![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Qui trình dạy học giải bài tập hình học theo quan điểm kiến tạo cho học sinh giỏi THCS
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 144.68 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài báo đặt ra và giải quyết vấn đề vận dụng lí thuyết kiến tạo để xây dựng quy trình dạy học giải bài tập hình học cho học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn Toán theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Toán và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Qui trình dạy học giải bài tập hình học theo quan điểm kiến tạo cho học sinh giỏi THCS JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci. 2012, Vol. 57, No. 9, pp. 10-19 QUI TRÌNH DẠY HỌC GIẢI BÀI TẬP HÌNH HỌC THEO QUAN ĐIỂM KIẾN TẠO CHO HỌC SINH GIỎI THCS Nguyễn Anh Tuấn1∗, Phí Thi Thùy Vân2 1 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2 Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương ∗ E-mail: tuandhsphn@gmail.com Tóm tắt. Bài báo đặt ra và giải quyết vấn đề vận dụng lí thuyết kiến tạo để xây dựng quy trình dạy học giải bài tập hình học cho học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn Toán theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Toán và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán. Từ khóa: Lý thuyết kiến tạo, dạy học giải bài tập hình học. 1. Mở đầu Dạy giải bài tập là một trong những tình huống dạy học điển hình. Nhờ quá trình này, người học hiểu được bản chất của kiến thức, có khả năng vận dụng linh hoạt tri thức và phương pháp đã học, qua đó phát triển năng lực tư duy và những kiến thức đó mới trở nên sâu sắc, trở thành vốn riêng của học sinh (HS). Tuy nhiên, đối với HS THCS, thậm chí đối với HS giỏi, giải bài tập hình học gặp khá nhiều khó khăn. Bởi lẽ, so với bài tập đại số, bài tập hình học thường không có sẵn một qui trình hay thuật giải để các em vận dụng,... Vấn đề đặt ra là khi dạy học giải toán hình học cho HS giỏi ở THCS, thầy cô giáo phải làm như thế nào để các em học tập một cách hứng thú và chủ động, từ đó kích thích trí tò mò say mê khoa học, tính ham hiểu biết đồng thời phát triển được tư duy trong quá trình tìm tòi lời giải bài toán? Vận dụng lí thuyết kiến tạo trong dạy học giải toán là một trong những biện pháp có thể giúp giáo viên (GV) và HS thực hiện được các yêu cầu trên. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Vận dụng lí thuyết kiến tạo trong dạy học giải toán hình học cho HS giỏi Trên cơ sở vận dụng phối hợp qui trình dạy giải bài tập của G. Polia vào chu trình nhận thức của HS theo quan điểm kiến tạo (Theo Brandt, 1997): Tri thức đã có → Dự đoán → Kiểm nghiệm → (Thất bại) → Thích nghi → Tri thức mới, chúng tôi xây dựng một qui trình dạy học bài tập theo quan điểm kiến tạo cho HS giỏi THCS gồm các bước sau: 10 Quy trình dạy học giải bài tập Hình học theo quan điểm kiến tạo... 2.1.1. Bước 1. Tiếp cận vấn đề (Tương ứng với bước 1 - G. Polia) Trong bước này GV tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động sau đây: - HS sử dụng các kiến thức liên quan đến bài toán để chuyển đổi ngôn ngữ từ lời sang hình vẽ, ngôn ngữ và kí hiệu hình học, từ đó HS vẽ hình và ghi giả thiết và kết luận bài toán. - HS đọc hình vẽ (Nhìn vào hình vẽ nêu giả thiết và kết luận của bài toán). 2.1.2. Bước 2. Trải nghiệm lại tri thức đã biết có liên quan tới bài toán (Tương ứng với bước 2 - G. Polia) Trong bước này GV để HS thực hiện các hoạt động sau đây: 1. HS huy động (một cách chi tiết hơn) những tri thức có liên quan tới bài toán + Những khái niệm, tính chất có mặt trong giả thiết và kết luận. + Bài toán (dạng toán) có liên quan đã biết (nhận dạng bài toán và phương pháp giải). 2. HS phân tích (so sánh, đối chiếu, đặc biệt hóa, tương tự,...) để tiến hành “đồng hóa” nếu bài toán đã cho thuộc dạng đã biết và đã có quy trình giải quyết Nếu hoạt động đồng hóa thành công thì HS tiếp tục thực hiện bước 4, nếu hoạt động đồng hóa chưa thành công thì HS tiếp tục thực hiện bước 3. 2.1.3. Bước 3. Khám phá đường lối giải (Tương ứng với bước 2 - G. Polia) GV tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động sau đây để thúc đẩy quá trình “đồng hóa”, hoặc “điều ứng” những kiến thức đã có (Các hoạt động này luôn đan xen và bổ trợ cho nhau, thứ tự các hoạt động có thể thay đổi tùy thuộc vào bài toán). 1. Sử dụng các phép suy luận xuôi, ngược tiến, ngược lùi Sử dụng các phép suy luận xuôi, ngược tiến, ngược lùi để khai thác giả thiết, phân tích kết luận hoặc biến đổi bài toán. 2. Dự đoán Dự đoán mối quan hệ giữa những đối tượng trong bài toán; ước lượng một số đại lượng trong bài toán; dự đoán con đường nối giữa giả thiết và kết luận của bài toán thông qua các hoạt động quan sát, ước lượng, đo đạc, sử dụng phần mềm hoặc các thao tác trí tuệ tương tự hóa, đặc biệt hóa, khái quát hóa, các phép suy luận xuôi - ngược. 3. Kiểm tra và điều chỉnh các dự đoán Kiểm tra và điều chỉnh các dự đoán bằng các ví dụ, phản ví dụ, hoặc sử dụng phần mềm dạy học, sử dụng phép suy luận xuôi - ngược. 4. Vẽ đường phụ Vẽ đường phụ trong bài toán hình học là một khâu rất quan trọng, nhờ có đường phụ HS có thể nhìn rõ hướng giải bài toán hơn. Trong các hoạt động trên GV lưu ý hướng dẫn HS các thủ thuật vẽ đường phụ. Sau đây là một số hướng ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Qui trình dạy học giải bài tập hình học theo quan điểm kiến tạo cho học sinh giỏi THCS JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci. 2012, Vol. 57, No. 9, pp. 10-19 QUI TRÌNH DẠY HỌC GIẢI BÀI TẬP HÌNH HỌC THEO QUAN ĐIỂM KIẾN TẠO CHO HỌC SINH GIỎI THCS Nguyễn Anh Tuấn1∗, Phí Thi Thùy Vân2 1 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2 Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương ∗ E-mail: tuandhsphn@gmail.com Tóm tắt. Bài báo đặt ra và giải quyết vấn đề vận dụng lí thuyết kiến tạo để xây dựng quy trình dạy học giải bài tập hình học cho học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn Toán theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Toán và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán. Từ khóa: Lý thuyết kiến tạo, dạy học giải bài tập hình học. 1. Mở đầu Dạy giải bài tập là một trong những tình huống dạy học điển hình. Nhờ quá trình này, người học hiểu được bản chất của kiến thức, có khả năng vận dụng linh hoạt tri thức và phương pháp đã học, qua đó phát triển năng lực tư duy và những kiến thức đó mới trở nên sâu sắc, trở thành vốn riêng của học sinh (HS). Tuy nhiên, đối với HS THCS, thậm chí đối với HS giỏi, giải bài tập hình học gặp khá nhiều khó khăn. Bởi lẽ, so với bài tập đại số, bài tập hình học thường không có sẵn một qui trình hay thuật giải để các em vận dụng,... Vấn đề đặt ra là khi dạy học giải toán hình học cho HS giỏi ở THCS, thầy cô giáo phải làm như thế nào để các em học tập một cách hứng thú và chủ động, từ đó kích thích trí tò mò say mê khoa học, tính ham hiểu biết đồng thời phát triển được tư duy trong quá trình tìm tòi lời giải bài toán? Vận dụng lí thuyết kiến tạo trong dạy học giải toán là một trong những biện pháp có thể giúp giáo viên (GV) và HS thực hiện được các yêu cầu trên. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Vận dụng lí thuyết kiến tạo trong dạy học giải toán hình học cho HS giỏi Trên cơ sở vận dụng phối hợp qui trình dạy giải bài tập của G. Polia vào chu trình nhận thức của HS theo quan điểm kiến tạo (Theo Brandt, 1997): Tri thức đã có → Dự đoán → Kiểm nghiệm → (Thất bại) → Thích nghi → Tri thức mới, chúng tôi xây dựng một qui trình dạy học bài tập theo quan điểm kiến tạo cho HS giỏi THCS gồm các bước sau: 10 Quy trình dạy học giải bài tập Hình học theo quan điểm kiến tạo... 2.1.1. Bước 1. Tiếp cận vấn đề (Tương ứng với bước 1 - G. Polia) Trong bước này GV tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động sau đây: - HS sử dụng các kiến thức liên quan đến bài toán để chuyển đổi ngôn ngữ từ lời sang hình vẽ, ngôn ngữ và kí hiệu hình học, từ đó HS vẽ hình và ghi giả thiết và kết luận bài toán. - HS đọc hình vẽ (Nhìn vào hình vẽ nêu giả thiết và kết luận của bài toán). 2.1.2. Bước 2. Trải nghiệm lại tri thức đã biết có liên quan tới bài toán (Tương ứng với bước 2 - G. Polia) Trong bước này GV để HS thực hiện các hoạt động sau đây: 1. HS huy động (một cách chi tiết hơn) những tri thức có liên quan tới bài toán + Những khái niệm, tính chất có mặt trong giả thiết và kết luận. + Bài toán (dạng toán) có liên quan đã biết (nhận dạng bài toán và phương pháp giải). 2. HS phân tích (so sánh, đối chiếu, đặc biệt hóa, tương tự,...) để tiến hành “đồng hóa” nếu bài toán đã cho thuộc dạng đã biết và đã có quy trình giải quyết Nếu hoạt động đồng hóa thành công thì HS tiếp tục thực hiện bước 4, nếu hoạt động đồng hóa chưa thành công thì HS tiếp tục thực hiện bước 3. 2.1.3. Bước 3. Khám phá đường lối giải (Tương ứng với bước 2 - G. Polia) GV tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động sau đây để thúc đẩy quá trình “đồng hóa”, hoặc “điều ứng” những kiến thức đã có (Các hoạt động này luôn đan xen và bổ trợ cho nhau, thứ tự các hoạt động có thể thay đổi tùy thuộc vào bài toán). 1. Sử dụng các phép suy luận xuôi, ngược tiến, ngược lùi Sử dụng các phép suy luận xuôi, ngược tiến, ngược lùi để khai thác giả thiết, phân tích kết luận hoặc biến đổi bài toán. 2. Dự đoán Dự đoán mối quan hệ giữa những đối tượng trong bài toán; ước lượng một số đại lượng trong bài toán; dự đoán con đường nối giữa giả thiết và kết luận của bài toán thông qua các hoạt động quan sát, ước lượng, đo đạc, sử dụng phần mềm hoặc các thao tác trí tuệ tương tự hóa, đặc biệt hóa, khái quát hóa, các phép suy luận xuôi - ngược. 3. Kiểm tra và điều chỉnh các dự đoán Kiểm tra và điều chỉnh các dự đoán bằng các ví dụ, phản ví dụ, hoặc sử dụng phần mềm dạy học, sử dụng phép suy luận xuôi - ngược. 4. Vẽ đường phụ Vẽ đường phụ trong bài toán hình học là một khâu rất quan trọng, nhờ có đường phụ HS có thể nhìn rõ hướng giải bài toán hơn. Trong các hoạt động trên GV lưu ý hướng dẫn HS các thủ thuật vẽ đường phụ. Sau đây là một số hướng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Lý thuyết kiến tạo Dạy học giải bài tập hình học Giải bài tập hình học Qui trình dạy học Học sinh giỏi THCSTài liệu liên quan:
-
13 trang 48 0 0
-
Lý thuyết kiến tạo và việc áp dụng vào quá trình dạy học toán ở trường đại học
5 trang 28 0 0 -
Lý thuyết kiến tạo trong dạy học
3 trang 28 0 0 -
Quan điểm dạy học: Truyền thống và kiến tạo
6 trang 26 0 0 -
giải bài tập hình học 10 nâng cao: phần 2
33 trang 23 0 0 -
giải bài tập hình học 11: phần 1
49 trang 22 0 0 -
giải bài tập hình học 10 nâng cao: phần 1
54 trang 22 0 0 -
Hướng dẫn giải bài tập kỹ thuật điện: Phần 2
56 trang 21 0 0 -
giải bài tập hình học 10: phần 2
77 trang 21 0 0 -
Một số bài toán áp dụng tâm tỷ cự
6 trang 19 0 0