Danh mục

Quy chế pháp lý hành chính của viên chức nhà nước – Phần 1

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 224.12 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 18,000 VND Tải xuống file đầy đủ (21 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khái niệm "viên chức nhà nước"- "con người hành chính" Vấn đề cán bộ là một trong những vấn đề quan trọng, là một yếu tố cơ bản của quản lý nhà nước. Cơ quan nhà nước không thể hình thành và hoạt động nếu không có viên chức nhà nước. Thật vậy. tất cả những hoạt động quản lý để đảm bảo trật tự xã hội sẽ mất đi nếu thiếu "con người hành chính" này. Vì vậy, cán bộ là người quyết định mọi vấn đề trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quy chế pháp lý hành chính của viên chức nhà nước – Phần 1 Quy chế pháp lý hành chính của viên chức nhà nước – Phần 1I. NHỮNG VẤN ÐỀ CHUNG VỀ VIÊN CHỨC NHÀ NƯỚC1. Khái niệm viên chức nhà nước- con người hành chínhVấn đề cán bộ là một trong những vấn đề quan trọng, là một yếu tố cơ bản củaquản lý nhà nước. Cơ quan nhà nước không thể hình thành và hoạt động nếukhông có viên chức nhà nước. Thật vậy. tất cả những hoạt động quản lý để đảmbảo trật tự xã hội sẽ mất đi nếu thiếu con người hành chính này. Vì vậy, cán bộlà người quyết định mọi vấn đề trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.Trong đường lối chính trị của nhà nước ta, Ðảng Cộng sản Việt Nam đã chú ý tớivấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước. Bởi vì hiệu quả của quá trìnhquản lý xã hội tùy thuộc vào việc đào tạo cán bộ và khả năng làm việc của cán bộ.Ðể nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý h ành chính nhà nước thì việc đào tạocho người cán bộ về trình độ học thức và trang bị cho họ những phẩm chất đạođức cách mạng là điều rất quan trọng. Có được đào tạo tốt thì người cán bộ mới đủnăng lực và phẩm chất để phục vụ nhân dân vì nhà nước ta là nhà nước của dân,do dân và vì dân. Ðặc biệt sự cần thiết có một đội ngũ cán bộ công chức đúng tầmvóc để quản lý tốt một nền kinh tế hiện nay là một thử thách và đòi hỏi bức báchđặt ra cho nhà nước ta.Như vậy, viên chức nhà nước là người đóng vai trò to lớn trong hoạt động quản lýcủa nhà nước. Thông qua hoạt động của mình, họ đảm bảo sự lãnh đạo các quátrình sản xuất, xác định hướng phát triển khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất, thựchiện các biện pháp tổ chức ... Viên chức nhà nước là lực lượng nòng cốt quyếtđịnh mọi vấn đề của đất nước.Viên chức nhà nước là những người làm việc trong các cơ quan nhà nước dotuyển dụng, bầu hoặc bổ nhiệm. Viên chức được trao những quyền hạn tương ứngvới một chức vụ nhất định hoặc thực hiện công việc theo sự ủy nhiệm của nh ànước để thực hiện trực tiếp nhiệm vụ và chức năng nhà nước, được trả lương vàcác chế độ phụ cấp khác từ ngân sách nhà nước.2. Ðặc điểmNhư vậy, một người có thể trở thành viên chức nhà nước khi tham gia vào quan hệlao động với nhà nước. Mối quan hệ viên chức- nhà nước gắn liền với các đặcđiểm sau:1. Quan hệ này được hình thành trên cơ sở quyết định tuyển dụng, quyết định bổnhiệm hay quyết định công nhận kết quả bầu cử.2. Quan hệ đó luôn tồn tại hai yếu tố là yếu tố tự nguyện của người lao động vàyếu tố ý chí của nhà nước. Sự đồng ý của người lao động là yếu tố cần thiết, nó làđiều kiện bước đầu để quan hệ phục vụ nhà nước được hình thành. Song, ý chínhà nước mới là yếu tố quyết định cho sự hình thành quan hệ pháp luật giữa haibên. Bởi vì quyền và nghĩa vụ của viên chức nhà nước phát sinh từ khi có quyếtđịnh tuyển dụng, quyết định bổ nhiệm hoặc quyết định công nhận kết quả bầu cửchứ không phải từ khi cá nhân người lao động thể hiện nguyện vọng của mình.3. Hoạt động của viên chức nhà nước ít nhiều mang tính quyền lực nhà nước.+ Hoạt động của họ có thể làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt những quan hệpháp luật cụ thể hoặc tạo điều kiện cần thiết cho sự phát triển, thay đổi, chấm dứtnhững quan hệ ấy.+ Viên chức nhà nước được giao cho những quyền hạn nhất định, những quyềnhạn đó là phương tiện đảm bảo cho viên chức nhà nước hoàn thành nhiệm vụ củamình. Ðồng thời họ cũng phải gánh vác những nghĩa vụ nhất định đối với nhànước. Vì thế, quyền hạn và nghĩa vụ của viên chức nhà nước liên quan chặt chẽvới nhau.+ Lưu ý rằng thẩm quyền của viên chức nằm trong phạm vi quyền hạn và tronggiới hạn công vụ tương ứng.4. Hoạt động của họ không trực tiếp tạo ra của cải vật chất mà xác định hướngphát triển và bảo đảm sự lãnh đạo nhà nước đối với các quá trình sản xuất. Nghĩalà họ có những hình thức và phương pháp hoạt động riêng, khác hẳn với hoạt độngcủa công nhân.5. Chịu sự thay đổi, điều động công tác và chấm dứt quan hệ theo sự điều độngcủa nhà nước trên cơ sở pháp luật. Người lao động không có quyền đòi hỏi nhànước phải trao cho mình một chức vụ hoặc cho quyền tiến hành những hoạt độngnhất định nhằm thực hiện một chức vụ nào đó thuộc về nhà nước. Nhà nước, cụthể là các cơ quan có thẩm quyền có quyền thay đổi, điều động công tác hoặcchấm dứt quan hệ pháp luật lao động với viên chức nhà nước nếu lợi ích nhà nướcđòi hỏi nhưng phải tuân theo các trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.3. Phân loại viên chức nhà nướcLà sự phân chia viên chức nhà nước ra thành các loại, các hạng ngạch khác nhautheo những tiêu chuẩn nhất định.Có nhiều căn cứ để phân loại viên chức nhà nước. Tuy nhiên, hiện nay người taphân loại dựa vào ba căn cứ sau:- Căn cứ vào tính chất công việc.- Căn cứ vào đặc điểm pháp lý của công việc.- Căn cứ vào sự phân công lao động và đặc tính lao động của viên chức.Trong đó căn cứ quan trọng nhất là căn cứ vào tính chất công việc, bởi vì căn cứn ...

Tài liệu được xem nhiều: