Quy hoạch môi trường đô thị Việt Nam: Kinh nghiệm và bài học từ các dự án tài trợ nhỏ
Số trang: 26
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.78 MB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Quy hoạch môi trường đô thị Việt Nam về Kinh nghiệm và bài học từ các dự án tài trợ nhỏ trình bày về: thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải và nâng chất cây xanh, dự án thiết kế, cải thiện chất lượng môi trường,... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm chi tiết nội dung.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quy hoạch môi trường đô thị Việt Nam: Kinh nghiệm và bài học từ các dự án tài trợ nhỏ Chương trình Quy hoạch Môi trường Đô thị Việt Nam Kinh nghiệm và bài học từ các Dự án tài trợ nhỏ GIỚI THIỆU Chương trình Quy hoạch Môi trường Đô thị Việt Nam là chương trình hợp tác giữa giữa Cộng đồng Châu Âu và Chính phủ Việt Nam với mục tiêu tổng thể là cải thiện chất lượng quy hoạch đô thị góp phần cải thiện điều kiện môi trường ở các đô thị cấp tỉnh tại Việt Nam. Chương trình được thực hiện qua 4 năm (2005-2009) ở ba hợp phần chính là Hợp phần Dự án tài trợ nhỏ (DATTN), Hợp phần Nâng cao năng lực và Đào tạo (NCNL&ĐT), và Hợp phần Kết nối đô thị và Tăng cường thể chế (KNĐT&TCTC). Hợp phần DATTN nhằm tạo cơ hội nâng cao nhận thức và năng lực quy hoạch địa phương cho các thành phố và đô thị cấp tỉnh ở Vùng Đồng Bằng sông Cửu Long để tìm các giải pháp bền vững cho các vấn đề môi trường đô thị nhằm mang lợi trực tiếp cho các cộng đồng địa phương, đặc biệt là các nhóm hộ nghèo. Khoản tài trợ 2,9 triệu ơ-rô dành cho các dự án địa phương dựa trên những sáng kiến, mô hình triển vọng và sự đa dạng về môi trường. Các Ban liên hiệp (gồm các đơn vị chính quyền đô thị, các cơ quan ban ngành, các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp) đề xuất tài trợ các DATTN thông qua quá trình Kêu gọi đề xuất và hai vòng lựa chọn cạnh tranh. Sau chuyến đi giới thiệu việc Kêu gọi đề xuất DATTN dành cho các đơn vị hợp lệ ở tất cả các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong khoảng thời gian từ tháng 10/2005 – 02/2006, Vòng 1 Kêu gọi đề xuất được khởi động qua Hội thảo đối tác quốc gia vào ngày 25/12/2006 tại Cần Thơ để kêu gọi các tỉnh nộp đăng ký tóm tắt. Đến tháng 5/2006 có 32 dự án tóm tắt gửi tới Văn phòng Dự án (VPDA) và Ban thẩm định đã lựa chọn 16 dự án vào vòng 2 để đề xuất dự án chi tiết trong khoảng thời gian từ tháng 6-8/2006. Vào tháng 11/2006, 10 dự án tốt nhất được chọn dựa trên các tiêu chí lựa chọn và được Ban chỉ đạo Bộ Xây dựng và Phái đoàn Ủy ban Châu Âu phê duyệt tài trợ. Sau khi ký kết các hợp đồng tài trợ này, các Ban liên hiệp địa phương đã chịu trách nhiệm triển khai các DATTN trong giai đoạn từ tháng 12/2006 đến tháng 3/2009 theo cơ chế phân quyền hậu kiểm. Văn phòng Dự án đóng vai trò là cơ quan chủ hợp đồng và hỗ trợ quá trình triển khai các DATTN. Mặc dù hầu hết các DATTN mang các chủ đề hỗn hợp nhưng có thể phân theo 3 loại chủ đề chính. Bốn DATTN (Hậu Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long và Cà Mau) tập trung vào nâng cấp đô thị (đường, thoát nước, vệ sinh, và nhà ở). Ba dự án khác (Kiên Giang, Long An và Cao Lãnh) về quản lý chất thải rắn. Hai dự án Cần Thơ và An Giang là về quản lý chất thải và cây xanh đô thị. DATTN Trà Vinh chỉ tập trung vào phủ xanh đô thị. Trên cơ sở mục tiêu của Chương trình, đặc trưng của các DATTN (xét về tính chất, nội dung và bối cảnh) và hiện trạng quy hoạch môi trường đô thị ban đầu ở Hợp đồng tài trợ, VPDA đã chuẩn bị và tổ chức các đợt đào tạo cho các thành viên Ban liên hiệp để họ giải quyết các vấn đề chung (quy hoạch và quản lý dự án, sự tham gia của cộng đồng, tài chính và hành chính), và các chủ đề kỹ thuật (thoát nước và vệ sinh, quản lý chất thải rắn, và phủ xanh đô thị) trong các Kế hoạch hoạt động năm. Sau đó, tất cả các chuyến công tác tư vấn và các ghi chép kỹ thuật được ghi lại thành cuốn sổ tay thực hiện DATTN để hỗ trợ các Ban liên hiệp DATTN trong công tác vận hành hàng ngày. Giai đoạn từ 10/2005 đến tháng 3/2009 là cả một giai đoạn thực sự sôi động từ lúc khởi đầu, xây dựng cho đến khi thực hiện các DATTN nhằm cải thiện hiện trạng môi trường ở các thành phố thuộc tỉnh. Nắm bắt cơ hội từ các chuyến đi hướng dẫn lộ trình và Kêu gọi đề xuất, các Ban liên hiệp DATTN gồm các tổ chức địa phương đã tích cực tham gia và gửi đề xuất tới VPDA. Trong giai đoạn nộp đề xuất từ tháng 2/2006 đến tháng 12/2006, từ tổng số 32 đăng ký tóm tắt đã có 10 DATTN tốt nhất được chọn cấp tài trợ (khoảng 300.000 ơ rô cho một dự án) và đã đi vào thực hiện đến cuối tháng 3/2009. Để biết thêm thông tin, xin vui lòng truy cập vào trang web: www.uepp.org, www.acvn.vn, hoặc email info@uepp.org 1 Chương trình Quy hoạch Môi trường Đô thị Việt Nam Kinh nghiệm và bài học từ các Dự án tài trợ nhỏ Cho đến nay, tất cả các Ban liên hiệp đã hoàn thành các mục tiêu dự án và đảm bảo đóng góp nhiều tiền mặt và vật chất. Ban liên hiệp An Giang đã lắp đặt hệ thống thu gom rác 10 tấn/ngày, cùng với các cây xanh được chăm tưới và 12.000 cây trồng mới trong khu vực du lịch núi Sam ở thị xã Châu Đốc. Ban liên hiệp Cà Mau đã thiết kế dự án, huy động cư dân địa phương và phục hồi lại khu phố và khu ven sông của 128 hộ gia đình, trở thành mô hình cho thành phố đi vào nâng cấp tất cả các khúc sông trong thành phố. Ban liên hiệp Cần Thơ vận động quần chúng, cung cấp các công cụ truyền thông và sách báo, trồng mới cây xanh các khu chợ, trường học, khu dân cư tại 13 phường thuộc huyện Ninh Kiều, cùng với mô hình nhỏ về quản lý chất thải rắn cho 400 hộ gia đình khu vực 8, phường An Bình. Ban liên hiệp Đồng Tháp đã huy động 2.200 hộ gia đình thuộc phường 2 phân loại đúng 65% lượng rác, ủ phân vi sinh 5 tấn rác và hỗ trợ 75 hộ gia đình xây dựng nhà vệ sinh. Ban liên hiệp tỉnh Hậu Giang thành công khắc phục các kênh ô nhiễm, xây dựng nhà vệ sinh trường học cho các khu 4 và 5, phường 4, thị xã Vị Thanh. Ban liên hiệp Kiên Giang đã xây dựng mô hình quản lý chất thải rắn tại phường Vĩnh Bảo với việc phân loại đúng 45% lượng rác và ủ 8 tấn phân vi sinh/ngày. Ban liên hiệp Long An đã xây dựng mô hình nhỏ về quản lý chất thải rắn cho các hộ gia đình ở phường 1 để thực hiện phân loại, thu gom và ủ 3 tấn rác/ngày tạ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quy hoạch môi trường đô thị Việt Nam: Kinh nghiệm và bài học từ các dự án tài trợ nhỏ Chương trình Quy hoạch Môi trường Đô thị Việt Nam Kinh nghiệm và bài học từ các Dự án tài trợ nhỏ GIỚI THIỆU Chương trình Quy hoạch Môi trường Đô thị Việt Nam là chương trình hợp tác giữa giữa Cộng đồng Châu Âu và Chính phủ Việt Nam với mục tiêu tổng thể là cải thiện chất lượng quy hoạch đô thị góp phần cải thiện điều kiện môi trường ở các đô thị cấp tỉnh tại Việt Nam. Chương trình được thực hiện qua 4 năm (2005-2009) ở ba hợp phần chính là Hợp phần Dự án tài trợ nhỏ (DATTN), Hợp phần Nâng cao năng lực và Đào tạo (NCNL&ĐT), và Hợp phần Kết nối đô thị và Tăng cường thể chế (KNĐT&TCTC). Hợp phần DATTN nhằm tạo cơ hội nâng cao nhận thức và năng lực quy hoạch địa phương cho các thành phố và đô thị cấp tỉnh ở Vùng Đồng Bằng sông Cửu Long để tìm các giải pháp bền vững cho các vấn đề môi trường đô thị nhằm mang lợi trực tiếp cho các cộng đồng địa phương, đặc biệt là các nhóm hộ nghèo. Khoản tài trợ 2,9 triệu ơ-rô dành cho các dự án địa phương dựa trên những sáng kiến, mô hình triển vọng và sự đa dạng về môi trường. Các Ban liên hiệp (gồm các đơn vị chính quyền đô thị, các cơ quan ban ngành, các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp) đề xuất tài trợ các DATTN thông qua quá trình Kêu gọi đề xuất và hai vòng lựa chọn cạnh tranh. Sau chuyến đi giới thiệu việc Kêu gọi đề xuất DATTN dành cho các đơn vị hợp lệ ở tất cả các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong khoảng thời gian từ tháng 10/2005 – 02/2006, Vòng 1 Kêu gọi đề xuất được khởi động qua Hội thảo đối tác quốc gia vào ngày 25/12/2006 tại Cần Thơ để kêu gọi các tỉnh nộp đăng ký tóm tắt. Đến tháng 5/2006 có 32 dự án tóm tắt gửi tới Văn phòng Dự án (VPDA) và Ban thẩm định đã lựa chọn 16 dự án vào vòng 2 để đề xuất dự án chi tiết trong khoảng thời gian từ tháng 6-8/2006. Vào tháng 11/2006, 10 dự án tốt nhất được chọn dựa trên các tiêu chí lựa chọn và được Ban chỉ đạo Bộ Xây dựng và Phái đoàn Ủy ban Châu Âu phê duyệt tài trợ. Sau khi ký kết các hợp đồng tài trợ này, các Ban liên hiệp địa phương đã chịu trách nhiệm triển khai các DATTN trong giai đoạn từ tháng 12/2006 đến tháng 3/2009 theo cơ chế phân quyền hậu kiểm. Văn phòng Dự án đóng vai trò là cơ quan chủ hợp đồng và hỗ trợ quá trình triển khai các DATTN. Mặc dù hầu hết các DATTN mang các chủ đề hỗn hợp nhưng có thể phân theo 3 loại chủ đề chính. Bốn DATTN (Hậu Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long và Cà Mau) tập trung vào nâng cấp đô thị (đường, thoát nước, vệ sinh, và nhà ở). Ba dự án khác (Kiên Giang, Long An và Cao Lãnh) về quản lý chất thải rắn. Hai dự án Cần Thơ và An Giang là về quản lý chất thải và cây xanh đô thị. DATTN Trà Vinh chỉ tập trung vào phủ xanh đô thị. Trên cơ sở mục tiêu của Chương trình, đặc trưng của các DATTN (xét về tính chất, nội dung và bối cảnh) và hiện trạng quy hoạch môi trường đô thị ban đầu ở Hợp đồng tài trợ, VPDA đã chuẩn bị và tổ chức các đợt đào tạo cho các thành viên Ban liên hiệp để họ giải quyết các vấn đề chung (quy hoạch và quản lý dự án, sự tham gia của cộng đồng, tài chính và hành chính), và các chủ đề kỹ thuật (thoát nước và vệ sinh, quản lý chất thải rắn, và phủ xanh đô thị) trong các Kế hoạch hoạt động năm. Sau đó, tất cả các chuyến công tác tư vấn và các ghi chép kỹ thuật được ghi lại thành cuốn sổ tay thực hiện DATTN để hỗ trợ các Ban liên hiệp DATTN trong công tác vận hành hàng ngày. Giai đoạn từ 10/2005 đến tháng 3/2009 là cả một giai đoạn thực sự sôi động từ lúc khởi đầu, xây dựng cho đến khi thực hiện các DATTN nhằm cải thiện hiện trạng môi trường ở các thành phố thuộc tỉnh. Nắm bắt cơ hội từ các chuyến đi hướng dẫn lộ trình và Kêu gọi đề xuất, các Ban liên hiệp DATTN gồm các tổ chức địa phương đã tích cực tham gia và gửi đề xuất tới VPDA. Trong giai đoạn nộp đề xuất từ tháng 2/2006 đến tháng 12/2006, từ tổng số 32 đăng ký tóm tắt đã có 10 DATTN tốt nhất được chọn cấp tài trợ (khoảng 300.000 ơ rô cho một dự án) và đã đi vào thực hiện đến cuối tháng 3/2009. Để biết thêm thông tin, xin vui lòng truy cập vào trang web: www.uepp.org, www.acvn.vn, hoặc email info@uepp.org 1 Chương trình Quy hoạch Môi trường Đô thị Việt Nam Kinh nghiệm và bài học từ các Dự án tài trợ nhỏ Cho đến nay, tất cả các Ban liên hiệp đã hoàn thành các mục tiêu dự án và đảm bảo đóng góp nhiều tiền mặt và vật chất. Ban liên hiệp An Giang đã lắp đặt hệ thống thu gom rác 10 tấn/ngày, cùng với các cây xanh được chăm tưới và 12.000 cây trồng mới trong khu vực du lịch núi Sam ở thị xã Châu Đốc. Ban liên hiệp Cà Mau đã thiết kế dự án, huy động cư dân địa phương và phục hồi lại khu phố và khu ven sông của 128 hộ gia đình, trở thành mô hình cho thành phố đi vào nâng cấp tất cả các khúc sông trong thành phố. Ban liên hiệp Cần Thơ vận động quần chúng, cung cấp các công cụ truyền thông và sách báo, trồng mới cây xanh các khu chợ, trường học, khu dân cư tại 13 phường thuộc huyện Ninh Kiều, cùng với mô hình nhỏ về quản lý chất thải rắn cho 400 hộ gia đình khu vực 8, phường An Bình. Ban liên hiệp Đồng Tháp đã huy động 2.200 hộ gia đình thuộc phường 2 phân loại đúng 65% lượng rác, ủ phân vi sinh 5 tấn rác và hỗ trợ 75 hộ gia đình xây dựng nhà vệ sinh. Ban liên hiệp tỉnh Hậu Giang thành công khắc phục các kênh ô nhiễm, xây dựng nhà vệ sinh trường học cho các khu 4 và 5, phường 4, thị xã Vị Thanh. Ban liên hiệp Kiên Giang đã xây dựng mô hình quản lý chất thải rắn tại phường Vĩnh Bảo với việc phân loại đúng 45% lượng rác và ủ 8 tấn phân vi sinh/ngày. Ban liên hiệp Long An đã xây dựng mô hình nhỏ về quản lý chất thải rắn cho các hộ gia đình ở phường 1 để thực hiện phân loại, thu gom và ủ 3 tấn rác/ngày tạ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Quy hoạch môi trường đô thị Việt Nam Kế hoạch nâng cấp đô thị Quản lý chất thải rắn Môi trường đô thị Phân loại rác thải Quy hoạch đô thị Việt NamGợi ý tài liệu liên quan:
-
Báo cáo thực tập : Quản lý chất thải rắn
37 trang 175 1 0 -
Giáo trình Quản lý và xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại: Phần 1
198 trang 143 0 0 -
13 trang 138 0 0
-
Giáo trình Kiểm toán môi trường: Phần 1 - Võ Đình Long
173 trang 71 0 0 -
50 trang 66 0 0
-
Giáo trình Quản lý và xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại: Phần 2
65 trang 48 0 0 -
11 trang 45 0 0
-
71 trang 37 0 0
-
Luận văn: Quản lý chất thải rắn tại Citenco đến năm 2020
0 trang 34 1 0 -
Giáo trình Quản lý và xử lý chất thải rắn: Phần 2 – PGD.TS Nguyễn Văn Phước
190 trang 33 0 0