Danh mục

QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP - CHƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG VỀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Số trang: 160      Loại file: ppt      Dung lượng: 1.34 MB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

DN muốn cạnh tranh thành công thì phải hoạt động hữu hiệu và hiệu quả, điều này phụ thuộc nhiều vào việc quản trị DN.Quản trị DN là một quá trình tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ DN, sử dụng một cách tốt nhất tiềm năng và cơ hội để thực hiện những hoạt động sản xuất – kinh doanh của DN nhằm đạt được mục tiêu đề ra theo đúng luật định và thông lệ xã hội....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP - CHƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG VỀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP CHƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG VỀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆPDN muốn cạnh tranh thành công thì phải hoạt động hữu hiệu và hiệu quả, điều này phụ thuộc nhiều vào việc quản trị DN.Quản trị DN là một quá trình tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ DN, sử dụng một cách tốt nhất tiềm năng và cơ hội để thực hiện những hoạt động sản xuất – kinh doanh của DN nhằm đạt được mục tiêu đề ra theo đúng luật định và thông lệ xã hội.1.1. DOANH NGHIỆP LÀ MỘT TỔ CHỨC CHẶT CHẼ:1.1.1. Khái niệm tổ chức: Có nhiều định nghĩa khác nhau về tổ chức, nhưng chung quy lại có thể nêu lên đặc điểm chung của tổ chức như sau:- Một tổ chức phải có nhiều người-Những người tham gia vào tổ chức với ý thức đầy đủ về vai trò, nhiệmvụ, quyền hạn của từng cá nhân và tập thể.-Cùng thực hiện những mục tiêu chung, cụ thể. Quản trị tổ chức là quản trị những hoạt động phát sinh từ sự tập hợp tựgiác của một nhóm người một cách có ý thức nhằm hoàn thành mục tiêuchung cụ thể.DN cũng là một tổ chức, nó cần được quản trị. Quản trị DN là một quátrình tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ DN, sử dụngmột cách tốt nhất tiềm năng và cơ hội để thực hiện những hoạt động sảnxuất – kinh doanh của DN nhằm đạt được mực tiêu đề ra theo đúng luậtđịnh và thông lệ xã hội.Nói đến quản trị DN thường bao gồm:-Chủ thể quản trị: chủ DN và đội ngũ quản trị viên trong bộ máy quản trịDN- Đối tượng bị quản trị : gồm những người lao động với phương hướng tác động thông qua các chức năng về lĩnh vực quản trị, hệ thống thông tin và quyết định của quản trị.- Mục tiêu hoạt động của DN.Quản trị DN chính là nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cao hơn.1.1.2. Các nguyên tắc của tổ chức:a/ Thống nhất mục đích của tổ chức:Nhà quản trị phải làm cho các thành viên thấm nhuần mục đích chung của tổ chức. Mọi người tham gia vào việc thực hiện mục đích chung vì họ cảm thấy những thỏa mãn cá nhân của họ sẽ có được từ việc đạt mục đích của tổ chức.b/ Bộ máy tổ chức phải gắn với mục tiêu và phục vụ triệt để cho thực hiện mục tiêu.c/ Hiệu quả:Bộ máy tổ chức phải được xây dựng trên nguyên tắc chuyên, tinh, gọn, nhẹ và giảm thiểu mọi chi phí.d/ Cân đối:- Cân đối giữa quyền hành và trách nhiệm- Cân đối giữa chức vụ và quyền hành trong bộ máy- Cân đối về công việc giữa các bộ phận với nhau.- Cân đối nhằm tạo ra sự ổn định, vững chắc trong tổ chứce/ Linh hoạt:Bộ máy của tổ chức không được cứng nhắc, cố định mà phải năng động, mềm dẻo đảm bảo dễ thích nghi và ứng phó kịp thời với những thay đổi của môi trường.f/ Thứ bậc: Mỗi tổ chức đều có một hệ thống thần kinh của nó là “dây chuyền các nhà lãnh đạo” sắp xếp theo “chuỗi xích thứ bậc” từ trên xuống dưới. Việc quản lý diễn ra theo nguyên tắc cấp dưới nhận lệnh từ cấp trên trực tiếp và nguyên tắc “ván cầu”.1.2. CÁC LOẠI HÌNH DN:1.2.1. Khái niệm DN:DN là một tổ chức kinh tế được thành lập để thực hiện các hoạt động kinh doanh, thực hiện các chức năng sản xuất, mua bán hàng hóa hoặc làm dịch vụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu con người và xã hội và thông qua hoạt động hữu ích đó mà kiếm lời.Theo điều 4 của Luật Doanh nghiệp thì doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.1.2.2. Các loại hình DN:a/ Phân theo hình thức sở hữu vốn:- DN một chủ sở hữu:+ DN nhà nước+ DN tư nhân- DN có nhiều chủ sở hữu: (2 người trở lên). Bao gồm: công ty và hợp tác xã.+ Công ty: bao gồm công ty đối nhân và công ty đối vốn Công ty đối nhân: là công ty mà trong đó các thành viên thường quen biết nhau và kết hợp với nhau do tín nhiệm nhau, họ nhân danh mình mà kinh doanh và liên đới chịu trách nhiệm. Do đó, không thể chuyển nhượng phần góp tài sản của mình mà không được sự đồng ý của toàn thể thành viên. Đối với loại công ty này, các thành viên thường chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ. Khi một thành viên chết có thể dẫn đến giải thể công ty. Công ty đối vốn: là công ty mà trong đó người tham gia không quan tâm đến mức độ tin cậy của các thành viên khác, họ chỉ quan tâm đến phần vốn góp. Phần vốn góp này có thể chuyển nhượng hoặc đem bán trên thị trường chứng khoán. Lãi được chia tương ứng với vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp.+ Hợp tác xã: là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra, theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.b/ Phân loại căn cứ theo quy mô:Các chỉ tiêu đánh giá quy mô: ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: