Danh mục

Quy hoạch sử dụng đất và tích hợp quy hoạch sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh theo Luật quy hoạch

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 186.01 KB      Lượt xem: 48      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luật Quy hoạch và Luật bổ sung, sửa đổi một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ra đời, các quy định về quy hoạch sử dụng đất có những sự điều chỉnh nhất định trong đó có nội dung tích hợp nội dung quy hoạch sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh. Vậy những thay đổi, điều chỉnh đó như thế nào, việc tích hợp nội dung quy hoạch sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh ra sao sẽ là nội dung chính của bài viết này. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài viết!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quy hoạch sử dụng đất và tích hợp quy hoạch sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh theo Luật quy hoạch QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TÍCH HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TRONG QUY HOẠCH TỈNH THEO LUẬT QUY HOẠCH PGS.TS Nguyễn Thế Phán Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Quy hoạch sử dụng đất là tổng thể các biện pháp kinh tế, kỹ thuật, pháp lý… nhằm bố trí về mặt không gian đất đai sao cho việc sử dụng đất đai đầy đủ, tiết kiệm, bền vững và có hiệu quả nhất. Đây là nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước về đất đai và đã được cụ thể hoá trong Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đi 2014. Tuy nhiên, Luật Quy hoạch và Luật bổ sung, sửa đổi một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ra đời, các quy định về quy hoạch sử dụng đất có những sự điều chỉnh nhất địnhm trong đó có nội dung tích hợp nội dung quy hoạch sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh. Vậy những thay đổi, điều chỉnh đó như thế nào, việc tích hợp nôpị dung quy hoạch sử dụng đất trong quy hoạch tỉnh ra sao sẽ là nội dung chính của bài viết này. Từ khoá: Quy hoạch sử dụng đất, tích hợp, Luật Quy hoạch, Luật sửa đổi bổ sung, Luật Đất đai, Nghị định số 37, phương án, phân bổ, khoanh vùng… Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định. Quy hoạch sử dụng đất có ý nghĩa hết sức quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như của từng vùng, từng địa phương. Quy hoạch sử dụng đất là căn cứ quan trọng để xây dựng các kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu và kỳ cuối của kỳ quy hoạch, là cơ sở của kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Quy hoạch sử dụng đất đai là căn cứ để thực hiện việc quan lý Nhà nước trên địa bàn quy hoạch; góp phần sử dụng đầy đủ, tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả và bền vững đất đai. Quy hoạch sử dụng đất tạo ra sự ổn định về mặt pháp lý, làm cơ sở cho việc giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh lương thực và thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chính vì vậy mà quy hoạch sử dụng đất luôn được coi trọng và luôn là một trong các nội dung Quản lý nhà nước về đất đai. Điều 9 - Luật Đất đai 1987 quy định quản lý nhà nước về đất đai có 7 nội dung, trong đó có nội dung “Quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất đai”. Quy định này vẫn được giữ tại các Luật Đất đai 1993, Luật Đất đai sửa đổi 1998 và Luật Đất đai 2001. Luật Đất đai 2003 có sự thay đổi, quy định quản lý nhà nước về đất đai bao gồm 13 nội dung, trong đó có nội dung: Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Đến Luật Đất đai 2013, quản lý nhà nước, bao gồm 15 nội dung, trong đó vẫn giữ nội dung: Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Tuy nhiên, sự thay đổi từ ngữ, thêm từ “quản lý” từ Luật đất đai 2003 đến nay đã thể hiện nội dung này một cách đầy đủ hơn. 405 Luật Quy hoạch có hiệu lực từ ngày 1/1/2019 có sự thay đổi đáng kể về quy hoạch, trong đó có sự thay đổi về quản lý quy hoạch sử dụng đất. Luật số 35/2018/QH14 về sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch có sự thay đổi, điều chỉnh và bổ sung về quy hoạch sử dụng đất. Những thay đổi, bổ sung cơ bản là: Thứ nhất, về thuật ngữ: Luật Quy hoạch không sử dụng thuật ngữ “quản lý quy hoạch” mà thay vào đó là “hoạt động quy hoạch”. Hoạt động quy hoạch bao gồm việc tổ chức lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh quy hoạch. Thứ hai, về nguyên tắc quy hoạch sử dụng đất: Luật Đất đai 2013 đưa ra 8 nguyên tắc, nhưng nay chỉnh sửa chỉ còn 6 nguyên tắc, ngắn gọn hơn và nhấn mạnh hơn đến bảo vệ nghiêm ngặt đất chuyên trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng và vài thay đổi cho phù hợp với hệ thống quy hoạch sử dụng đất theo quy định của Luật Quy hoạch (không còn quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh): quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã, nội dung phân bổ và sử dụng đất trong quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch sử dụng đất quốc gia. Thứ ba, về hệ thống quy hoạch sử dụng đất: Chỉ còn 4 loại quy hoạch sử dụng đất, bỏ quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và thay vào đó, quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh sẽ được tích hợp vào quy hoạch tỉnh với nội dung: Phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện. Thứ tư, về thời gian của kỳ quy hoạch: Thời gian của kỳ quy hoạch vẫn là 10 năm, nhưng Luật Quy hoạch đưa thêm tầm nhìn quy hoạch quốc gia là 30-50 năm, còn quy hoạch tỉnh là 20-30 năm. Đây chính là điểm mới của Luật Quy hoạch. Điều này có ý nghĩa thiết thực và phù hợp hơn với hệ thống quy hoạch. Thứ năm, về căn cứ lập quy hoạch: Luật Đất đai đưa ra các căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất một cách rất cụ thể cho từng cấp quy hoạch (quy hoạch sử dụng đất quốc gia có 5 căn cứ; cấp tỉnh và cấp huyện có 7 căn cứ), trong đó có những căn cứ về định mức sử dụng đất, tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong sử dụng đất. Tuy nhiên, Luật sửa đổi 37 luật có liên quan đến quy hoạch đã đưa ra các căn cứ lập quy hoạch đối với từng loại quy hoạch như sau: - Đối với quy hoạch sử dụng đất quốc gia, chỉ đưa ra 3 căn cứ cơ bản: (1) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; (2) Hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai và kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ trước; (3) Nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực và của cấp tỉnh. - Đối với lập phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: