Danh mục

QUẢN TRỊ KINH DOANH VIỄN THÔNG CHƯƠNG 3-4

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.09 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 7,000 VND Tải xuống file đầy đủ (18 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích, yêu cầu: Nắm được bản chất, vai trò của kế hoạch; các loại kê hoạch và hệ thống chỉ tiêu kế hoạch; các phương pháp lập kế hoạch. Trên cơ sở đó biết vận dụng vào lập chiến lược và kế hoạch kinh doanh viễn thông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
QUẢN TRỊ KINH DOANH VIỄN THÔNG CHƯƠNG 3-4 Chương 3: Chiến lược và kế hoạch kinh doanh viễn thông CHƯƠNG 3 : KẾ HOẠCH KINH DOANH VIỄN HÔNGGIỚI THIỆUMục đích, yêu cầu: Nắm được bản chất, vai trò của kế hoạch; các loại kê hoạch và hệ thống chỉ tiêu kế hoạch;các phương pháp lập kế hoạch. Trên cơ sở đó biết vận dụng vào lập chiến lược và kế hoạch kinhdoanh viễn thông.Nội dung chính: - Một số vấn đề chung về kế hoạch kinh doanh - Kế hoạch kinh doanh viễn thôngNỘI DUNG3.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ HOẠCH KINH DOANH3.1.1. Khái niệm và vai trò của kế hoạch kinh doanh Xét về mặt bản chất, kế hoạch hoá nói chung, kế hoạch hoá kinh doanh viễn thông nói riênglà một hoạt động chủ quan, có ý thức, có tổ chức của con người trên cơ sở nhận thức và vận dụngcác quy luật khách quan nhằm xác định mục tiêu, phương án, bước đi, trình tự và cách thức tiếnhành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó là quá trình định hướng và điều khiển theo địnhhướng đối với sự phát triển sản xuất theo quy luật tái sản xuất mở rộng ở mọi cấp của nền kinh tế. Trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế kế hoạch hoá là một trong những công cụ điều tiết chủyếu của Nhà nước. Công cụ kế hoạch hoá giúp Nhà nước xác định các chiến lược, định hướngphát triển chung làm cơ sở hoạch định các chính sách và giải pháp kinh tế. Cụ thể: - Kế hoạch hoá đóng vai trò điều chỉnh và hạn chế những khuyết tật của cơ chế thị trường. - Kế hoạch hoá có vai trò định hướng sự vận động của thị trường theo cơ cấu phát triển kinhtế do Đảng và Nhà nước xác định. - Kế hoạch hoá đóng vai trò phối hợp, trợ giúp hoạt động của các doanh nghiệp, các thànhviên trong xã hội theo những phương hướng chung tạo nên sức mạnh tổng hợp, phát triển đồngbộ, có hiệu quả, có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định bằng việc cung cấp thông tin, định hướng cơcấu kinh tế, những dự báo về thay đổi giá cả thị trường. - Kế hoạch hoá có tác dụng làm giảm tính bất ổn định của doanh nghiệp. - Kế hoạch hoá làm giảm sự chồng chéo và những hoạt động lãng phí. - Kế hoạch hoá thiết lập nên những tiêu chuẩn tạo điều kiện cho công tác kiểm tra.3.1.2. Các loại kế hoạch kinh doanh Căn cứ vào độ dài thời kỳ kế hoạch gồm: 25 Chương 3: Chiến lược và kế hoạch kinh doanh viễn thông - Kế hoạch dài hạn thường có độ dài thời gian từ 5 - 10 năm. Kế hoạch dài hạn nhằm xácđịnh các lĩnh vực hoạt động doanh nghiệp sẽ tham gia, đa dạng hoá hoặc cải thiện hoạt động trêncác lĩnh vực hiện tại; xác định các mục tiêu, chính sách và giải pháp dài hạn về tài chính, đầu tư,nghiên cứu, phát triển, con người.... - Kế hoạch trung hạn thường là 2-3 năm nhằm phác thảo các chương trình trung hạn để hiệnthực hoá các lĩnh vực mục tiêu, chính sách, giải pháp được hoạch định trong chiến lược lựa chọn. - Kế hoạch hàng năm : là sự cụ thể hoá nhiệm vụ sản xuất kinh doanh căn cứ vào địnhhướng mục tiêu chiến lược và kế hoạch trung hạn, vào kết quả nghiên cứu, điều chỉnh các căn cứxây dựng kế hoạch cho phù hợp với điều kiện của năm kế hoạch.3.1.3. Hệ thống chỉ tiêu kế hoạch 1. Khái niệm chỉ tiêu kế hoạch: Chỉ tiêu kế hoạch là các đích (goals) các mục tiêu (objectives) hoạt động của doanh nghiệpviễn thông, có thể tính toán, so sánh, đối chiếu và phân tích được. Các chỉ tiêu kế hoạch có đặc trưng và khác biệt với các loại chỉ tiêu khác (tài chính, hạchtoán...) ở chỗ, chúng là các đích và mục tiêu phác thảo cho hoạt động trong tương lai. Vì vậy,ngoài kết quả phân tích hiện trạng, khi xác định các chỉ tiêu kế hoạch còn phải căn cứ vào kết quảdự đoán và dự báo. Về bản chất, chỉ tiêu kế hoạch là phương tiện ngôn ngữ để chuyển tải thôngtin về nhiệm vụ thực hiện các mục tiêu kinh tế từ người lập kế hoạch đến người thực hiện, sao chongười thực hiện hiểu đúng và làm đúng ý đồ mà người lập kế hoạch mong muốn. Mặc dù trong đasố các trường hợp, giữa người lập kế hoạch và người thực hiện kế hoạch không có các mối liên hệtrực tiếp. 2. Yêu cầu đối với chỉ tiêu kế hoạch: - Phải có khả năng chuyển tải thông tin, phản ánh nội dung của các nhiệm vụ kế hoạch mộtcách cụ thể, rõ ràng, chính xác và dễ hiểu. - Phải đồng bộ và có khả năng so sánh được với các chỉ tiêu kinh tế khác. - Nội dung của hệ thống chỉ tiêu kế hoạch phải phản ánh bao quát, toàn diện các mặt hoạtđộng của doanh nghiệp,cũng như nghĩa vụ của doanh nghiệp và lợi ích kinh tế mà doanh nghiệpđược hưởng. - Phải có tác dụng kích thích, khuyến khích thực hiện hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nóicách khác, chỉ tiêu kế hoạch phải mang tính khả thi cao, được giao đúng hạn và đúng địa chỉngười thực hiện. 3. Các loại chỉ tiêu kế hoạch * Căn cứ vào tính chất phản ảnh của chỉ tiêu: - Chỉ tiêu số lượng : thể hiện quy mô và cơ cấu của các đối tượng kế hoạch, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: