Danh mục

Quản trị dự án và nhà quản trị dự án part 1

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 477.95 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

CHƯƠNG 1TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN VÀ QUẢN TRỊ DỰ ÁN1. DỰ ÁN VÀ QUẢN TRỊ DỰ ÁN 1.1 Các yếu tố thúc đẩy hình thành quản trị dự án: Có 4 nhóm yếu tố chính thúc đẩy hình thành quản trị dự án Kiến thức con người mở rộng nên số ngành nghề sản xuất kinh doanh để giải quyết nhu cầu của con người cũng gia tăng Do đòi hỏi mới về các sản phẩm phức hợp và được chuyên biệt hóa nền, thiết kế sản phẩm phải trở thành một bộ phận tích hợp của Trong môi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản trị dự án và nhà quản trị dự án part 1Chương 1:Tổng quan về quản trị dự án và nhà quản trị dự án CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN VÀ QUẢN TRỊ DỰ ÁN 1. DỰ ÁN VÀ QUẢN TRỊ DỰ ÁN 1.1 Các yếu tố thúc đẩy hình thành quản trị dự án: Có 4 nhóm yếu tố chính thúc đẩy hình thành quản trị dự án - Kiến thức con người mở rộng nên số ngành nghề sản xuất kinh doanh để giải quyết nhu cầu của con người cũng gia tăng - Do đòi hỏi mới về các sản phẩm phức hợp và được chuyên biệt hóa nền, thiết kế sản phẩm phải trở thành một bộ phận tích hợp của - Trong môi trường toàn cầu hóa với các sự khác biệt một cá nhân không thể giải quyết được hết các vấn đề, vai trò nhóm trở nên quan trọng nên cấu trúc dự án đáp ứng được đòi hỏi này - Áp lực đưa sản phẩm ra thị trường càng nhanh càng tốt nên đáp ứng cùng với nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất càng lớn nên làm cho dự án càng lúc gia tăng về quy mô và sự phức tạpnên nhu cầu về quản trị dự án chuyên nghiệp ngày càng trở nên cấp thiết. 1.2. Các mục tiêu của dự án: Các dự án có sự khác biệt rất lớn về quy mô và tầm ảnh hưởng song đề có 3 mục tiêu chung: - thành quả (tầm hạn) - thời gian - chi phí. Các mục tiêu của quản trị dự án được biểu diễn ở sơ đồ 1-1 ( các mục tiêu được biể diễn trêncác trục). Sơ đồ này cũng hàm ý rằng , có mối liên hệ giữa các mục tiêu này. Tầm quan trọng củatừng mục tiêu có thể thay đổi tùy theo các thời điểm khác nhau và nhiệm vụ hàng đầu của nhàquản trị dự án là quản trị những cân nhắc (trade-off) giữa các mục tiêu này. 1Chương 1:Tổng quan về quản trị dự án và nhà quản trị dự án Thành quả Chi phí Thời gianHình 1-1 : 3 mục tiêu của quản trị dự án. 1.3. Định nghĩa Dự án Theo Viện quản trị dự án (PMI) “ một dự án là một nỗ lực hành động có thời hạn để tạo ra mộtsản phẩm hoặc dịch vụ đơn nhất”. 1.4. Các đặc điểm của dự án - Dự án phải nhằm đạt được một số mục tiêu nhất định - Dự án có chu kỳ sống đặc trưng gồm các giai đoạn : bắt đầu, tăng trưởng đạt đến đỉnh cao, sau đó suy giảm, và cuối cùng là kết thúc. Ta có thể phân chia dự án theo từng giai đoạn công việc: xác định dự án, lập kế hoạch, thực hiện, và kết thúc - Dự án luôn có sự tương tác phụ thuộc lẫn nhau với các bộ phận chức năng và với các dự án khác trong tổ chức. - Dự án phải mang tính duy nhất - Đặc trưng của các nhà quản trị dự án là phải tương tác với các mâu thuẫn: mâu thuẫn với các bộ phận chức năng và các dự án khác về nguồn lực về nhân sự, mâu thuẫn giữa các thành viên trong nhóm dự án và mâu thuẫn với các nhóm hữu quan. 1.5 . Ưu và nhược điểm của quản trị dự án: Ưu điểm: - Giúp tập trung quyền hạn và trách nhiệm vào một cá nhân hay một nhóm để đạt được mục tiêu. - Giúp có những thích ứng nhanh chóng với khách hàng và môi trường - Có thể nhận dạng và điều chỉnh các vấn đề ngay từ đầu - Đưa ra các quyết định đúng lúc về các cân nhắc giữa những mục tiêu mâu thuẫn của dự án 2Chương 1:Tổng quan về quản trị dự án và nhà quản trị dự án - Đảm bảo rằng các nhà quản lý chịu trách nhiệm về các công việc riêng rẽ không tối ưu hóa mục tiêu của bộ phận mình mà gây hại đến mục tiêu chung của dự án.Nhược điểm: - Tăng tính phức tạp về tổ chức và dễ gây mâu thuẫn. - Khả năng các quy định, chính sách của tổ chức bị vi phạm gia tăng, do mức độ tự chủ của các nhà quản trị dự án là khá cao. Áp dụng quản trị dự án có thể dẫn đến chi phí cao hơn, quản lý khó khăn hơn và sử dụng con người kém hiệu quả. - Gián tiếp thừa nhận rằng tổ chức mẹ và các nhà quản trị không thể hoàn thành được kết quả mong muốn bằng các hoạt động chức năng thông thường.Quản trị dự án phụ thuộc vào thiện chí của nhà quản lý trong tổ chức mẹ trong việc điều phốimột số nguồn lực cần thiết. 2. CHU KỲ SỐNG CỦA DỰ ÁN: 2.1. Các giai đoạn của chu kỳ sống dự án: - Theo mức độ hoàn thành dự án: Chu kỳ sống phổ biến của các dự án thường bao gồm các giai đoạn: Bắt đầu, Tăng trưởng, tăng trưởng chậm và kết thúc 100% Kết thúc Tăng trưởng chậm Hoàn tất dự án Tăng trưởng nhanh Bắt đầu ...

Tài liệu được xem nhiều: