QUY HOẠCH XÂY DỰNG, QUẢN LÝ ĐÔ THỊ TẠI TP.HCM HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 120.51 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Công tác quy hoạch xây dựng đóng vai trò quan trọng, cần phải đi trước và nó được coi là chìa khóa đảm bảo cho phát huy hiệu quả của các chương trình đầu tư xây dựng tại thành phố.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
QUY HOẠCH XÂY DỰNG, QUẢN LÝ ĐÔ THỊ TẠI TP.HCM HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG QUY HOẠCH XÂY DỰNG, QUẢN LÝ ĐÔ THỊ TẠI TP.HCM HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất nước ta về quy mô cũng như tiềm lực kinh tế với vai trò trung tâm hạt nhân, động lực phát triển kinh tế - xã hội trong vùng kinh tế phía Nam và Nam bộ, với vị trí chính trị quan trọng của cả nước; đầu mối giao lưu quốc tế; một trung tâm công nghiệp, dịch vụ đa lĩnh vực, khoa học công nghệ của khu vực Đông Nam Á. Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế, sản lượng công nghiệp, nguồn thu ngân sách, vốn đầu tư nước ngoài luôn cao của thành phố đã góp phần tích cực vào thành tựu chung của nền kinh tế đất nước, điều này khẳng định vị trí vai trò đầu tàu của thành phố nhưng đồng thời cũng xuất hiện nguy cơ dẫn tới tốc độ đô thị hóa quá nhanh, tình trạng tập trung dân cư quá mức đã nảy sinh một số hậu quả như quá tải về cơ sở hạ tầng đô thị, ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái ngày càng tăng. Với sự nhận biết đầy đủ hơn về viễn cảnh phát triển thành phố trong mối quan hệ khu vực với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng Nam bộ và khu vực Đông Nam Á, Thành phố đã chỉ đạo nghiên cứu Đồ án Quy hoạch chung xây dựng với tính định hướng quan trọng nhằm hoàn chỉnh tiến trình phát triển của TP.HCM đến năm 2025. Tiếp theo là các đồ án quy hoạch chi tiết (QHCT), dự án đầu tư…. Đây là cơ sở cần thiết cho công tác quản lý đô thị nhằm đảm bảo cho thành phố phát triển đúng định hướng, phù hợp với chiến lược phát triển đô thị hóa của cả nước, tránh được những bế tắc mà nhiều thành phố lớn trên thế giới đã và đang vấp phải, đồng thời đáp ứng được yêu cầu chỉnh trang xây dựng trong giai đoạn trước mắt. Để giải quyết các vấn đề phức tạp nhằm xây dựng đô thị hiện đại là phải đảm bảo việc thiết lập phát triển đô thị trên cơ sở tính toán toàn diện của các nhân tố tạo lập đô thị về nhu cầu vật chất và tinh thần của người dân; đồng thời phải tính đến các yếu tố về kinh tế, xã hội trong giai đoạn hiện tại cũng như trong tương lai lâu dài và phù hợp với sự đa dạng của điều kiện tự nhiên, khí hậu cho sự phát triển không ngừng của đô thị, quản lý đô thị có hữu hiệu và phát huy hiệu quả thì phải có quy hoạch xây dựng, vì quy hoạch xây dựng là tiền đề để quản lý đô thị, do đó công tác quy hoạch xây dựng đóng vai trò quan trọng, cần phải đi trước và nó được coi là chìa khóa đảm bảo cho phát huy hiệu quả của các chương trình đầu tư xây dựng tại thành phố. Thực tế tại TP.HCM cho thấy, công tác quy hoạch xây dựng có vai trò quan trọng cho định hướng phát triển thành phố. Công tác lập quy hoạch xây dựng đã thực hiện được khối lượng rất lớn. Về lập và điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các đợt năm 1993, 1998 và mới đây là tháng 01/2010. Tiếp theo tiến hành nghiên cứu điều chỉnh và lập mới Quy hoạch chung cho 24 quận, huyện và được Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt. Đồng thời nghiên cứu lập nhiều đồ án Quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết cho các khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu trung tâm đô thị và nhiều khu chức năng đô thị quan trọng khác là cơ sở triển khai đầu tư hiệu quả nhiều chương trình, dự án xây dựng tại thành phố. Riêng khối lượng QHCT 1/2000 được lập và phê duyệt khoảng gần 400 khu với diện tích 65.000 ha. Các khu vực đất đai được phủ QHCT 1/2000 đạt gần 90% diện tích khu đô thị hóa của thành phố. Chúng ta thấy sự thay đổi của bộ mặt đô thị, khu trung tâm thành phố ngày càng khang trang đã có nhiều công trình kiến trúc đẹp. Các khu công nghiệp tập trung được quy hoạch đã thu hút đầu tư và sản xuất có hiệu quả. Nhiều khu nhà ở, khu công viên cây xanh, vui chơi giải trí, các tuyến đường giao thông, cầu cống, tuyến điện, nước được xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển thành phố. Bên cạnh ưu điểm của công tác quy hoạch xây dựng còn có những bất cập, các đồ án quy hoạch chưa bám sát nhu cầu phát triển, nội dung quy hoạch xây dựng đô thị còn mang nặng tính chuyên môn, thiếu tính kinh tế, xã hội, cơ chế chính sách thực hiện, sản phẩm nghiên cứu còn quá tập trung vào quy hoạch dài hạn, trong khi đó quy hoạch đợt đầu quan trọng và cấp thiết thì xem nhẹ, nghiên cứu không sâu… vì vậy nói chung các đồ án quy hoạch chưa mang tính khả thi cao. Các quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch kinh tế - xã hội chưa được nghiên cứu đồng bộ, chưa đảm bảo tính thống nhất đúng nghĩa là quy hoạch “hợp nhất đầu tư đa ngành”. Việc phát triển không gian đô thị trong thời gian qua có tính đến sự kết nối các tỉnh lân cận với sự phát triển của vùng. Tuy nhiên, cấu trúc không gian đô thị chưa thật hơp lý. Việc xây dựng mô hình “đa trung tâm” được xác định tại 04 cửa ngõ của thành phố với mục tiêu là kéo dãn tập trung tại khu trung tâm thành phố đã quá tải chưa được tập trung triển khai đúng mức (mới có khu A diện tích 110 ha khu đô thị Phú Mỹ Hưng được xây dựng). Diện tích dành cho công trình công cộng chưa nhiều, trong 10 năm từ 1997 đến 2007 tăng được gần 500 ha (hiện có khoảng 2000 ha, bình quân trên 3m2/người). Về đất cho công viên cây xanh tăng được 490 ha, bình quân 1,5m2/người so với qui định 5-8 m2/người trong Quy chuẩn xây dựng là thấp. Vẫn có tình trạng đô thị phát triển theo xu hướng “vết dầu loang” trên những khu vực còn tiềm năng đất nông nghiệp, dọc theo các trục giao thông. Số lượng dân nhập cư tăng nhanh, chiếm 30% dân số thành phố, tập trung nhiều tại các quận ven, nhiều khu dân cư tự phát xây dựng không theo quy hoạch. Yêu cầu đặt ra giải quyết hợp lý bài toán phân bố dân cư gắn với phát triển đô thị là triển khai đầu tư tập trung theo định hướng mục tiêu đặt ra. Về mô hình phát triển đô thị đa tầm, gắn kết với các khu đô thị vệ tinh đô thị trực thuộc, đô thị đối trọng dọc theo các trục động lực phát triển tại vùng phụ cận của thành phố trong bán kính 30-50 km, định ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
QUY HOẠCH XÂY DỰNG, QUẢN LÝ ĐÔ THỊ TẠI TP.HCM HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG QUY HOẠCH XÂY DỰNG, QUẢN LÝ ĐÔ THỊ TẠI TP.HCM HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất nước ta về quy mô cũng như tiềm lực kinh tế với vai trò trung tâm hạt nhân, động lực phát triển kinh tế - xã hội trong vùng kinh tế phía Nam và Nam bộ, với vị trí chính trị quan trọng của cả nước; đầu mối giao lưu quốc tế; một trung tâm công nghiệp, dịch vụ đa lĩnh vực, khoa học công nghệ của khu vực Đông Nam Á. Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế, sản lượng công nghiệp, nguồn thu ngân sách, vốn đầu tư nước ngoài luôn cao của thành phố đã góp phần tích cực vào thành tựu chung của nền kinh tế đất nước, điều này khẳng định vị trí vai trò đầu tàu của thành phố nhưng đồng thời cũng xuất hiện nguy cơ dẫn tới tốc độ đô thị hóa quá nhanh, tình trạng tập trung dân cư quá mức đã nảy sinh một số hậu quả như quá tải về cơ sở hạ tầng đô thị, ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái ngày càng tăng. Với sự nhận biết đầy đủ hơn về viễn cảnh phát triển thành phố trong mối quan hệ khu vực với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng Nam bộ và khu vực Đông Nam Á, Thành phố đã chỉ đạo nghiên cứu Đồ án Quy hoạch chung xây dựng với tính định hướng quan trọng nhằm hoàn chỉnh tiến trình phát triển của TP.HCM đến năm 2025. Tiếp theo là các đồ án quy hoạch chi tiết (QHCT), dự án đầu tư…. Đây là cơ sở cần thiết cho công tác quản lý đô thị nhằm đảm bảo cho thành phố phát triển đúng định hướng, phù hợp với chiến lược phát triển đô thị hóa của cả nước, tránh được những bế tắc mà nhiều thành phố lớn trên thế giới đã và đang vấp phải, đồng thời đáp ứng được yêu cầu chỉnh trang xây dựng trong giai đoạn trước mắt. Để giải quyết các vấn đề phức tạp nhằm xây dựng đô thị hiện đại là phải đảm bảo việc thiết lập phát triển đô thị trên cơ sở tính toán toàn diện của các nhân tố tạo lập đô thị về nhu cầu vật chất và tinh thần của người dân; đồng thời phải tính đến các yếu tố về kinh tế, xã hội trong giai đoạn hiện tại cũng như trong tương lai lâu dài và phù hợp với sự đa dạng của điều kiện tự nhiên, khí hậu cho sự phát triển không ngừng của đô thị, quản lý đô thị có hữu hiệu và phát huy hiệu quả thì phải có quy hoạch xây dựng, vì quy hoạch xây dựng là tiền đề để quản lý đô thị, do đó công tác quy hoạch xây dựng đóng vai trò quan trọng, cần phải đi trước và nó được coi là chìa khóa đảm bảo cho phát huy hiệu quả của các chương trình đầu tư xây dựng tại thành phố. Thực tế tại TP.HCM cho thấy, công tác quy hoạch xây dựng có vai trò quan trọng cho định hướng phát triển thành phố. Công tác lập quy hoạch xây dựng đã thực hiện được khối lượng rất lớn. Về lập và điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các đợt năm 1993, 1998 và mới đây là tháng 01/2010. Tiếp theo tiến hành nghiên cứu điều chỉnh và lập mới Quy hoạch chung cho 24 quận, huyện và được Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt. Đồng thời nghiên cứu lập nhiều đồ án Quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết cho các khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu trung tâm đô thị và nhiều khu chức năng đô thị quan trọng khác là cơ sở triển khai đầu tư hiệu quả nhiều chương trình, dự án xây dựng tại thành phố. Riêng khối lượng QHCT 1/2000 được lập và phê duyệt khoảng gần 400 khu với diện tích 65.000 ha. Các khu vực đất đai được phủ QHCT 1/2000 đạt gần 90% diện tích khu đô thị hóa của thành phố. Chúng ta thấy sự thay đổi của bộ mặt đô thị, khu trung tâm thành phố ngày càng khang trang đã có nhiều công trình kiến trúc đẹp. Các khu công nghiệp tập trung được quy hoạch đã thu hút đầu tư và sản xuất có hiệu quả. Nhiều khu nhà ở, khu công viên cây xanh, vui chơi giải trí, các tuyến đường giao thông, cầu cống, tuyến điện, nước được xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển thành phố. Bên cạnh ưu điểm của công tác quy hoạch xây dựng còn có những bất cập, các đồ án quy hoạch chưa bám sát nhu cầu phát triển, nội dung quy hoạch xây dựng đô thị còn mang nặng tính chuyên môn, thiếu tính kinh tế, xã hội, cơ chế chính sách thực hiện, sản phẩm nghiên cứu còn quá tập trung vào quy hoạch dài hạn, trong khi đó quy hoạch đợt đầu quan trọng và cấp thiết thì xem nhẹ, nghiên cứu không sâu… vì vậy nói chung các đồ án quy hoạch chưa mang tính khả thi cao. Các quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch kinh tế - xã hội chưa được nghiên cứu đồng bộ, chưa đảm bảo tính thống nhất đúng nghĩa là quy hoạch “hợp nhất đầu tư đa ngành”. Việc phát triển không gian đô thị trong thời gian qua có tính đến sự kết nối các tỉnh lân cận với sự phát triển của vùng. Tuy nhiên, cấu trúc không gian đô thị chưa thật hơp lý. Việc xây dựng mô hình “đa trung tâm” được xác định tại 04 cửa ngõ của thành phố với mục tiêu là kéo dãn tập trung tại khu trung tâm thành phố đã quá tải chưa được tập trung triển khai đúng mức (mới có khu A diện tích 110 ha khu đô thị Phú Mỹ Hưng được xây dựng). Diện tích dành cho công trình công cộng chưa nhiều, trong 10 năm từ 1997 đến 2007 tăng được gần 500 ha (hiện có khoảng 2000 ha, bình quân trên 3m2/người). Về đất cho công viên cây xanh tăng được 490 ha, bình quân 1,5m2/người so với qui định 5-8 m2/người trong Quy chuẩn xây dựng là thấp. Vẫn có tình trạng đô thị phát triển theo xu hướng “vết dầu loang” trên những khu vực còn tiềm năng đất nông nghiệp, dọc theo các trục giao thông. Số lượng dân nhập cư tăng nhanh, chiếm 30% dân số thành phố, tập trung nhiều tại các quận ven, nhiều khu dân cư tự phát xây dựng không theo quy hoạch. Yêu cầu đặt ra giải quyết hợp lý bài toán phân bố dân cư gắn với phát triển đô thị là triển khai đầu tư tập trung theo định hướng mục tiêu đặt ra. Về mô hình phát triển đô thị đa tầm, gắn kết với các khu đô thị vệ tinh đô thị trực thuộc, đô thị đối trọng dọc theo các trục động lực phát triển tại vùng phụ cận của thành phố trong bán kính 30-50 km, định ...
Gợi ý tài liệu liên quan:
-
13 lỗi thường gặp trong quản lý thay đổi
6 trang 290 0 0 -
Quản trị công ty gia đình tốt: Kinh nghiệm thành công của những doanh nghiệp lớn
7 trang 200 0 0 -
Bài tiểu luận kinh tế chính trị
25 trang 184 0 0 -
3 trang 180 0 0
-
Mua bán, sáp nhập Doanh nghiệp ở Việt Nam (M&A)
7 trang 161 0 0 -
Thủ Tục Chứng Nhận và Công Bố Thông Tin TWIC
4 trang 154 0 0 -
8 trang 151 0 0
-
3 trang 113 0 0
-
Cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ.
4 trang 83 0 0 -
4 trang 80 0 0