Danh mục

Quản trị học - cơ sở lý luận

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 247.58 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu Quản trị học - cơ sở lý luận trình bày lý luận, các học thuyết quản trị từ cổ điển đến hiện đại, cũng như các nguyên tắc quản trị trong những tình huống, hoàn cảnh cụ thể.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản trị học - cơ sở lý luậnQuản trị học - cơ sở lý luận CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬNI) Khái niệm về Quản trị1) Khái niệm Quản trị (Management) là từ thường được dùng phổ biến trong nhiều sách giáo khoavà nhiều tài liệu khác. Nếu xét riêng từng từ một thì ta có thể tạm giải thích như sau:  Quản: là đưa đối tượng vào khuôn mẫu qui định sẵn. Ví dụ: Cha mẹ bắt đứa bé phải làm theo một kế hoạch do mình định ra; sáng phải đi học, buổi trưa nghỉ ngơi, buổi chiều học bài, trước khi đi phải thưa về phải chào, … Đó là cái khuôn mẫu chúng phải thực hiện chứ không để đối tượng tự do hoạt động một cách tùy thích.  Trị: là dùng quyền lực buộc đối tượng phải làm theo khuôn mẫu đã định. Nếu đối tượng không thực hiện đúng thì sẽ áp dụng một hình phạt nào đó đủ mạnh, đủ sức thuyết phục để buộc đối tượng phải thi hành. Nhằm đạt tới trạng thái mong đợi, có thể có và cần phải có mà người ta gọi là mục tiêu. Sau đây là những khái niệm về Quản trị của một số tác giả là Giáo sư, Tiến sĩ quản trịhọc trong và ngoài nước.  Theo GS. H.Koontz “ Quản lý là một hoạt động tất yếu; nó đảm bảo phối hợp những nổ lực cá nhân nhằm đạt được những mục đích của nhóm (tổ chức). Mục tiêu của quản lý là nhằm mà trong đó con người có thể đạt được các mục tiêu của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn của cá nhân ít nhất”.  Theo GS. Vũ Thế Phú: “Quản trị là một tiến trình làm việc với con người và thông qua con người để hoàn thành mục tiêu của một tổ chức trong một môi trường luôn luôn thay đổi. Trọng tâm của tiến trình này là sử dụng có hiệu quả những nguồn tài nguyên có hạn”. Từ các khái niệm trên, chúng ta có thể khái quát: quản trị là quá trình tác độngthường xuyên, liên tục và có tổ chức của chủ thể quản trị (hệ thống quản trị) đến đốitượng quản trị (hệ thống bị quản trị) nhằm phối hợp các hoạt động giữa các bộ phận,các cá nhân, các nguồn lực lại với nhau một cách nhịp nhàng, ăn khớp để đạt đếnmục tiêu của tổ chức với hiệu quả cao nhất. Thực vậy, quản trị thực chất là một quátrình tác động mà quá trình đó không phải ngẫu nhiên mà được tiến hành một cách cóù tổchức và có chủ đích của chủ thể quản trị (hệ thống quản trị) được thực hiện một cáchthường xuyên, liên tục nhằm làm cho các hoạt động của tập thể (tổ chức) mang lại kếtquả cao nhất với chi phí thấp nhất, thỏa mãn ngày càng nhiều hơn nhu cầu về vật chất vàtinh thần của cả cộng đồng.2) Quản trị là một khoa học, một nghệ thuật và một nghềa) Quản trị là một khoa học: thể hiện  Khoa học quản trị xây dựng nền lý thuyết về quản trị, giúp nhà quản trị cách tư duy hệ thống, khả năng phân tích và nhận diện đúng bản chất vấn đề và các kỹ thuật để giải quyết vấn đề phát sinh.  Tính khoa học đòi hỏi nhà quản trị phải suy luận khoa học để giải quyết vấn đề, không nên dựa vào suy nghĩ chủ quan, cá nhân.b) Quản trị là một nghệ thuật: thể hiện Quản trị vận dụng linh hoạt, sáng tạo những học thuyết, nguyên tắc quản trị trongnhững tình huống, điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Nhà quản trị khi giải quyết các nhiệm vụđã xuất phát từ những đặc điểm, các tình huống cụ thể, có tính đến những đặc điểm cánhân của người chấp hành. Trong quản trị thực tế sẽ không thể thành công, nếu chỉ ápdụng máy móc, rập khuôn theo một công thức cho sẵn. Có thể nói nghệ thuật quản trị là “bí quyết “, “ cái mẹo “, “ cái biết làm thế nào “ (Know-how) của nhà quản trị để đạt mụctiêu với hiệu quả cao. Nghệ thuật quản trị là tài nghệ, năng lực tổ chức, kinh nghiệm ...của nhà quản trị trong việc giải quyết những nhiệm vụ đề ra một cách khéo léo, sáng tạovà có hiệu quả cao nhất. Ví dụ như : Nghệ thuật sử dụng con người (đặt đúng chỗ, sửdụng đúng khả năng , biết động viên, tập hợp và thu hút nhân viên); Nghệ thuật mua, bánnguyên vật liệu , hàng hóa; Nghệ thuật cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh; Nghệ thuậtgiao tiếp; Nghệ thuật ra quyết định (nhanh, đúng, kịp thời ... ) và thực hiện quyết định(sáng tạo, linh hoạt... ); Nghệ thuật giải quyết các khó khăn ách tắc trong sản xuất kinhdoanh .v.v... Hai mặt khoa học và nghệ thuật quản trị không đối chọi loại trừ nhau, mà chúng luôngắn chặt, bổ sung cho nhau. Nghệ thuật phải dựa trên một sự hiểu biết khoa học làm nềntảng. Nếu không có cơ sở khoa học làm nền tảng thì nhà quản trị ắt chỉ dựa vào may rủi,chủ quan, kinh nghiệm cá nhân mà thôi. Do đó chỉ có thể thành công ở tình huống này,mà sẽ không thành công ở tình huống khác. Ngược lại, nếu chỉ dựa vào khoa học mà không chú trọng tính nghệ thuật quản trị , thìcũng khó thành công. Bởi vì thực tiễn hoàn cảnh, tình huống muôn hình, muôn vẻ vàluôn thay đổi, do đó đòi hỏi một nghệ thuật ứng dụng đa dạng, phong phú, khéo léo vàsáng tạo.c) Quản trị là một nghề Từ năm 1950: Quản trị dần tiến đến chuyên nghiệp, được đào tạo chính quy thànhmột nghề có mặt trong tất cả các tổ ...

Tài liệu được xem nhiều: