Danh mục

Quán triệt phân hóa vi mô trong dạy học nhóm

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 552.38 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là thay đổi lối dạy truyền thụ một chiều sang dạy học chủ động nhằm giúp HS phát triển năng lực. Trong thời gian vừa qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu giáo dục được tiến hành như: Dạy học theo dự án, dạy học phân hóa,... và dạy học nhóm (DHN) là một hướng tiếp cận được các nhà khoa học và các thày cô giáo quan tâm nghiên cứu ứng dụng nhiều.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quán triệt phân hóa vi mô trong dạy học nhóm TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ QUÁN TRIỆT PHÂN HÓA VI MÔ TRONG DẠY HỌC NHÓM NGUYỄN VĂN HỒNG 1, *, NGUYỄN MAI HƯƠNG 2, ** 1 Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên * Email: nguyenvanhong@dhsptn.edu.vn 2 HVCH K25 chuyên ngành LL&PPDH Bộ môn Sinh học ** Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên Tóm tắt: Định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là thay đổi lối dạy truyền thụ một chiều sang dạy học chủ động nhằm giúp HS phát triển năng lực. Trong thời gian vừa qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu giáo dục được tiến hành như: dạy học theo dự án, dạy học phân hóa,... và dạy học nhóm (DHN) là một hướng tiếp cận được các nhà khoa học và các thày cô giáo quan tâm nghiên cứu ứng dụng nhiều. Tuy nhiên, thực tế vận dụng dạy học nhóm đã chỉ ra những bất cập, hạn chế và thực hiện phân hóa trong tổ chức nhóm là một trong những biện pháp khắc phục rất quan trọng. Từ khóa: Dạy học nhóm, phân hóa vi mô.1. MỞ ĐẦU Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là thay đổi lối dạytruyền thụ một chiều sang dạy học chủ động nhằm giúp HS phát huy tính tích cực, tự giác,chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vậndụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và thực tiễn; tạo niềm tin, niềmvui, hứng thú trong học tập... [2]. Trên cơ sở định hướng trên, trong thời gian vừa qua ở nướcta đã có nhiều công trình nghiên cứu giáo dục được tiến hành như: DH theo dự án, DH phânhóa,... trong đó, dạy học nhóm (DHN) là một hướng tiếp cận DH được các nhà khoa học, cácnhà giáo dục và các thày cô giáo quan tâm nghiên cứu ứng dụng nhiều trong dạy học các mônhọc nói chungvaf dạy học môn Sinh học nói riêng. Có thể nói: DHN đã trở thành “món ăn” không thể thiếu được trong các bài giảng củacác giáo viên dạy học các môn học nói chung và dạy học môn Sinh học nói riêng ở trườngphổ thông. DHN được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Dạy học hợp tác, dạy họctheo nhóm nhỏ, dạy học hợp tác – nhóm,... Tuy nhiên, DHN vẫn còn mang nặng tính hìnhthức vì thế nó không những không mang lại hiệu quả như mong đợi mà nhiều khi còn gây“phản tác dụng giáo dục” bởi lẽ: vì mang năng tính hình thức nên nhiều GV đã vô tình “tổchức cho HS chơi hợp pháp” [3]. Chính vì thế, việc tìm ra những biện pháp để khắc phụcnhững hạn chế của hình thức dạy học này là điều rất cần thiết và một trong những biện phápmà chúng tôi đề cập đến trong phạm vi bài viết này là: quán triệt phân hóa vi mô trong DHN.2. NỘI DUNG2.1. Khái lược về dạy học nhóm Học tập không phải là một quá trình chỉ diễn ra trong não người, không phải là một sự pháttriển thụ động về các hành vi của con người, mà còn được hình thành bởi những tác động bênngoài. Việc học chỉ có ý nghĩa khi các cá nhân bị thu hút vào các hoạt động mang tính xã hội [4]. DHN là hình thức tổ chức dạy học, trong đó lớp học được chia thành các nhóm nhỏ vớinhững nhiệm vụ cụ thể khác nhau để cùng thực hiện mục tiêu dạy học. DHN được nhìn nhậnở các góc độ khác nhau, với những tên gọi cũng khác nhau. Chẳng hạn như: DHN được coi 158BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1như là hình thức tổ chức dạy học; là phương pháp dạy học; là sự giao thoa của hình thức tổchức dạy học và phương pháp dạy học [3]. Trong DHN, các hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân HS sẽ được tổ chức và gắn kết vớinhau trong hoạt động chung nhằm thực hiện các nhiệm vụ học tập. Đồng thời, trong quá trìnhđó sẽ hình thành và phát triển các mối quan hệ khác nhau: GV - HS; HS - HS và Nhóm - HS.Trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học này, HS trở thành nhân tố trung tâm, là chủ thểhọc tập tích cực. Sự tác động của ba thành tố giáo viên (GV), học sinh (HS) và nội dung bàihọc (ND) diễn ra trong một môi trường xã hội cơ sở đó là nhóm và một môi trường xã hộitrung gian đó là lớp học. Trong DHN, việc giải quyết các nhiệm vụ học tập trong nhóm đòi hỏi HS vừa phải tựlực giải quyết nhiệm vụ học tập của nhóm giao cho, vừa phải tham gia phối hợp tích cực vớicác thành viên trong nhóm. DHN thích hợp cho việc trao đổi và chia sẻ trong nhóm. TrongDHN xuất hiện những cách thức giải quyết vấn đề đầy tính sáng tạo; kích thích sự hợp tác củacác thành viên trong nhóm. Học theo ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: