Danh mục

Quỳ Châu thời tiền sử và sơ sử

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 229.80 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quỳ Châu - Nghệ An là một trong những địa bàn cư trú lâu đời và liên tục của con người từ hàng chục vạn năm trước cho đến tận ngày nay. Đó là điều đã được khẳng định dựa vào kết quả nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như: Khảo cổ học, Dân tộc học, Sử học, Cổ nhân - Cổ sinh, Địa lý - Địa chất…
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quỳ Châu thời tiền sử và sơ sử Quỳ Châu thời tiền sử và sơ sửQuỳ Châu - Nghệ An là một trong những địa bàn cư trú lâu đời và liên tục của conngười từ hàng chục vạn năm trước cho đến tận ngày nay. Đó là điều đã đượckhẳng định dựa vào kết quả nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như: Khảo cổhọc, Dân tộc học, Sử học, Cổ nhân - Cổ sinh, Địa lý - Địa chất… trong hơn mộtthế kỷ qua. Quỳ Châu - Nghệ An là một trong những địa bàn cư trú lâu đời và liên tục củacon người từ hàng chục vạn năm trước cho đến tận ngày nay. Đó là điều đã đượckhẳng định dựa vào kết quả nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như: Khảo cổhọc, Dân tộc học, Sử học, Cổ nhân - Cổ sinh, Địa lý - Địa chất… trong hơn mộtthế kỷ qua. 1. Dấu tích con người và các văn hoá khảo cổ Khoảng hơn 3-4 triệu năm trước (thời kỳ thuộc kỷ Đệ Tứ), diện mạo tự nhiêncủa khu vực Đông Nam Á, bao gồm cả khu vực miền núi Nghệ An đã có nhữngchuyển biến tích cực theo chiều hướng có lợi cho quá trình tồn tại và phát triển củahệ sinh thái động vật thuộc “Diện hình động vật Quảng Tây: đười ươi - voi răngkiếm - gấu tre”. Đây là một phức hệ động vật tiêu biểu của quần thể động vật sốngở giai đoạn đầu hậu kỳ Cánh Tân, có niên đại cách ngày nay khoảng từ 14-25 vạnnăm, tồn tại phổ biến ở vùng nhiệt đới từ Vân Nam (Trung Quốc), Việt Nam,Thượng Lào đến Myanma. Hệ sinh thái động vật này được xem như là một sự chỉbáo quan trọng cho việc xác định không gian phát sinh, tồn tại và phát triển củaquá trình tiến hoá từ vượn đến người. Ngay từ thập niên 30 (thế kỷ XX), một số nhà khoa học người Pháp như Xô-ranh (E.Saurin), Ma-đơ-len Cô-la-ni (M. Colani) đã tiến hành khảo sát, thăm dònhiều hang động trong các sơn khối đá vôi vùng Phủ Quỳ - Nghệ An, trong đó cónhững hang động thuộc địa bàn Quỳ Châu như: Thẳm Có Ngụn, Thẳm Quái, ThẳmKé Xăng ở Châu Bính; Thẳm Ồm (Xô-ranh gọi là hang Na Thắm), Tôn Thạt, ThẳmChạng ở Châu Thuận; Thẳm Bua ở Châu Tiến; Thẳm Tung Quèn ở Châu Bình.Những kết quả sưu tập trong các đợt khảo sát này đã được Xô-ranh công bố năm1940 tại Xin-ga-po trong Hội nghị lần thứ III các nhà tiền sử học Viễn Đông vớibản thông báo “Các di chỉ khảo cổ ở Quỳ Châu và Thường Xuân”. Nhưng phảiđến các thập niên 70, 80 (thế kỷ XX) với hàng loạt phát hiện mới của khảo cổ họcthì bức tranh tiền - sơ sử Quỳ Châu mới được nhận thức một cách đầy đủ và rõràng hơn. Trên quốc lộ 48, Km100 nằm đúng giữa đỉnh Pù Pài, chia dốc Pù Pài thành haituyến địa hình: thượng Pù Pài và hạ Pù Pài. Trong những năm 1973, 1975, 1977,các nhà khảo cổ Việt Nam và một số chuyên gia nước ngoài đã tiến hành điều trathu thập các dấu vết cổ sinh, cổ nhân trong hơn 40 hang đ ộng ở cả thượng Pù Pàivà hạ Pù Pài, trong đó có một số hang động đã được chính thức khai quật. Nhờvào khối tư liệu khá phong phú về hoá thạch xương, răng của người và động vật,cùng với các di vật khảo cổ khác như công cụ, vũ khí được chế tác bằng nhữngchất liệu và trình độ kỹ thuật khác nhau mà các nhà khoa học đã xác định đượctính chất, niên đại của các văn hoá khảo cổ thời tiền sử ở Quỳ Châu. 1.1. Di cốt hoá thạch và văn hoá đá cũ ở Thẳm Ồm Phần lớn các di cốt hoá thạch người, động vật ở Thẳm Ồm chủ yếu nằm tronglớp trầm tích màu đỏ. Bộ sưu tập di vật tìm được ở Thẳm Ồm qua các lần thám sátnăm 1973, 1975 và khai quật đợt I năm 1977 gồm có: 1.1.1. Hoá thạch xương răng động vật Hoá thạch xương răng động vật thu được ở Thẳm Ồm có tới hơn 30 loài, gồmcác bộ: Bộ linh trưởng, Bộ có vòi, Bộ guốc ngón chẵn, Bộ guốc ngón lẻ, Bộ ăn thịt,Bộ gặm nhấm, Bộ rùa… Trong đó có những hoá thạch tiêu biểu, rất có giá trị choviệc định hướng nghiên cứu lĩnh vực cổ sinh, cổ nhân như: + Răng đười ươi: tất cả có 74 chiếc, nhưng chỉ có 62 chiếc trong số đó là còn cóthể nghiên cứu được. + Răng tê giác: tất cả có 22 chiếc (năm 1973: 7 chiếc, năm 1975: 6 chiếc, năm1977: 9 chiếc). + Răng gấu tre: 2 chiếc. Qua so sánh kết quả phân tích địa tầng và kết quả giám định hoá thạch xươngrăng động vật ở Thẳm Ồm với hoá thạch xương răng động vật ở Thẳm Khuyên,Thẳm Hai (Lạng Sơn) các nhà khoa học [1] đã rút ra nhận xét: + Mặt nhai răng đười ươi ở Thẳm Ồm nhăn nhiều hơn so với mặt nhai răng hoáthạch đười ươi ở Thẳm Khuyên, Thẳm Hai. Điều này có thể liên quan đến sự chọnlọc phụ thuộc vào chế độ ăn, từ chỗ ăn chuyên hoá một số loại thức ăn ở giai đoạnsớm, chuyển sang ăn nhiều loại thức ăn tạp ở giai đoạn muộn. + Tê giác ở Thẳm Ồm rất giống với các loài tê giác phát hiện được ở miền BắcViệt Nam và miền Nam Trung Quốc. + Niên đại của địa tầng chứa hoá thạch động vật ở Thẳm Ồm cách này naykhoảng từ 14 vạn - 25 vạn năm (đầu hậu kỳ Cánh Tân), muộn hơn niên đại địa tầngchứa hoá thạch động vật ở Thẳm Khuyên, Thẳm Hai. 1.1.2. Hoá thạch răng vượn khổng lồ (Gigantopithecus) Hoá thạch chiếc răng cửa giữa thuộc hàm trên (ký hiệu 75.TO.GL) của loàivượn khổng lồ (Gigantopithecus) tìm được ở Thẳm Ồm là một trong những di vậtđặc biệt hiếm và quý khô ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: