Quý tộc tính trong tiểu thuyết Tà Dương của Dazai Osamu và truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 518.71 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tà dương của Daizai Osamu và Một người Hà Nội của Nguyễn Khải là hai tác phẩm cùng viết về tâm thức con người trong thời kì hậu chiến. Cả hai tác giả đều hướng đến chủ đề “quý tộc tính” và vai trò, sứ mệnh của một lớp người tinh hoa của mỗi dân tộc, trong hoàn cảnh lịch sử đầy thử thách.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quý tộc tính trong tiểu thuyết Tà Dương của Dazai Osamu và truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn KhảiTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINHHO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATIONTẠP CHÍ KHOA HỌCJOURNAL OF SCIENCEKHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNSOCIAL SCIENCES AND HUMANITIESISSN:1859-3100 Tập 14, Số 8 (2017): 61-71Vol. 14, No. 8 (2017): 61-71Email: tapchikhoahoc@hcmue.edu.vn; Website: http://tckh.hcmue.edu.vn“QUÝ TỘC TÍNH” TRONG TIỂU THUYẾT TÀ DƯƠNG CỦA DAZAI OSAMUVÀ TRUYỆN NGẮN MỘT NGƯỜI HÀ NỘI CỦA NGUYỄN KHẢINguyễn Bích Nhã Trúc*Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí MinhNgày Tòa soạn nhận được bài: 16-01-2017; ngày phản biện đánh giá bài: 20-3-2017; ngày chấp nhận đăng bài: 15-4-2017TÓM TẮTTà dương của Daizai Osamu và Một người Hà Nội của Nguyễn Khải là hai tác phẩm cùngviết về tâm thức con người trong thời kì hậu chiến. Cả hai tác giả đều hướng đến chủ đề “quý tộctính” và vai trò, sứ mệnh của một lớp người tinh hoa của mỗi dân tộc, trong hoàn cảnh lịch sử đầythử thách.Từ khóa: Dazai Osamu, Nguyễn Khải, hậu chiến, quý tộc tính.ABSTRACTNobility in “The setting sun” of dazai osamu and “A Hanoian” of Nguyen Khai“The setting sun” (Shayou) (Dazai Osamu’s novel) and “A Hanoian” (Nguyen Khai’s shortstory) are two works on the humanmind in postwar period. Both authors focus on the topic:“nobility” and the role of royal in the challenging historical situation.Keywords: Dazai Osamu, Nguyen Khai, postwar, nobility.1.Tà dương (Dazai Osamu) và Mộtngười Hà Nội (Nguyễn Khải)Dazai Osamu (太宰治) là nhà vănthành danh của văn học hậu chiến NhậtBản, một trong những cây bút chủ chốt củaVô lại phái (無頼派) – dòng văn học cóđóng góp không nhỏ cho sự vực dậy nềnvăn học Nhật Bản sau chiến tranh: “Trênđống gạch vụn, rác rưởi và sự điêu tàn củalòng người, văn học hậu chiến Nhật Bảnđã đứng dậy với nhóm Buraiha”1. Tàdương (斜陽) là tiểu thuyết đạt đến đỉnhcao về mặt tư tưởng và nghệ thuật tiểu1Tổng quan lịch sử văn học Nhật Bản - Nguyễn NamTrân. NXB Giáo dục Việt Nam. Hà Nội, 2011.*thuyết tự thuật của Dazai. Tác phẩm đượcviết dựa trên nhật kí của Shizuko Ota,người phụ nữ mà Dazai đã gặp năm 1941,sau đó đã sinh cho ông một người con gáivào năm 1947. Cũng vào tháng 7 năm1947, Dazai xuất bản Tà dương. Cuốn sáchra đời hai năm sau ngày Nhật Bản tuyên bốđầu hàng, chấm dứt Chiến tranh thế giớithứ II. Một năm sau (1948), Dazai Osamutự sát cùng người tình là Tomie, chấm dứtcuộc đời 39 năm ngắn ngủi. Có lẽ cũng vìcách chết này (và 4 lần tự sát bất thànhtrước đó) mà người đời càng có cái nhìn kìthị với ông. Nhưng nếu đọc kĩ Tà dương,đào sâu dưới lớp đất thô ráp, xù xì củaEmail: nguyennhatruc158@yahoo.com61TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCMnhững vỡ mộng, đau thương, người đọc sẽthấy ở đấy là một tâm thức Nhật Bản thờihậu chiến đã được Dazai tái hiện thànhcông thông qua câu chuyện của một giađình quý tộc Nhật Bản tiêu biểu.Truyện ngắn Một người Hà Nội củaNguyễn Khải là tác phẩm nổi bật của ông,được viết vào giai đoạn hậu chiến ở ViệtNam, sau khi đất nước đã thống nhất. Mộtngười Hà Nội ra đời năm 1990, lúc đấtnước đang có sự thay đổi về mặt chính trị,có nhiều tác động đến cuộc sống conngười. Bằng cách kể chuyện đời của mộtngười phụ nữ gốc Hà Thành (trải qua haigiai đoạn trước và sau chiến tranh), tác giảđã cho người đọc thấy được những biếnchuyển trong đời sống vật chất và tinh thầncủa người Hà Nội ở một giai đoạn lịch sửmới. Vẫn là những mâu thuẫn, những tranhđấu và lựa chọn có tính sống còn của conngười trong buổi giao thời, nhà vănNguyễn Khải đã phần nào phản ánh đượctâm thức hậu chiến của người Hà Nội nóiriêng và người Việt Nam nói chung.Hai tác phẩm Tà dương và Mộtngười Hà Nội tuy thuộc hai nền văn họckhác nhau và ra đời vào hai thời điểm kháxa nhau (1947 và 1990), nhưng lại cónhững điểm chung khá thú vị: Thứ nhất, cảhai đều viết về cuộc sống của con ngườitrong giai đoạn hậu chiến. Tà dương phảnánh tâm thức một lớp người tiêu biểu trongxã hội Nhật, đế quốc bại trận vừa mới bướcra từ đống tro tàn của Chiến tranh thế giớithứ II và sự vỡ mộng vì tham vọng ĐạiĐông Á. Còn Một người Hà Nội lại viết vềcuộc sống của những người Hà Nội cũng62Tập 14, Số 8 (2017): 61-71vừa đi ra từ cuộc chiến tranh giành độc lậpcủa một nước thuộc địa thắng trận, đangtiến hành xây dựng chế độ mới. Tuy cả haitác phẩm đều không đề cập trực tiếp đếnchiến tranh nhưng những nỗi đau, những hisinh, ám ảnh từ cuộc chiến vẫn còn daidẳng. Thứ hai, cả hai tác phẩm đều thôngqua câu chuyện đời của một người phụ nữ,trong một gia đình tiêu biểu ở hai đất nước,hai không gian văn hóa để trình bày nhữngbiến chuyển gấp gáp của thời đại, và tâmthức con người hậu chiến, qua đó thể hiệntư tưởng về con đường vượt thoát, đi lêncủa hai dân tộc trong giai đoạn lịch sử đặcbiệt.2.“Quý tộc tính” của một tầng lớptinh hoaThế nào là “quý tộc tính” và ý nghĩacủa việc tồn tại một lớp người tinh hoa,chuẩn mực trong xã hội ở mọi ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quý tộc tính trong tiểu thuyết Tà Dương của Dazai Osamu và truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn KhảiTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINHHO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATIONTẠP CHÍ KHOA HỌCJOURNAL OF SCIENCEKHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNSOCIAL SCIENCES AND HUMANITIESISSN:1859-3100 Tập 14, Số 8 (2017): 61-71Vol. 14, No. 8 (2017): 61-71Email: tapchikhoahoc@hcmue.edu.vn; Website: http://tckh.hcmue.edu.vn“QUÝ TỘC TÍNH” TRONG TIỂU THUYẾT TÀ DƯƠNG CỦA DAZAI OSAMUVÀ TRUYỆN NGẮN MỘT NGƯỜI HÀ NỘI CỦA NGUYỄN KHẢINguyễn Bích Nhã Trúc*Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí MinhNgày Tòa soạn nhận được bài: 16-01-2017; ngày phản biện đánh giá bài: 20-3-2017; ngày chấp nhận đăng bài: 15-4-2017TÓM TẮTTà dương của Daizai Osamu và Một người Hà Nội của Nguyễn Khải là hai tác phẩm cùngviết về tâm thức con người trong thời kì hậu chiến. Cả hai tác giả đều hướng đến chủ đề “quý tộctính” và vai trò, sứ mệnh của một lớp người tinh hoa của mỗi dân tộc, trong hoàn cảnh lịch sử đầythử thách.Từ khóa: Dazai Osamu, Nguyễn Khải, hậu chiến, quý tộc tính.ABSTRACTNobility in “The setting sun” of dazai osamu and “A Hanoian” of Nguyen Khai“The setting sun” (Shayou) (Dazai Osamu’s novel) and “A Hanoian” (Nguyen Khai’s shortstory) are two works on the humanmind in postwar period. Both authors focus on the topic:“nobility” and the role of royal in the challenging historical situation.Keywords: Dazai Osamu, Nguyen Khai, postwar, nobility.1.Tà dương (Dazai Osamu) và Mộtngười Hà Nội (Nguyễn Khải)Dazai Osamu (太宰治) là nhà vănthành danh của văn học hậu chiến NhậtBản, một trong những cây bút chủ chốt củaVô lại phái (無頼派) – dòng văn học cóđóng góp không nhỏ cho sự vực dậy nềnvăn học Nhật Bản sau chiến tranh: “Trênđống gạch vụn, rác rưởi và sự điêu tàn củalòng người, văn học hậu chiến Nhật Bảnđã đứng dậy với nhóm Buraiha”1. Tàdương (斜陽) là tiểu thuyết đạt đến đỉnhcao về mặt tư tưởng và nghệ thuật tiểu1Tổng quan lịch sử văn học Nhật Bản - Nguyễn NamTrân. NXB Giáo dục Việt Nam. Hà Nội, 2011.*thuyết tự thuật của Dazai. Tác phẩm đượcviết dựa trên nhật kí của Shizuko Ota,người phụ nữ mà Dazai đã gặp năm 1941,sau đó đã sinh cho ông một người con gáivào năm 1947. Cũng vào tháng 7 năm1947, Dazai xuất bản Tà dương. Cuốn sáchra đời hai năm sau ngày Nhật Bản tuyên bốđầu hàng, chấm dứt Chiến tranh thế giớithứ II. Một năm sau (1948), Dazai Osamutự sát cùng người tình là Tomie, chấm dứtcuộc đời 39 năm ngắn ngủi. Có lẽ cũng vìcách chết này (và 4 lần tự sát bất thànhtrước đó) mà người đời càng có cái nhìn kìthị với ông. Nhưng nếu đọc kĩ Tà dương,đào sâu dưới lớp đất thô ráp, xù xì củaEmail: nguyennhatruc158@yahoo.com61TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCMnhững vỡ mộng, đau thương, người đọc sẽthấy ở đấy là một tâm thức Nhật Bản thờihậu chiến đã được Dazai tái hiện thànhcông thông qua câu chuyện của một giađình quý tộc Nhật Bản tiêu biểu.Truyện ngắn Một người Hà Nội củaNguyễn Khải là tác phẩm nổi bật của ông,được viết vào giai đoạn hậu chiến ở ViệtNam, sau khi đất nước đã thống nhất. Mộtngười Hà Nội ra đời năm 1990, lúc đấtnước đang có sự thay đổi về mặt chính trị,có nhiều tác động đến cuộc sống conngười. Bằng cách kể chuyện đời của mộtngười phụ nữ gốc Hà Thành (trải qua haigiai đoạn trước và sau chiến tranh), tác giảđã cho người đọc thấy được những biếnchuyển trong đời sống vật chất và tinh thầncủa người Hà Nội ở một giai đoạn lịch sửmới. Vẫn là những mâu thuẫn, những tranhđấu và lựa chọn có tính sống còn của conngười trong buổi giao thời, nhà vănNguyễn Khải đã phần nào phản ánh đượctâm thức hậu chiến của người Hà Nội nóiriêng và người Việt Nam nói chung.Hai tác phẩm Tà dương và Mộtngười Hà Nội tuy thuộc hai nền văn họckhác nhau và ra đời vào hai thời điểm kháxa nhau (1947 và 1990), nhưng lại cónhững điểm chung khá thú vị: Thứ nhất, cảhai đều viết về cuộc sống của con ngườitrong giai đoạn hậu chiến. Tà dương phảnánh tâm thức một lớp người tiêu biểu trongxã hội Nhật, đế quốc bại trận vừa mới bướcra từ đống tro tàn của Chiến tranh thế giớithứ II và sự vỡ mộng vì tham vọng ĐạiĐông Á. Còn Một người Hà Nội lại viết vềcuộc sống của những người Hà Nội cũng62Tập 14, Số 8 (2017): 61-71vừa đi ra từ cuộc chiến tranh giành độc lậpcủa một nước thuộc địa thắng trận, đangtiến hành xây dựng chế độ mới. Tuy cả haitác phẩm đều không đề cập trực tiếp đếnchiến tranh nhưng những nỗi đau, những hisinh, ám ảnh từ cuộc chiến vẫn còn daidẳng. Thứ hai, cả hai tác phẩm đều thôngqua câu chuyện đời của một người phụ nữ,trong một gia đình tiêu biểu ở hai đất nước,hai không gian văn hóa để trình bày nhữngbiến chuyển gấp gáp của thời đại, và tâmthức con người hậu chiến, qua đó thể hiệntư tưởng về con đường vượt thoát, đi lêncủa hai dân tộc trong giai đoạn lịch sử đặcbiệt.2.“Quý tộc tính” của một tầng lớptinh hoaThế nào là “quý tộc tính” và ý nghĩacủa việc tồn tại một lớp người tinh hoa,chuẩn mực trong xã hội ở mọi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Quý tộc tính Tiểu thuyết Tà Dương Nhà văn Dazai Osamu Truyện ngắn Một người Hà Nội Nhà văn Nguyễn Khải Tiểu thuyết Việt NamTài liệu liên quan:
-
Lạ hóa một cuộc chơi - Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI: Phần 1
161 trang 432 13 0 -
Phân tích truyện ngắn Mùa Lạc của Nguyễn Khải
6 trang 144 0 0 -
totto-chan bên cửa sổ: phần 2 - nxb văn học
54 trang 111 0 0 -
Lạ hóa một cuộc chơi - Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI: Phần 2
103 trang 71 6 0 -
Tiểu thuyết Chuyện tình mùa tạp kỹ của Lê Anh Hoài nhìn từ lí thuyết trò chơi
11 trang 57 1 0 -
Phân tích hình tượng nhân vật Đào trong truyện ngắn 'Mùa Lạc' của Nguyễn Khải
6 trang 54 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người phụ nữ trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975
73 trang 51 0 0 -
Luận án Tiến sĩ Văn học: Văn hóa tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại
182 trang 47 0 0 -
108 trang 39 0 0
-
Cảm nghĩ về tác phẩm Một người Hà Nội
11 trang 39 0 0