Danh mục

QUẢN TRỊ KINH DOANH TRONG NGÀNH VIỄN THÔNG VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN - 4

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.33 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quản trị tài chính doanh nghiệp viễn thông Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những hao phí về lao động sống (Tiền lương, Bảo hiểm xã hội,...) và lao động vật hoá (Nguyên vật liệu, nhiên liệu, công cụ lao động, khấu hao tài sản cố định,...) mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất trong kỳ kinh doanh nhất định. Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải được tính toán, xác định trong từng thời kỳ nhất định. Trên thực tế chi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
QUẢN TRỊ KINH DOANH TRONG NGÀNH VIỄN THÔNG VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN - 4 Chương 6: Quản trị tài chính doanh nghiệp viễn thông Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những hao phí về lao động sống (Tiền lương, Bảo hiểm xã hội,...) và lao động vật hoá (Nguyên vật liệu, nhiên liệu, công cụ lao động, khấu hao tài sản cố định,...) mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất trong kỳ kinh doanh nhất định. Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải được tính toán, xác định trong từng thời kỳ nhất định. Trên thực tế chi phí sản xuất kinh doanh được tính theo tháng, quý, năm. Chi phí sản xuất kinh doanh viễn thông là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống (Tiền lương, Bảo hiểm xã hội,...) và lao động vật hoá (Vật liệu, nhiên liệu, công cụ lao động, khấu hao tài sản cố định,...) phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh viễn thông ở một kỳ kinh doanh nhất định (tháng, quý, năm). 2. Phân loại chi phí hoạt động kinh doanh a) Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế: - Nguyên vật liệu chính mua ngoài là giá trị toàn bộ nguyên vật liệu chính dùng vào sản xuất toàn bộ giá trị tổng sản lượng và một số hoạt động khác trong kỳ kinh doanh. Nó bao gồm giá mua, chi phí vận chuyển, bốc dỡ về đến kho của doanh nghiệp - Vật liệu phụ mua ngoài bao gồm giá trị của tất cả vật liệu phụ mua ngoài, phụ tùng dùng cho sửa chữa máy móc thiết bị, công cụ lao động nhỏ. Nội dung tính tương tự như đối với nguyên vật liệu chính. - Nhiên liệu, năng lượng mua ngoài bao gồm giá trị của nhiên liệu và năng lượng mua ngoài dùng cho sản xuất và các nhu cầu khác của doanh nghiệp. Cách tính yếu tố này tương tự như đối với nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ. - Tiền lương công nhân viên chức bao gồm lương và phụ cấp lương của toàn thể công nhân viên trong doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh. - Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn là số tiền trích theo tỷ lệ thống nhất so với quỹ lương theo quy định của Nhà nước. - Khấu hao tài sản cố định là số tiền trích khấu hao của tất cả các loại tài sản cố định của doanh nghiệp. - Chi phí dịch vụ mua ngoài là các khoản chi phí sửa chữa tài sản cố định thuê ngoài, chi phí điện nước, điện thoại, tiền bốc vác, vận chuyển hàng hoá, sản phẩm, tiền trả hoa hồng đại lý, môi giới, uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu, tiền mua bảo hiểm tài sản, tiền thuê kiểm toán, tư vấn, quảng cáo, chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ và các dịch vụ mua ngoài khác. - Chi phí khác bằng tiền gồm những khoản chi phí không thể tính vào các yếu tố trên như lãi tiền vay ngân hàng, công tác phí, văn phòng phí, tiền thuê đất, tài sản, thuế tài nguyên, lệ phí cầu phà, chi phí tiếp tân, khánh tiết, quảng cáo, tiếp thị, chi phí giao dịch đối ngoại, chi phí hội nghị, chi phí tuyển dụng... Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế giữ được tính nguyên vẹn của từng yếu tố chi phí, mỗi yếu tố đều là chi phí ban đầu của doanh nghiệp chi ra và không thể phân tích được nữa. Đặc điểm của cách phân loại này là không xét đến mục đích, công dụng, địa điểm phát sinh chi phí, quan hệ của nó đối với quá trình sản xuất kinh doanh, mỗi yếu tố chi phí đều bao gồm mọi chi phí có cùng nội dung và tác dụng kinh tế giống nhau. Phương pháp phân loại này được sử dụng để 71 Chương 6: Quản trị tài chính doanh nghiệp viễn thông lập dự toán chi phí sản xuất, lập kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch quỹ tiền lương, tính toán nhu cầu vốn lưu động định mức; để phân tích đặc trưng kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp viễn thông. Cách phân loại này giúp phân tích đặc trưng kinh tế kỹ thuật của các loại dịch vụ viễn thông và để tính lợi nhuận của doanh nghiệp. b) Phân loại chi phí theo công dụng cụ thể của chi phí trong kinh doanh: - Khấu hao tài sản cố định: Mọi tài sản cố định được huy động vào sản xuất kinh doanh đều phải trích đủ khấu hao theo quy định của Nhà nước và những văn bản áp dụng trong doanh nghiệp viễn thông. Đối với những công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng chưa được phê duyệt quyết toán vốn đầu tư, đơn vị được tạm thời hạch toán tăng tài sản cố định theo giá dự toán được duyệt (nếu giá trị khối lượng thực hiện lớn hơn giá trị dự toán được duyệt); hoặc theo giá trị khối lượng thực hiện (nếu giá trị khối lượng thực hiện thấp hơn giá dự toán được duyệt) để trích khấu hao. Sau khi được phê duyệt quyết toán, vốn đầu tư tài sản cố định phải được điều chỉnh lại theo giá trị quyết toán công trình được duyệt. - Chi sửa chữa tài sản: Chi phí sửa chữa tài sản là khoản chi nhằm phục hồi tài sản đã hao mòn trong quá trình sử dụng, nhằm khôi phục giá trị sử dụng của tài sản cố định, đảm bảo khang trang cơ sở vật chất phục vụ khách hàng và các khoản chi phí sửa chữa tài sản cố định đặc thù. Đối với TSCĐ đặc thù như thi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: