Danh mục

Quản trị doanh nghiệp: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 458.17 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu "Quản trị doanh nghiệp: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam" có hai mục đích cơ bản. Thứ nhất, khái quát hóa các mô hình quản trị doanh nghiệp đang được áp dụng tại Hoa Kỳ, Anh và một số quốc gia ở châu Âu. Thứ hai, nghiên cứu nhằm đưa ra những đánh giá và đề xuất về xu hướng quản trị doanh nghiệp hiệu quả trong điều kiện hiện tại của Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản trị doanh nghiệp: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM ThS. Lê Quang Dũng TS. Đinh Thế Hùng Viện Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Nghiên cứu này có hai mục đích cơ bản. Thứ nhất, khái quát hóa các mô hìnhquản trị doanh nghiệp đang được áp dụng tại Hoa Kỳ, Anh và một số quốc gia ở châuÂu. Trong đó, các tác giả đã tập trung thảo luận chi tiết các vấn đề liên quan tới hộiđồng quản trị, ban giám đốc, ban kiểm soát, giám đốc không điều hành, kiểm toán độclập. Các mô hình quản trị kiểu hai tầng hay đơn nhất, tuân thủ hay giải thích, luật hóahay định hướng thị trường cũng được mô tả chi tiết trong nghiên cứu này. Thứ hai,nghiên cứu nhằm đưa ra những đánh giá và đề xuất về xu hướng quản trị doanhnghiệp hiệu quả trong điều kiện hiện tại của Việt Nam. Từ khóa: quản trị doanh nghiệp, hội đồng quản trị, ban giám đốc, giám đốc điềuhành, giám đốc không điều hành, kiểm soát, kiểm toán. Abstract This article arms to introduce some models of corporate governance which wereadopted in America, United Kingdom and other European countries. In particular, theauthors discussed in detail the issues relating to Board of directors, Board ofsupervisory, non-executive directors, external auditors. After discussions, the authorprovided some recommendations and orientation for the development in Vietnam. Key words: corporate governance, board of directors, excecutive director, non-excecutive director, external auditor. 1. Lời mở đầu Sự ra đời của thông tư số 121/2012/TT-BTC ngày 26 tháng 7 năm 2012 của BộT+ài chính, quy định về quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại chúng, đã tháo gỡđược rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong vấn đề quản trị. Tuy nhiên, nhữnghạn chế tiềm tàng trong mô hình quản trị công ty là động lực để tác giả mở rộng việcđiều tra mô hình quản trị của các quốc gia trên thế giới. 425 Từ đầu thế kỷ XXI, quản trị công ty đã trở thành đề tài được thảo luận sôi nổitrên các tạp chí kinh tế, kinh doanh. Các nghiên cứu trước đây đã công bố một cách chitiết các hành vi gian lận trong quản trị công ty, các vụ bê bối về kế toán, hay việc trảthù lao cao quá mức đã dẫn tới nhiều vụ kiện, cách chức và phá sản (Enron với việc sửdụng có chủ ý các công ty con và phức tạp hóa công tác kế toán để bóp méo tình hìnhtài chính vào năm 2001 hay Tyco đã chi ra 2,1 triệu USD cho một bữa tiệc sinh nhậtcủa vợ giám đốc điều hành). Những câu chuyện này cho thấy quản trị công ty đã bộclộ những điểm hạn chế, lỗi thời vì đã không ngăn chặn được sự lạm dụng của giám đốcđiều hành, không hạn chế được các khoản chi phí phát sinh khi một doanh nghiệp gặpphải vấn đề thiếu đồng thuận giữa mục đích của người quản trị và người sở hữu (chiphí đại diện). Để cắt giảm chi phí này một số mô hình quản trị doanh nghiệp đã đượctriển khai. Ở mức độ tối thiểu hệ thống này bao gồm ban giám đốc và kiểm toán viênđộc lập: Ban giám đốc, thay mặt cho các cổ đông, giám sát các cấp quản trị; kiểm toánđộc lập đưa ra ý kiến về mức độ trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính. Tuy nhiên,ở hầu hết các công ty, hệ thống quản trị doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi một loạt cácbên liên quan, bao gồm: các tổ chức tín dụng, công đoàn, khách hàng, nhà cung cấp,chuyên gia phân tích, truyền thông và các nhà làm luật. Hệ thống quản trị được xem làhoạt động có hiệu quả khi cắt giảm được chi phí đại diện và những lợi ích mà hệ thốngmang lại là lớn hơn so với chi phí trực tiếp của việc tuân thủ và chi phí gián tiếp củaviệc ra quyết định quản lý. Các nhà làm luật đã xây dựng các chuẩn mực về quản trị doanh nghiệp dựa trênnhững khuyến nghị của các chuyên gia. Ví dụ, Ủy ban Cadbury - ủy quyền bởi Chínhphủ Anh đã ban hành bộ quy tắc năm 1992 nhằm nâng cao các chuẩn mực quản trịdoanh nghiệp và mức độ tin cậy về báo cáo tài chính và kiểm toán. Bộ quy tắc này đãđề ra một chuẩn chung cho hệ thống quản trị doanh nghiệp. Đây là yêu cầu cơ bản chonhững doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Luân Đôn và New York. Tuynhiên, việc tuân thủ những chuẩn mực này không phải lúc nào cũng dẫn đến một hệthống quản trị hiệu quả. Ví dụ, Enron đã tuân thủ các yêu cầu của sàn chứng khoánNew York về kiểm toán độc lập, ủy ban bồi thường, giám đốc không điều hành nhưngvẫn sụp đổ. Đạo luật Sarbanes-Oxley ra đời năm 2002, đã đề ra một loạt các yêu cầu để cảithiện hoạt động kiểm soát của công ty và giảm xung đột lợi ích. Trong đó quy định,CEO và CFO có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu cố tình làm sai lệch thông tintrên bá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: