Nam Á. Qua đó, bài viết đề xuất một số ý tưởng nhằm cải thiện chất lượng quản trị công, thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI hiệu quả trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Theo đó, để đạt được mục tiêu nghiên cứu, bài thviếtam luận được cấu trúc gồm các phần sau đây: phần 2 trình bày về cơ sở lý thuyết, phần 3 là thực trạng; phần 4 là mô hình và phương pháp kiểm định, phần 5 là kết quả và thảo luận và phần 6 là kết luận và hàm ý chính sách. 2. CỞ SỞ LÝ THUYẾT Vai trò của FDI là một chủ đề rất được quan tâm nghiên cứu, được xem xét dưới nhiều góc độ, lập luận khác nhau. Các nghiên cứu thực nghiệm thường dựa trên các nền tảng lý thuyết sau lý giải về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế: lý thuyết hiện đại hóa, lý thuyế về sự phụ thuộc của trường phái truyền thống và mô hình chiết trung của trường phái tích hợp (Wilhelms, 1998; Nair-Reichert & Weinhold, 2001; Chowdhury & Mavrotas, 2006; và Mengistu & Adams, 2007). Lý thuyết hiện đại hóa (Modernization theory) cho rằng các nước đang phát triển thực hiện theo con đường của các nước phát triển, vượt qua các rào cản nội sinh để thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua công nghiệp hóa, tự do hóa và mở cửa nền kinh tế. Khả năng để vượt qua những rào cản này phụ thuộc vào khả năng từng quốc gia về các yếu tố sản xuất như lao động, vốn, tài nguyên thiên nhiên (Wilhelms, 1998). Lý thuyết hiện đại hóa, dựa trên các lý thuyết tân cổ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển kinh tế Việt Nam Chính sách thu hút vốn FDI Cải thiện chất lượng quản trị công Mô hình tăng trưởng kinh tế Cộng đồng kinh tế ASEAN – AECTài liệu liên quan:
-
6 trang 205 0 0
-
12 trang 191 0 0
-
11 trang 173 0 0
-
Ứng dụng mô hình ARDL nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
9 trang 167 0 0 -
19 trang 156 0 0
-
Một số đột phá trong đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
12 trang 130 0 0 -
124 trang 111 0 0
-
346 trang 104 0 0
-
Hàm ý một số giải pháp phát triển doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam thời hội nhập
12 trang 93 0 0 -
Chủ nghĩa hướng ngoại và ý định mua hàng ngoại của người tiêu dùng đô thị Việt Nam
14 trang 82 1 0