Trách nhiệm pháp lý của viên chức nhà nước trong trong hoạt động công vụa) Quan niệm về trách nhiệm pháp lý của viên chức Một đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền là giữa Nhà nước và cá nhân công dân có trách nhiệm qua lại. Viên chức Nhà nước vì vậy, có trách nhiệm trước nhân dân về mọi quyết định và hành vi hành chính của mình.Trách nhiệm viên chức được xem xét dưới hai bình diện khác nhau: trách nhiệm tích cực (chủ động) và trách nhiệm tiêu cực (bị động). ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quy chế pháp lý hành chính của viên chức nhà nước – Phần 2 Quy chế pháp lý hành chính của viên chức nhà nước – Phần 25. Trách nhiệm pháp lý của viên chức nhà nước trong trong hoạt động côngvụa) Quan niệm về trách nhiệm pháp lý của viên chứcMột đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền là giữa Nhà nước và cá nhân côngdân có trách nhiệm qua lại. Viên chức Nhà nước vì vậy, có trách nhiệm trước nhândân về mọi quyết định và hành vi hành chính c ủa mình.Trách nhiệm viên chức được xem xét dưới hai bình diện khác nhau: trách nhiệmtích cực (chủ động) và trách nhiệm tiêu cực (bị động).Trách nhiệm chủ độngTrách nhiệm chủ động là trách nhiệm, bổn phận, nghĩa vụ của viên chức, phảithực hiện trước nhà nước, trước nhân dân trên cơ sở qui định của pháp luật vàcác nguyên tắc của quản lý hành chính nhà nước.Bản chất Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Tuy nhiên, Nhànước cần làm những gì mà công dân không thể thực hiện được, nhằm đáp ứng, bảođảm sự ổn định phát triển xã hội. Chẳng hạn như: bảo vệ trật tự trị an, an toàn xãhội, hoạch định chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, giaothông - vận tải, an ninh - quốc phòng... và thực hiện các dịch vụ hành chính. Tráchnhiệm của Nhà nước cũng chính là trách nhiệm của các nhà chính trị, các cán bộquản lý, viên chức. Khi không thực hiện các nghĩa vụ, bổn phận của mình, họ phảichịu trách nhiệm chính trị, trách nhiệm đạo đức trước nhân dân, cộng đồng xã hội.Hoạt động công vụ do các viên chức Nhà nước thực hiện khác với các lao động x ãhội khác, mang tính quyền lực Nhà nước, bắt nguồn từ quyền lực công, hoặc phụcvụ cho việc ban hành các quyết định quản lý Nhà nước, đáp ứng các dịch vụ củadân. Nó tác động tới mọi mặt đời sống xã hội, trực tiếp hay gián tiếp động chạmtới quyền, tự do, lợi ích công dân, hay cả cộng đồng. Khi thực th i công vụ, viênchức phải lấy lợi ích của công dân, nhà nước, xã hội làm mục tiêu, căn cứ, tiêuchuẩn cho hành vi của mình.Ðể thực hiện công vụ, viên chức được trao những quyền hạn nhất định tương ứngvới chức vụ do họ đảm nhiệm. Những quyền hạn của họ l à phương tiện công vụ,tuy nhiên chức vụ không là đặc quyền của viên chức. ở khía cạnh tích cực, viênchức Nhà nước có những nghĩa vụ sau:- Giữ gìn kỷ luật cơ quan, kỷ luật Nhà nước, tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnhpháp luật.- Hoàn thành và chịu trách nhiệm cá nhân về chất lượng, khối lượng công việc củamình, nâng cao hiệu quả công vụ.- Bảo vệ công sản Nhà nước, tiết kiệm, chống lãng phí.- Giữ gìn bí mật công vụ, bí mật Nhà nước.- Ðấu tranh chống mọi biểu hiện vi phạm kỷ luật, pháp luật trong bộ máy Nhànước và ngoài xã hội.- Chống mọi căn bệnh thường xảy ra của nền hành chính, tệ quan liêu, cửa quyền,vô trách nhiệm, thờ ơ né tránh công việc, tham nhũng, bè phái....- Không được từ chối thực hiện các dịch vụ hành chính đối với công dân, cơ quan,tổ chức mà không có căn cứ pháp lý.- Không thực hiện những hoạt động mà pháp luật cấm thực hiện (công chức, thẩmphán không được lập doanh nghiệp...)Tóm lại, ở khía cạnh tích cực, trách nhiệm của viên chức là yếu tố nội tâm, bêntrong, thái độ, tình cảm của họ đối với hoạt động công vụ.Ðể nâng cao ý thức trách nhiệm trong công vụ của viên chức, cần tăng cường côngtác giáo dục chính trị, trao đổi, nâng cao trình độ văn hoá, pháp lý đối với họ, đồngthời hoàn thiện pháp luật về công vụ, viên chức, công chức.* Trách nhiệm thụ độngKhi các cơ quan Nhà nước, viên chức không thực hiện trách nhiệm tích cực, viphạm pháp luật gây thiệt hại cho công dân, tổ chức x ã hội, tổ chức kinh tế, họbước vào một quan hệ pháp luật mới và phải chịu những hậu quả bất lợi nhất địnhvề vật chất hoặc tinh thần. Ơớ khía cạnh thụ động trách nhiệm công vụ là sự phảnứng của Nhà nước, cơ quan Nhà nước đối với cá nhân viên chức khi thực hiện mộthành vi trong quá trình thực thi công vụ trái pháp luật, hoặc quyết định của cơquan cấp trên gây thiệt hại, xâm phạm tới quyền, tự do, lợi ích hợp pháp của côngdân. Trách nhiệm thụ động thể hiện ở việc phải chịu áp dụng các chế t ài pháp luậttương ứng mà hậu quả là cơ quan, cá nhân viên chức gánh chịu những hậu quảbất lợi, thiệt hại về vật chất, tinh thần do Toà hành chính có thẩm quyền thực hiện.Tài phán hành chính là một chế định dựa trên cơ sở chế độ trách nhiệm của Nh ànước trước công dân, có loại trừ chế độ đặc quyền, miễn trừ trách nhiệm của Nh ànước trong các quyết định của mình trong phạm vi trách nhiệm công vụ của viênchức nhà nước.Tài phán hành chính là một hoạt động mang tính quyền lực Nhà nước do cơ quanNhà nước có thẩm quyền thực hiện, phán xét những khiếu kiện của công dân, tổchức kinh tế, tổ chức xã hội đối với cơ quan hành chính đã có những quyết định,hoặc hành vi mà công dân cho là trái pháp luật hoặc xâm phạm tới quyền, tự do lợiích hợp pháp của họ.Hoạt động xét xử của Toà án hành chính nhằm bảo vệ ...