Qui chế này quy định về công tác thi đua khen thưởng của Tổng công ty cổ phần Vinaconex bao gồm nội dung thi đua, tổ chức phong trào thi đua, tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua; các hình thức, đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng; thủ tục, hồ sơ đề nghị khen thưởng; nguồn kinh phí thi đua, khen thưởng; quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tập thể được khen thưởng; hành vi vi phạm, xử lý hành vi vi phạm; khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi đua, khen thưởng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quy chế thi đua khen thưởng - Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam
BỘ XÂY DỰNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
______________ ________________
QUY CHẾ
THI ĐUA KHEN THƯỞNG CỦA
TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM
(VINACONEX)
(Kèm theo Quyết định số /2010/QĐ-VP ngày tháng năm 2010
của Hội đồng quản trị Tổng Công ty cổ phần Vinaconex)
CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
1.1 Qui chế này quy định về công tác thi đua khen thưởng của Tổng công ty cổ phần Vinaconex
bao gồm nội dung thi đua, tổ chức phong trào thi đua, tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua; các
hình thức, đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng; thủ tục, hồ sơ đề nghị khen thưởng; nguồn
kinh phí thi đua, khen thưởng; quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tập thể được khen thưởng;
hành vi vi phạm, xử lý hành vi vi phạm; khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo về
thi đua, khen thưởng.
1.2 Qui chế này áp dụng đối với các cá nhân và tập thể của:
a) Tổng công ty (công ty mẹ);
b) Các đơn vị thành viên của Tổng công ty (bao gồm cả các đơn vị phụ thuộc, công ty
thành viên của đơn vị thành viên Tổng công ty);
c) Các công ty liên kết của Tổng công ty mà Tổng công ty nắm giữ từ 35% vốn điều lệ
trở lên;
d) Các Ban chức năng của Tổng công ty;
đ) Các công trình, dự án, đồ án, các hoạt động khác của Tổng công ty và của các đơn vị
thành viên, công ty liên kết và đơn vị phụ thuộc của Tổng công ty;
CHƯƠNG 2
NGUYÊN TẮC, HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG THI ĐUA KHEN THƯỞNG
Điều 2. Nguyên tắc Thi đua - Khen thưởng
2.1 Nguyên tắc thi đua: Công tác thi đua phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, tự giác, công
khai, đảm bảo tinh thần đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.
2.2 Việc xét tặng các danh hiệu thi đua phải căn cứ vào kết quả các phong trào thi đua, thành
tích của các cá nhân, tập thể trong công tác lao động sản xuất. Đối với khen thưởng thường
xuyên, mọi cá nhân, tập thể tham gia các phong trào thi đua phải đăng ký thi đua. Cá nhân,
tập thể không đăng ký thi đua sẽ không được xét tặng các danh hiệu thi đua. Các đơn vị
gửi bản đăng ký thi đua về Văn phòng Tổng công ty trước ngày 10 tháng 02 hàng năm để
Văn phòng Tổng công ty tổng hợp và đăng ký với Ban thi đua Bộ Xây dựng.
Trang 1/16
Ghi chú: Hàng năm các danh hiệu thi đua phải được đăng ký gồm các hình thức và danh
hiệu sau:
- Cờ thi đua Chính phủ; Chiến sỹ thi đua toàn quốc; Cờ thi đua Bộ Xây dựng;
- Bằng khen Chính phủ; Huân chương Lao động; Anh hùng Lao động;
2.3 Nguyên tắc khen thưởng: Công tác khen thưởng phải đảm bảo:
a) Công khai, chính xác, công bằng, kịp thời.
b) Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng;
c) Bảo đảm thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng;
d) Kết hợp chặt chẽ động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất.
2.4 Khen thưởng phải đảm bảo thành tích đến đâu, khen thưởng đến đó, không nhất thiết phải
theo trình tự có hình thức khen thưởng mức thấp rồi mới được khen thưởng mức cao hơn;
Thành tích đạt được trong điều kiện, hoàn cảnh khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng rộng thì
được xem xét đề nghị khen thưởng với mức cao hơn; Chú trọng khen thưởng cá nhân, tập
thể nhỏ và những người trực tiếp thừa hành nhiệm vụ.
Điều 3. Hình thức tổ chức và nội dung phong trào thi đua
3.1 Hình thức tổ chức phong trào thi đua: Thi đua được tổ chức dưới hình thức thi đua
thường xuyên hoặc thi đua theo đợt để thực hiện những mục tiêu, chỉ tiêu đề ra tùy theo
từng trường hợp cụ thể theo quy định của thủ trưởng đơn vị.
3.2 Nội dung tổ chức phong trào thi đua:
a) Đối với mỗi phong trào thi đua, đơn vị phát động phải xác định rõ mục tiêu, phạm vi,
đối tượng thi đua, trên cơ sở đó xây dựng các chỉ tiêu và nội dung thi đua cụ thể. Việc
xác định nội dung và chỉ tiêu thi đua phải khoa học, phù hợp với thực tiễn của từng
đơn vị và có tính khả thi cao.
b) Các đơn vị tùy theo điều kiện cụ thể có hình thức tổ chức phát động thi đua phù hợp,
coi trọng việc tuyên truyền ý nghĩa của đợt thi đua, phát huy tinh thần trách nhiệm, ý
thức tự giác của từng cán bộ CNVC và người lao động, đa dạng hoá các hình thức
phát động thi đua; Chống mọi biểu hiện phô trương, hình thức trong thi đua.
c) Các đơn vị tùy theo điều kiện cụ thể có kế hoạch triển khai các biện pháp tổ chức thực
hiện thi đua, theo dõi quá trình tổ chức thi đua, tổ chức chỉ đạo điểm để rút kinh
nghiệm và phổ biến kinh nghiệm làm tốt cho các đối tượng tham gia thi đua.
Điều 4. Những việc không được làm
Nghiêm cấm các hành vi sau đây trong công tác thi đua khen thưởng:
4.1 Tổ chức thi đua, khen thưởng trái với chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định
của Tổng công ty; lợi dụng thi đua, khen thưởng để vụ lợi;
4.2 Cản trở hoặc ép buộc tham gia các phong trào thi đua;
4.3 Kê khai gian dối, làm giả hồ sơ, xác nhận, đề nghị sai trong thi đua, khen thưởng;
4.4 Lạm dụng chức vụ, quyền hạn để đề nghị, quyết định khen thưởng trái pháp luật, các quy
định của Tổng công ty;
4.5 Lãng phí tài sản của Tổng công ty và của các đơn vị trong thi đua, khen thưởng.
Điều 5. Trách ...